Kiêng Kỵ

8 điều kiêng kỵ trong ngày cưới mà vợ chồng nào cũng nên biết

8 điều kiêng kỵ trong ngày cưới mà vợ chồng nào cũng nên biết

“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” trong 3 việc ấy thật là khó thay.Trong đó chuyện cưới hỏi là chuyện vô cùng trọng đại, bởi vì nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này của một người. Thế nhưng nhiều bạn trẻ ngày nay cho rằng hôn nhân bền vững là do hai vợ chồng có hiểu nhau, yêu nhau và có kỹ năng sống chung hay không, chứ không phải vì những kiêng kỵ.

Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, hạnh phúc gia đình yên ấm, suôn sẻ cả đời phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của các cặp vợ chồng.Thế nhưng kiêng kỵ cũng là nét văn hóa truyền thống cưới xin của người Việt, những điều phổ biến, hoặc mang nét văn hóa truyền thống như chọn ngày lành tháng tốt để cưới cho thuận lợi thì vẫn nên duy trì.

Người Việt từ trước đến nay, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo nào cũng đều quan niệm : “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nhất là trong việc cưới hỏi, không chỉ có đôi uyên ương mới lo lắng mà các ông bố bà mẹ cũng đều cẩn trọng.

Ngoài việc lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới phù hợp thì ngoài ra, theo quan niệm của người Việt, để tiệc cưới được diễn ra suôn sẻ, tránh những điều không may để đôi uyên ương sống yên ấm đến đầu bạc răng long thì có 1 số những điều mà cô dâu chú rể cần kiêng kỵ trong lễ cưới để cuộc sống hôn nay sau này được suôn sẻ và viên mãn

Và để tìm hiểu những điều kiêng kỵ trong ngày cưới là gì thì ngày hôm nay xin kính mời quý anh chị và các bạn chúng ta hãy cùng Kênh Tử Vi cùng nhau đi tìm hiểu trong video dưới đây nhé

1.Kiêng kỵ ngày cưới mà gia đình có tang

Trong quan niệm của người dân Việt Nam chúng ta thì việc hiếu và việc hỷ là hai việc mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.Hiếu hỷ được tách nghĩa: hiếu và hỷ. Hiếu nghĩa đám ma chay, sự chia buồn, sự biết ơn, kính trọng. Đám hiếu hay còn gọi là đám tang, đám ma là việc tổ chức nghi lễ đưa tiễn sự tưởng nhớ, biết ơn đến người đã mất.

Hỷ: niềm vui, đám hỏi, tiệc tân gia, đầy tháng…Hiếu hỷ là từ vay mượn tiếng Hán mang ý nghĩa tổ chức đám tang hoặc đám hỏi… việc quan trọng, nhiều người đến tham dự chia buồn/ chia vui cùng gia chủ. Và trong cuộc đời của mỗi con người sẽ không thiếu được “ hiếu hỷ”. Đó là khi bạn lập gia đình lấy vợ hoặc gả chồng, gia đình có người thân, họ hàng mất.

Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ là không nên tổ chức các cuộc vui. Đám cưới là việc “hỷ” nên đương nhiên phải hoãn lại, chờ đến khi hết tang mới được tổ chức.Theo quan niệm dân gian, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang với những người khác trong gia đình.

Chính vì điều kiêng kỵ này nên mới xuất hiện hình thức “cưới chạy tang”. Khi trong nhà có người ốm sắp mất (hoặc có người đã mất nhưng chưa phát tang) thì lập tức nhà trai mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai gia đình. Khách mời chỉ giới hạn là những người ruột thịt hoặc thân thiết.

Nếu là ông bà ngoại mới mất thì lễ cưới sẽ được diễn ra ở nhà trai, còn nhà cái chỉ thực hiện thắp hương đơn giản.Cha mẹ, người thân bên đàn gái vẫn được phép tham dự lễ cưới hỏi bên phía nhà trai. Tuy nhiên, khi mở tiệc đãi khách thì nhà cô dâu chỉ nên cử từ 1 đến 2 người đại diện đến nhà chú rể mà thôi.

