Phật Giáo

12 quy luật nhân quả ở đời cần phải biết

12 quy luật nhân quả ở đời cần phải biết

Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Kì thực đây là những quan niệm bắt nguồn từ cơ sở lí luận hạt nhân của triết lí phật giáo. Có thể nói, không hiểu quy luật “nhân quả” tức chưa thực sự hiểu về Phật giáo. Ngày hôm nay các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi đi tìm hiểu thế nào là nhân quả và 12 quy luật nhân quả cuộc đời nhé

Nhân quả là gì ?

Trong giáo lí nhà Phật, “quy luật nhân quả” là quy luật tồn tại một cách khách quan không phải do phật đà quy định hay tự tạo nên. Đức Phật chỉ đem quy luật ấy nói cho mọi người biết, tức ngay đến phật tử hay đức phật cũng không thoát khỏi quy luật này.

Trong thực tế cuộc sống cũng có vô vàn những điều xảy ra xung quanh chịu sự chi phối của luật nhân quả nhưng đôi khi chúng ta không để ý. Vì vậy, trước hết muốn hiểu về Phật giáo thì cần làm rõ vấn đề nhân quả.

Quy luật nhân quả trong giáo lý 

Theo giáo lí nhà Phật, “Nhân quả” hay còn gọi là “nghiệp, nhân, duyên, quả, báo”. Trong đó từ ý nghĩa của từ “nghiệp” có thể hiểu là hoạt động, tạo tác của cơ thể và tâm ý con người, tức tất cả hành vi, lời nói tư tưởng. Theo cơ quan tạo tác, nghiệp được chia thành “thân nghiệp’, “khẩu nghiệp” và “ý nghiệp”, tức hành vi thân thể, lời nói và ý nghĩ.

Về tính chất, nghiệp lại được chia thành ba loại đó là “thiện nghiệp”, “ác nghiệp” và “không thiện không ác”. Tuy “nghiệp” là cái không thể nhìn thấy, không sờ mó thấy nhưng nó lại có sức ảnh hưởng rất lớn, nó chi phối cuộc sống của con người. Nói một cách đơn giản, “nghiệp” chính là nguyên nhân hay còn gọi “nhân nghiệp”. “Quả” là kết quả, “báo” có nghĩa là báo ứng, ứng vào.

12 quy luật nhân quả ở đời cần phải biết

“Duyên” là điều kiện, ví dụ, khi gieo hạt tức “nhân” gặp điều kiện không khí, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm tức là “duyên” thì tạo ra “quả”. Nói cách khác, khi nhân và duyên kết hợp với nhau thì mới tạo ra quả báo, hay nguyên nhân trong một điều kiện chín muồi thì sẽ cho ra kết quả tương ứng. Nếu gặp điều kiện tốt thì nhanh ra quả, nếu gặp điều kiện không tốt thì chậm cho ra quả.

Trong cuộc sống thường nhật, khi chúng ta làm một việc gì đó, nói một câu hay thậm chí một ý nghĩa trong đầu thì đó là đang gieo cái nhân tức đang tạo ra nghiệp. Căn cứ vào cái “nhân” đó thiện hay ác thì sẽ tạo thành nghiệp thiện hoặc nghiệp ác không giống nhau.

Khi báo ứng tạo ra kết quả vui buồn sướng khổ cũng khác nhau, đúng như câu khái quát của triết lí này là “thiện có thiện báo, ác có ác báo”. Cụ thể, có cái thiện như thế nào thì sẽ tạo ra cái phúc thế ấy. Có cái ác như thế nào thì sẽ nhận được cái khổ tương ứng.

“Thiện” là làm lợi cho người khác, khi làm điều có lợi cho người khác cũng chính là làm lợi cho mình. “Ác” là làm hại người khác, cũng chính là tự hại mình, khi bắt đầu hại người thì kết thúc sẽ là làm hại mình. Đó là một quy luật khách quan, hay còn gọi là “luật nhân quả” trong cuộc sống con người.

Quy luật này có mối liên hệ mật thiết với sự sống chết luân hồi. Con người có sinh ra thì có chết đi, chết rồi lại được đầu thai để sinh ra, sự sinh tử luân hồi ấy là từ nhân đến quả, từ quả đến nhân, liên tục không ngừng.

Con người khi sinh ra ở chỗ nào, khi chết đi sẽ đi về đâu đều do cái nghiệp tự tạo ra trước đó chi phối. Nghiệp giống như một hạt giống, một tin tức được cất giữ trong kho, nhà phật gọi là thức thứ tám hoặc tàng thức, kho ấy có tác dụng vận chuyển những điều thiện ác từ kiếp trước (quá khứ) của một con người đến kiếp sống hiện tại của người đó.

Sau đó, nó lại vận chuyển những việc thiện ác của cuộc sống hiện tại đến kiếp sống tiếp theo, tức tương lai. Muốn biết kiếp trước của người đó như thế nào, nhìn những điều họ đang phải nhận là có thể biết được. Muốn biết kiếp sau của người đó thế nào thì nhìn vào những việc họ đang làm là có thể biết được.

