Sức Khoẻ

3 món cháo thuốc bổ khí huyết, giúp phục hồi sức khỏe

Cháo thuốc là phương pháp phòng chữa bệnh bằng ăn uống vừa có tác dụng phục hồi sức khỏe vừa góp phần hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong điều trị chữa bệnh

1.Chức năng của khí và huyết

Khí huyết trong cơ thể có quan hệ mật thiết, quyết định thể chất của một cơ thể khỏe mạnh. Người khí huyết hư, các cơ quan trong cơ thể cũng giống như máy móc đã mất đi động lực, khả năng hoạt động suy giảm, biểu hiện là các chức năng của các cơ quan tạng phủ trong cơ thể như hệ tiêu hóa, bài tiết, miễn dịch suy giảm sinh ra khí hư, huyết hư.

3 món cháo thuốc bổ khí huyết, giúp phục hồi sức khỏe

Hoàng tinh bổ khí huyết chữa các chứng hư tổn, suy nhược

2.Cháo thuốc bổ khí huyết

2.1 Cháo sinh địa hoàng tinh

Nguyên liệu: Hoàng tinh (sao tẩm) 30g, sinh địa 30g, gạo lức 60g.

Cách chế biến: Sinh địa và hoàng tinh sắc lọc lấy nước, cho gạo lức vào nấu lên thành cháo. Cháo chín có thể thêm đường, ăn lúc đói.

Công dụng: Bổ trung, ích khí, nhuận tâm phế, chữa các chứng hư tổn, suy nhược sau khi ốm dậy, phổi táo, ho nhiều, dạ dày nhiệt, miệng khát, ăn uống không ngon.

2.2 Cháo củ mài ý dĩ

Nguyên liệu: Củ mài (hoài sơn) 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, gạo tẻ 100g.

Cách chế biến: Củ mài rửa sạch, thái lát, hạt sen, gạo tẻ vo sạch, cùng cho cả vào nồi cơm điện, thêm nước, nấu như nấu các loại cháo khác. Cháo chín có thêm thêm đường hoặc gia vị, ăn nóng, ăn liên tục 10-15 ngày. Tốt nhất nên ăn lúc đói và ăn hai bữa sáng, chiều.

Công dụng: Bổ khí, ích tinh huyết, kiện tỳ, trừ tả, dưỡng tâm, giảm mệt mỏi toàn thân.

3 món cháo thuốc bổ khí huyết, giúp phục hồi sức khỏe

Cháo nhân sâm táo đỏ bổ nguyên khí, ích ngũ tạng, trị suy nhược cơ thể

2.3 Cháo nhân sâm, táo đỏ

Nguyên liệu: Nhân sâm tươi 5g, táo đỏ 10 quả, thịt lợn nạc, gạo tẻ 100g.

Cách chế biến: Nhân sâm thái thành nhiều lát mỏng, hoặc cũng có thể cắt thành nhiều miếng nhỏ theo chiều dọc. Gạo tẻ vo sạch, cho gạo vào nồi cơm điện cùng với nhân sâm tươi, đổ nước bình thường như nấu các loại cháo khác. Cháo chín cho thịt lợn thái hoặc băm nhỏ vào. Nấu thêm vài phút cho đến khi cháo thịt mềm nhừ với nhau. Ăn nóng, ăn liên tục vài tháng. Tốt nhất nên ăn lúc đói và ăn hai bữa sáng, trưa trong mùa đông.

Công dụng: Bổ nguyên khí, ích ngũ tạng, chủ trị suy nhược cơ thể, thương tổn huyết dịch, sức miễn dịch kém.

Mời bạn xem thêm video:

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News