Ngoài ra, bố mẹ của cô dâu cũng sẽ không phải là người đưa con gái về nhà chồng mà phải nhờ đến cô, chú, anh em ruột của bố cô dâu để làm lễ và dắt về nhà trai. Khi làm lễ trước mặt bạn bè, người thân thì bố mẹ cô dâu cũng không được xuất hiện. Sau khi nghi lễ kết thúc thì có thể trao quà nhưng phải diễn ra nhanh chóng và rút về hậu trường ngay.

kiêng kỵ, 8 điều kiêng kỵ trong ngày cưới mà vợ chồng nào cũng nên biết

Ngoài ra, số lượng nhà trai sang nhà gái ăn hỏi cũng phải hạn chế đến mức tối đa nhất. Nếu như trong nhà có cha mẹ, anh em mất thì phương án tốt nhất là trì hoãn đám cưới. Nếu không thì vẫn có thể cố gắng tổ chức lễ cưới theo kế hoạch nhưng phải kiêng kỵ rất nhiều điều để tránh những điều xấu, không may mắn đến với cô dâu và chú rể.

Nếu trong nhà cô dâu, chú rể có tang nhưng là tang của cô dì chú bác, anh chị em họ thì cũng nên trì hoãn lại đám cưới. Đây được xem là giải pháp tốt nhất để tránh những điều không may mắn diễn ra. Tuy nhiên, vẫn có thể sắp xếp để tổ chức được, nhưng phải kiêng kỵ nhiều thứ. Những người có liên quan đến người vừa mất sẽ không được phép tham dự buổi lễ cưới.

Sau khi đã hoàn thành lễ ăn hỏi và lễ cưới thì cả hai vợ chồng nên chuẩn bị thêm một khay đồ lễ, đến thắp hương và tỏ lòng thành với người vừa qua mất. Điều này cũng có nghĩa là báo cáo chuyện cưới xin với thành viên trong gia đình người đã mất. Vì họ là những người không được tham dự lễ cưới.

Như chia sẻ ở trên, gia đình có chuyện buồn, cụ thể là tang thì nên kiêng ít nhất 1 năm. Điều này nhằm giúp cô dâu và chú rể có một đám cưới thật sự vui vẻ, hạnh phúc. Đồng thời, việc này cũng tránh đem đến những điều không may cho cặp đôi trong cuộc hôn nhân.

Bên cạnh đó, đám cưới là một sự kiện trọng đại của cả cô dâu và chú rể. Việc người thân qua đời thì nên hoãn ngày cưới lại. Như xưa, ông bà ta vẫn kiêng con gái đợi hết tang 3 năm mới được cưới, nếu người qua đời là bố hoặc mẹ. Nếu không thể trì hoãn thì vẫn có thể làm theo kế hoạch nhưng phải thực hiện đúng lễ nghi và tránh những điều kiêng kỵ. Tuy nhiên, việc chạy cưới này có thể không hưởng được niềm vui trọn vẹn từ gia đình.

2.Kiêng kỵ ngày cưới vào năm Kim Kâu

Với những cặp đôi chuẩn bị đám cưới chắc không ít lần nghe đến Tuổi kim lâu,. Theo người xưa, Kim Lâu là tuổi mà khoa học cổ phương Đông ban đầu tổng kết để phục vụ cho việc cưới xin, nếu phạm vào tuổi này sẽ gây hại cho bản thân, cho người mình kết hôn, có hại cho con cái hay có hại cho đại gia sức cần trong sản xuất nông nghiệp trước đây.

Có quan niệm giải thích đơn giản rằng “kim” là vàng, “lâu” là lầu, nhà, thế nên “kim lâu” là lầu vàng, nhà vàng.Trước đây, con gái vua chúa, quý tộc thường được tổ chức cưới vào năm tuổi này với ý nghĩa được ở lầu vàng. Trong khi đó con dân thường lại phải tránh ngày này vì không muốn bị cảnh người đó được lên làm vua quan, chiếm mất lầu vàng.

Dần già, nếp nghĩ này đã ăn sâu vào số đông quần chúng, vì vây mà nhiều người cho rằng một trong những điều kiêng kị trong đám cưới chính là tuổi Kim Lâu.Nguyên thủy cách tính tuổi Kim Lâu được viết trong cuốn sách “thông thư” cửa Trung Quốc. Theo đó, khi dựng vợ gả chồng, cần tránh 3 tuổi là Kim Lâu, Hoàng Ốc và Tam tai.