Vì vậy mới có thể nói, từ nghiệp nhân đến quả báo, từ quả báo đến nghiệp nhân cứ lưu chuyển luân hồi liên tục không không bao giờ ngừng nghỉ. Những điều vui sướng buồn khổ, thế vận hưng thịnh suy thoái trong cuộc sống mỗi con người hiện tại cũng đều do cái nghiệp của người đó tạo ra từ trước.

Và họ phải tự chịu trách nhiệm với những điều mình đã làm. Vì vậy, phật mới nói “tự làm tự chịu, cùng làm cùng chịu”. Những điều đã làm (nhân) khi chưa nhận được “quả” thì không thể tự mất đi mà nó được ghi lại, được lưu giữ lại, đợi đến khi duyên đến thì mới sinh ra quả.

Ngược lại nếu không tạo tác ra nghiệp nhân thì cũng không nhận được kết quả tương ứng. Nghiệp ấy chính là nghiệp thiện và nghiệp ác.

Dưới đây là 12 luật nhân quả báo ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người.

12 luật nhân quả báo ứng

1. Người sẵn lòng cho đi sẽ khiến phúc báo càng ngày càng đến nhiều

Người ta thường nói khi cho đi thì đừng suy nghĩ thiệt hơn điều này hoàn toàn đúng bởi một khi bạn đã cho đi là một điều tốt. Như câu thành ngữ “Ông trời không lấy không của ai thứ gì”. Chính vì vậy, khi bạn cho đi thì chắc chắn đến một ngày bạn sẽ được nhận lại. Tương tự nếu bạn cho đi quả ngọt bạn sẽ thu về quả ngọt và nếu bạn cho đi trái đắng bạn sẽ nhận lại trái đắng.

Quy luật nhân quả cơ bản này đôi lúc không được tin tưởng bởi xã hội vẫn chứng kiến những người tốt phải chịu khổ đau và người không tốt hưởng thành quả.

Tuy nhiên, những điều trên chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn bởi thế giới tự nhiên và xã hội luôn vận động không ngừng, vật đổi sao dời và quy luật nhân quả sẽ đến chỉ là sớm hay muộn tùy thuộc vào chính suy nghĩ, thái độ, hành xử của mỗi chúng ta.

2.Chẳng có phần thưởng nào được trao cho người có hành xử và tư duy thiếu kiên nhẫn

Chúng ta không thể làm giảm mức độ vất vả trong công việc qua sự mơ mộng mà phải bằng sự kiên trì, kiên nhẫn, không gì khác hơn được. Khi ta không nhìn thấy phần thưởng hiện hữu bằng vật chất hay thái độ hãy luôn nhớ rằng:

Phần thưởng không phải là kết quả cuối cùng mà đến từ niềm vui vô tận của quá trình thực hiện những việc làm có ý nghĩa tích cực và từ việc thu lượm được kiến thức lẫn kinh nghiệm thu được từ những việc làm hữu ích cho cuộc sống.

3.Hay giúp đỡ người khác thì quý nhân sẽ càng ngày càng nhiều

Giúp một việc nhỏ cũng là giúp, giúp nhiều việc thì càng quý. Bởi nếu bạn giúp đỡ họ hơn một lần thi người kia dù có ích kỉ đến đâu cũng sẽ suy nghĩ về những lần bạn đã giúp đỡ họ mà quay trở lại giúp đỡ bạn khi cần. Chính vì vậy, hãy giúp đỡ nhiều người nhất có thể và luôn giúp hết mình nhé.

4.Người hay phàn nàn sẽ chuốc nhiều phiền não

Khi gặp việc khó khăn hãy cố gắng vượt qua, nếu bức xúc cũng chỉ nên phàn nàn 1 lần thôi rồi tiếp tục thực hiện công việc của mình. Nếu như bạn phàn nàn quá nhiều thì khi đó chính tâm trí của bạn sẽ bị ảnh hưởng và tự cho việc đó quá khó khăn không thể vượt qua được.

5.Người biết đủ, biết thỏa mãn sẽ ngày càng có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc

Chẳng có gì hạnh phúc bằng việc hài lòng với những gì mình đang có. Khi bạn đang có người yêu thương, có một công việc ổn định hãy biết tự hài lòng bởi nếu không bạn sẽ luôn cảm thấy thua thiệt người khác về mặt này hay mặt kia… như vậy sẽ chỉ tự làm khổ mình.

6.Người chỉ biết trốn tránh thất bại, thử thách, thì thất bại càng đến nhiều hơn

Gặp khó khăn hãy đối diện với nó, điều này nói dễ nhưng để làm được thì lại rất khó. Nhưng khi đã chấp nhận đứng dậy sau những thất bại thì bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi đó bản thân sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng dành cho mình.