Kim Lâu có cưới được không lại không thể kết luận đơn giản, đó là đúc kết kinh nghiệm bao đời của ông cha. Rất nhiều người quan niệm đơn giản đó là số hàng đơn vị trong tuổi (mụ) của người nữ cần tránh để cưới xin nhưng hoàn toàn không phải.

Cách tính tuổi Kim Lâu như sau:

Theo thuyết cửu trùng trong sách của người xưa và cách tính bấm ngày được truyền miệng từ đời này sang đời khác, tuổi cưới phải tính trên tuổi mụ. Lấy tuổi mụ của người con gái chia cho 9, nếu dư 1, 3, 6, 8 thì sẽ gọi là tuổi Kim Lâu.

Tuy nhiên, không phải Kim Lâu nào cũng xấu. Có tứ loại gồm: Thân-thê-tử-súc. Cách tính tuổi Kim Lâu như sau:

Nếu dư 1 là phạm kim lâu thân (gây tai họa cho bản thân)

Nếu dư 3 là phạm kim lâu thê (gây tai họa cho vợ/chồng)

Nếu dư 6 là phạm kim lâu tử (gây tai họa cho con)

Nếu dư 8 là phạm kim lục súc (gây tai họa cho vật nuôi)

Nếu chia hết hoặc có số dư khác các số nêu trên là chọn được tuổi cưới không phạm kim lâu.

Ngoài ra còn có một cách tính khác, đó là lấy số tuổi mụ của cô dâu cộng lại với nhau cho đến khi ra số cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng 9.

Chẳng hạn, cô dâu sinh năm 1985, tuổi mụ là 31, lấy 3+1=4. Với cách tính trên, lấy 31 chia 9 cũng dư 4, như vậy không phạm vào Kim Lâu.

Ngoài ra còn một số cách tính tuổi phức tạp khác căn cứ vào nhiều nguồn khác nhau, đòi hỏi người tính phải nắm được phương pháp, hiểu biết…

Người ta cho rằng nếu cưới hỏi vào năm kim lâu thì sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân dễ tan vỡ, khó nuôi con, vợ chồng khắc khấu, lục đục, hay cãi cọ… Vì thế, người ta thường tránh tổ chức đám cưới vào năm kim lâu. Tuy nhiên, một số người cho rằng với năm kim lâu vẫn có thể cưới được nếu qua ngày Đông chí.

Kim Lâu chỉ áp dụng cho các cô dâu dưới 30

Có thể hóa giải Kim Lâu bằng cách chọn ngày giờ hoàng đạo thật tốt

Nhìn chung, theo kinh nghiệm tổ chức đám cưới các cặp đôi đừng quá lo lắng tuổi Kim Lâu có đến được không mà lở dở chuyện cả đời.

Cô dâu chú rể hãy cần nhìn nhận ở góc độ, chuyện tính tuổi Kim Lâu còn mang tính dân gian, truyền miệng. Điều này phụ thuộc vào quan niệm từng vùng miền nên chỉ có thể xem đó như liệu pháp tinh thần trong đời sống, chứ không nên quá cứng nhắc.

3.Kiêng kỵ ngày cưới vào giờ, ngày, tháng, năm xấu

Ngày cưới là ngày đánh dấu một mốc quan trọng cho các cặp đôi với ý nghĩa kỷ niệm và chính thức trở thành vợ chồng. Tùy theo từng địa phong mà sẽ có những phong tục, tập quán (nghi thức, nghi lễ, thủ tục trong ngày cưới hỏi…).

Trong đó với phong tục đám cưới, đám hỏi truyền thống của Việt Nam thường chú ý rất lớn tới vấn đề xem phong thủy ngày cưới để mong có được những điều tốt đẹp.Nên trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp tuổi của cả hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn ra, làm nên.

– Tránh các ngày xấu là ngày:

Ngày hắc đạo, ngày kỵ: Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt kỵ, Thiên hình, Ly sàng, Cô quả, Không phòng…

Các ngày bách kỵ: Tam nương, Nguyệt kỵ, Sát chủ,, Dương công nhật kỵ, Vãng Vong, Kim Thần Thất Sát, Tứ lập

+ Tránh chọn ngày tốt cưới hỏi nhưng không hợp tuổi cô dâu (tứ hành xung, lục hại và thiên can xung khắc)

Ngày tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu-Mùi; Tý – Ngọ – Mão – Dậu; Dần – Thân – Tỵ – Hợi;

Ngày lục hại: Tý – Mùi, Dần – Tỵ, Thân – Hợi, Sửu – Ngọ, Mão – Thìn, Dậu – Tuất.

Thiên Can khắc (xấu): Giáp – Canh, Ất – Tân, Bính – Nhâm, Đinh – Quý, Mậu – Giáp, Kỷ – Ất, Canh – Bính, Tân – Đinh, Nhâm – Mậu, Quý – Kỷ.

Ngày tự hình (ngày cùng tuổi) đối với các tuổi sau: Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi.

– Chọn các ngày tốt là ngày: Hoàng đạo là ngày có các vị thần mang lại điều tốt lành (Thanh long, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh, Minh đường, Kim quý và các ngày thích hợp (Thiên đức, Nguyệt đức, Nguyệt ân, Tam hợp, Thiên hỷ, Lục hợp) bằng cách xem ngày cưới theo lịch vạn niên.

4.Kiêng lấy người không hợp tuổi

Theo phong tục cưới truyền thống Việt Nam, mỗi người khi sinh ra đều có mệnh, hệ riêng biệt. Khi dựng vợ gả chồng, quan niệm cưới hợp tuổi kỵ tuổi lại được đem ra tính toán vô cùng cẩn thẩn. Khi hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi.

Ngược lại, nếu đã kỵ tuổi, kỵ mệnh mà vẫn lấy nhau thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, biến cố thậm chí chia ly. Dù chưa có cơ sở khoa học giải thích rõ ràng thế nhưng nhiều gia đình vẫn thuận theo và xem tuổi cẩn thận cho đôi trẻ khi có quyết định kết hôn.

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì những tuổi sau thuộc bộ tứ hành xung, không nên kết duyên vợ chồng: Dần, Thân, Tỵ, Hợi Tý, Ngọ, Mão, Dậu Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

5.Kiêng kỵ cãi vã, làm đổ vỡ đồ dùng trong ngày cưới

Đám cưới là ngày vui của hai họ nên đông người, vì thế chuyện đổ vỡ các đồ vật cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, gia chủ và khách đến dự đám cưới cần chú ý việc giữ gìn đồ vật vì nếu xảy ra việc đổ vỡ là điềm không tốt cho đôi vợ chồng trẻ.

Trong đám cưới, kỵ nhất là việc vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Nếu trong đám cưới mà xảy ra những chuyện như vậy thì người ta rất lo sợ, thậm chí còn phải làm lễ giải hạn. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly…

Không nên đánh đổ vỡ đồ trong ngày cưới. Ai cũng biết, cưới hỏi là một sự kiện trọng đại của đời người, mọi sự chuẩn bị cần phải chỉnh chu và tươm tất. Điều này cũng giúp cho cuộc sống hôn nhân sau này trọn vẹn và hạnh phúc.

Chính vì vậy, khi tổ chức đám cưới, nên tránh để đổ vỡ các vật dụng như ly thủy tinh, chén, bát hay gương,… Mọi người thường quan niệm rằng, nếu để xảy ra đổ vỡ đồ trong đám cưới là một điều không tốt cho cuộc sống đôi vợ chồng trẻ.

6.Kiêng kỵ ngày cưới hỏi vào rằm tháng 7

Theo tín ngưỡng của dân gian thì tháng 7 (âm lịch) gọi là tháng cô hồn vì tháng này Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan cho các cô hồn, ma quỷ được thoát về dương thế và các cô hồn, ma quỷ đó buộc phải trở lại địa ngục trước 12 giờ đêm của ngày Rằm tháng 7.

Vì thế, tháng 7 âm lịch, nhất là những ngày nửa đầu của tháng, âm khí rất mạnh, nếu tiến hành các việc lớn, hỷ sự như tậu nhà, khai trương, cưới hỏi… sẽ thu hút các vong hồn đến phá phách, gây bất lợi cho gia chủ. Hơn nữa, theo truyền thuyết dân gian thì tháng 7 âm lịch là tháng Ngưu Lang chức nữ gặp nhau, khiến trời đất cảm thương, cũng âm u, mưa dầm rả rích suốt tháng.