7.Thay đổi bản thân là chìa khóa cho mọi thay đổi

Chỉ có một điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát được là chính bản thân chúng ta. Nếu chúng ta muốn có sự thay đổi, chúng ta phải hành động để thay đổi chính những gì đang diễn ra trong tâm trí và xúc cảm của mình với người, sự vật, sự việc xung quanh hơn là ngồi một chỗ và than thở vì sao cuộc sống của tôi buồn tẻ và chán nản.

Vì sao tôi gặp toàn người xấu và vận rủi. Hãy rẽ sang hướng đi khác, hãy gặp gỡ những người khác và hãy thử những cách khác.

8.Người hay giận giữ, bực bội, bệnh tật sẽ sinh ra ngày càng nhiều

Giữ cho tâm tịnh, khi giận dữ hãy nói ra đừng giữ ở trong lòng như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy ức chế và sớm muộn gì cũng sinh ra bệnh, vậy nên người đời mới có câu “bệnh từ trong tâm”.

Buồn rầu vì đồng lương ít ỏi? Tìm ngay đến giao dịch

9.Chúng ta mong muốn gì, chúng ta phải tham gia vào việc tạo ra cái đó

Cuộc sống xung quanh ta được tạo ra bởi ý định của từng người. Khi chúng ta và vũ trụ là một, những ý định của chúng ta sẽ quyết định những sự tạo dựng vũ trụ và cuộc sống.

Nếu muốn nắm giữ cái gì, ta phải đảm bảo chắc chắn rằng đó thực sự là cái chúng ta muốn và phải làm việc hết mình để xây dựng cũng như gìn giữ nó. Muốn có thành tích học tập tốt cần chăm chỉ sách đèn, muốn có cuộc sống sung túc cần chăm chỉ lao động, muốn có tình yêu cần phải trao đi yêu thương.

10.Người biết cảm ơn, thuận lợi sẽ ngày càng nhiều hơn

Lời cảm ơn đôi khi lại là lời nói dễ dàng nhất để thể hiện sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình dù nó chỉ là 2 từ nhưng lại mang ý nghĩa cực lớn. Nhưng một số người lại không thể nói được hai từ “Cảm ơn” này đối với những người đã giúp đỡ mình.

Điều này, quả thực mà nói đối với chính người đã giúp đỡ dù không mong nhận lại cũng sẽ cảm thấy không vui bởi họ không biết việc giúp đỡ của họ có mang lại lợi ích cho người kia không.

11.Người chỉ ưa thích được hưởng phúc, thường sẽ bị nhiều khổ đau

Trong cuộc đời, không phải lúc nao cũng chỉ có hạnh phúc mà đôi khi đó còn là niềm đau và sự mất mát. Đôi khi trải qua đau khổ rồi con người mới cảm nhận được hạnh phúc biết trân quý nó.

12.Dù ta có chối bỏ chấp nhận thực tế, thực tế vẫn luôn là thực tế

Chấp nhận thực tế là một quy luật của vũ trụ trong rất nhiều hệ tư tưởng. Nói một cách đơn giản, chúng ta cần phải chấp nhận hoàn cảnh thực tế để có thể cải thiện nó.

Nếu chỉ tập trung vào mặt tiêu cực, lảng tránh hoặc che giấu sự thật, chúng ta không thể tạo ra sự thay đổi để cải thiện tình hình mà thậm chí còn làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Khi học tập chăm chỉ bạn thực sự lĩnh hội được kiến thức và mở rộng tri thức và tầm nhìn cho chính mình.Và trong cuộc sống đừng để mình “đắm chìm” vào những điều dưới đây. Bởi nó sẽ khiến bạn khó có đường quay đầu trở lại!

Mê: Đừng mê quá sâu! Nếu mê quá sâu sẽ khó thức tỉnh.
Lời nói: Đừng nói quá tận, nói đến cùng! Nói tận rồi sẽ không thể linh hoạt khéo léo.

Việc: Đừng làm quá tuyệt, quá tận! Nếu làm quá tuyệt, quá tận rồi sẽ khó có đường tiến lui.
Tình: Đừng đắm chìm quá sâu! Đắm chìm sâu rồi sẽ khó kiềm chế, khó thoát ra.

Lợi: Đừng coi quá nặng! Đặt nặng rồi sẽ khó sáng suốt.
Người: Đừng quá giả! Quá giả rồi sẽ khó thổ lộ tâm tình.

Đạo lý đơn giản là vậy nhưng người làm được cũng không phải là nhiều. Ai có thể làm được, người ấy có thể sống một cuộc đời thong dong, tự tại, nhẹ nhàng và thoát tục!

Luật nhân quả là một khái niệm đôi khi mơ hồ, nhưng luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi tôn giáo, niềm tin xuyên suốt lịch sử loài người.

Chúng ta phản chiếu quan niệm nhân quả trong đời sống hằng ngày, không chỉ như một dạng “hình phạt”, mà quan trọng hơn là như một bài học nhân sinh quan trên hành trình tìm kiếm an nhiên, hạnh phúc trong đời.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News