Cưới hỏi vào những ngày này không thuận về thời tiết còn e vận tình duyên bi ai của vợ chồng Ngâu vào Tân Lang – Tân Nương nên việc hỷ sự cần tránh tiến hành vào tháng “Ngâu” này. Điều đại kỵ cần tránh trong ngày cưới hoặc làm các việc hệ trọng vào tháng 7 âm lịch là vì những lý do như thế

7.Kiêng kỵ ngày cưới vào ngày rằm hoặc mùng 1

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Mồng Một và ngày Rằm là ngày lễ của Phật, là ngày linh thiêng nên cần tránh mọi sự “uế tạp”. Nếu cưới vào những ngày này sẽ đem đến những xui xẻo về đường con cái, thậm chí giảm tuổi thọ của Tân Lang – Tân Nương vì đã phạm vào đại kỵ là làm “chuyện ấy” (tân hôn) vào những ngày cần phải giữ gìn sự thanh tịnh cả thể xác lẫn tâm hồn.

Một lý do nữa là theo sự đúc kết kinh nghiệm của cổ nhân thì vào những ngày trăng tròn (ngày Rằm), tâm sinh lý của con người có nhiều ức chế, xáo trộn, dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực như trộm cắp, đánh nhau, tự tử… khiến cổ nhân phải than rằng: “Nguyệt viên nhân khuyết” (Trăng tròn người khuyết – khi trăng tròn thì con người rất dễ mất mạng). Vì thế mà tín ngưỡng dân gian đã đưa ra kiêng kỵ việc cưới hỏi vào những ngày này.

Tránh để người nặng vía vào phòng tân hôn Phòng tân hôn là phòng ngủ của đôi vợ chồng, là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, vì vậy tránh trang trí các vật dụng sắc nhọn, các cây có gai dễ tạo ra “âm khí” làm hòa khí vợ chồng bị ảnh hưởng.

Một trong những điều đại kỵ cần tránh trong ngày cưới là tuyệt đối không cho người “vía nặng” như: góa chồng, hôn nhân trục trặc, hiếm muộn con cái, đang có tang hoặc đang mang thai… bước vào phòng tân hôn, để giữ may mắn về tình yêu, về đường con cái cho đôi vợ chồng trẻ.

Giường cưới phải là giường mới, không dùng giường cũ, không cho người khác ngồi trên giường tân hôn để giữ lộc, giữ may mắn cho vợ chồng mới. Người được chọn trải giường tân hôn phải là người phụ nữ đã có gia đình, con cái đuề huề, có “cả nếp, cả tẻ”, làm ăn phát đạt.

Nếu mẹ chồng có đủ những tiêu chuẩn trên thì có thể trải giường cưới. Trang trí xong giường cưới, người ta sẽ khép cửa phòng lại và không cho bất kỳ ai vào trong đó. Khi đoàn rước dâu về tới nhà, cô dâu chú rể sẽ là người đầu tiên vào phòng tân hôn, sau đó mới đến họ hàng, bè bạn.

8.Kiêng kỵ trong ngày cưới: chuẩn bị bàn thờ tổ tiên sơ sài

Trong ngày trọng đại của các đôi trẻ như thế này, thì bàn thờ tổ tiên sẽ là nơi thể hiện sự chu đáo của mỗi gia đình, vì thế các bậc phụ huynh đều sẽ lo liệu chu đáo, để khi tới giờ đón dâu thì cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để báo cáo.

Vì ngày cưới sẽ rất bận rộn nhiều thứ cần phải lo liệu, nên cũng tùy vào mỗi gia đình và điều kiện mà sẽ có cách bày trí cho bàn thờ tổ tiên khác nhau, nhưng sẽ đều kiêng kỵ để bàn thờ sơ sài. Thường ban thờ sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, bày biện thêm những món ăn và đồ cúng đẹp mắt, với đầy đủ mâm cỗ cúng tổ tiên, các món ăn và đồ cúng tối thiểu phải có gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã,…

Hôn lễ chính theo truyền thống của người Việt sẽ được cử hành tại nơi đặt bàn thờ tổ tiên có đầy đủ hương đăng hoa quả.Riêng ở miền Trung thì có một chút khác biệt, đó là khi đến nhà trai phải có người làm mai đi đầu. Lễ vật bao gồm: trái cây, bánh kẹo, trầu cau và cặp đèn trùng với kích thước chân đèn trên bàn thờ.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News