Ấn Độ

9 công trình kiến trúc độc đáo của Ấn Độ được UNESCO công nhận di sản thế giới

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc độc đáo được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vậy hãy cùng bài viết này tìm hiểu 9 di tích pháo đài, đền thờ, lăng mộ của Ấn Độ nằm trong danh sách ấy nhé.

1. Taj Mahal (UNESCO công nhận năm 1983)

Đền Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”.

Taj Mahal là biểu tượng của tình yêu lãng mạn giữa vua Shah Jahan và hoàng hậu Muntaz Mahal khi đây là món quà được nhà vua yêu cầu xây dựng để dành tặng cho hoàng hậu của mình.

Nơi đây mang lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ,…được xây dựng chủ yếu bằng đá cẩm thạch trắng – màu sắc chủ đạo của các kiến trúc Hồi giáo.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Taj Mahal với màu trắng chủ đạo. Ảnh: sưu tầm)

Đây chắc chắn là địa điểm bạn không nên bỏ lỡ khi đến thăm Ấn Độ đâu.

Địa chỉ: Dharmapuri, Forest Colony, Tajganj, Agra, Uttar Pradesh 282001, Ấn Độ

2. Pháo đài Agra (UNESCO công nhận năm 1983)

Pháo đài Agra được xem là kiệt tác kiến trúc được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983.

Pháo đài Agra còn có tên gọi khác là Pháo đài đỏ bởi vật liệu xây dựng chính của công trình này là đá sa thạch đỏ. Pháo đài có quy mô hết sức hoành tráng với diện tích 92.6 ha với tổng cộng 14 cổng vào, kiến trúc bên trong pháo đài được phục vụ các nhu cầu thiết yếu như thiết triều, làm việc, thư giãn, giải trí và sinh sống. Nơi đây từng là trụ sở của chính phủ khi thủ đô Mughal ở thành phố Agra.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Kiến trúc đồ sộ của Pháo đài Agra. Ảnh: sưu tầm)

Địa chỉ: Agra Fort, Rakabganj, Agra, Uttar Pradesh 282003, Ấn Độ

3. Thành cổ Fatehpur Sikri (UNESCO công nhận năm 1986)

Thành cổ Fatehpur Sikri, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, được UNESSCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1986. Thành cổ được xây dựng vào cuối thế kỉ XVI với mục đích vinh danh nhà tiên tri Salim Chisti – một vị thánh Sufi của Dòng Chishti trong thời Đế chế Mughal ở Ấn Độ.

Tòa thành bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất bụi do các cuộc chiến tranh cho đến năm 1892, các nhà khảo cổ học mới tìm thấy tòa thành cổ.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Tòa thành từng bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất bụi do chiến tranh. Ảnh: sưu tầm)

Tòa thành được xây dựng trên đỉnh một sườn núi đá bằng đá sa thạch đỏ, tạo nên sự đồng nhất cùng lộng lấy và hoành tráng cho tòa thành.

Địa chỉ: huyện Agra, thuộc bang Uttar Pradesh

4. Nhà thờ và Tu viện Goa (UNESCO công nhận năm 1986)

Nhà thờ và Tu viện Goa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1986. Đây là một nhóm các tòa nhà linh thiêng ở Goa thuộc bang Goa, Ấn Độ. Di tích gồm 7 tòa nhà là các Nhà thờ và Tu viện tại thành phố này.- Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi Goa- Nhà thờ chính tòa Sé của Goa.- Vương cung thánh đường Bom Jesus.- Nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi.- Nhà nguyện Santa Catarina.- Tàn tích của nhà thờthánh Augustinô
– Nhà thờ Thánh Cajetan.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Nhà thờ chính tòa Sé của Goa. Ảnh: sưu tầm)
9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Vương cung thánh đường Bom Jesus tại Goa. Ảnh: sưu tầm)

Các nhà thờ và Tu viện ở Goa là minh chứng cho thời kì truyền giáo của Châu Âu tại Ấn Độ. Các công trình này mang lối kiến trúc ảnh hưởng từ nghệ thuật Baroque, Manualine đến từ các nước Châu Âu nhưng lại sử dụng các nguyên liệu địa phương tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền văn hóa Châu Âu và Châu Á.

Địa chỉ: Goa Velha, Goa 403110, Ấn Độ

5. Đài thiên văn Jantar Mantar (UNESCO công nhận năm 2010)

Đài thiên văn Jantar Mantar được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2010. Tổ hợp các công trình này được vua Maharaja Jai Singh II cho xây dựng từ năm 1727 – 1734 nhằm mục đích vẽ bản đồ và dự đoán quỹ đạo của những hành tinh và những ngôi sao trong hệ mặt trời.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

Nơi đây còn có đồng hồ mặt trời bằng đá lớn nhất thế giới và là một ví dụ minh họa về thuyết địa tâm được chia sẻ bởi nhiều nền văn minh.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Đồng hồ mặt trời bằng đá lớn nhất thế giới. Ảnh: sưu tầm)

Địa chỉ: Gangori Bazaar, J.D.A. Market, Pink City, Jaipur, Rajasthan 302002, Ấn Độ

6. Đền Ramappa (UNESCO công nhận năm 2021)

Đền Ramappa hay còn được gọi là Rudreshwara là một di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2021. Đây là đền thờ thần Ramalingeswara (thần Shiva của Ấn Độ giáo). Ngôi đền được nhà thám hiểm người Ý Marco Paolo khen ngợi rằng đây là “ngôi sao sáng nhất trong dải ngân hà các đền thờ” bởi ngôi đền được xây dựng trên nền đất hình ngôi sao cao 1.8m.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Đền Ramappa với kiến trúc độc đáo. Ảnh: sưu tầm)

Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ với các cột tròn bên ngoài có chân đế lớn làm bằng đá bazan đen. Các cột đều được chạm khắc tinh xảo nhưng con vật trong thần thoại, nghệ sĩ hoặc các vũ nữ, được xem là “những kiệt tác nghệ thuật Kakatiya”.

Địa chỉ: Nandi Mandapam, RAMAPPA, Mulugu, Telangana 506345, Ấn Độ

7. Lăng mộ Humayun (UNESCO công nhận năm 1993)

Lăng mộ Humayun được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1993. Lăng mộ nằm trong danh sách “những tòa nhà đẹp nhất thế giới” và là nguồn cảm hứng to lớn cho Đền Taj Mahal sau này.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Lăng mộ Humayun là nguồn cảm hứng cho đền Taj Mahal sau này. Ảnh: Akash)

Lăng mộ cao 47m, gồm 2 tầng, mái vòm trên cùng được làm bằng đá cẩm thạch trắng, phần còn lại được xây bằng đá sa thạch đỏ. Đây là công trình đầu tiên sử dụng đá sa thạch đỏ có quy mô lớn như vậy.

Địa chỉ: Nizamuddin, Nizamuddin East, New Delhi, Delhi 110013, Ấn Độ

8. Đền thờ mặt trời Konark (UNESCO công nhận năm 1984)

Đền thờ mặt trời Konark được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1984. Mặc dù đây không phải đền thờ mặt trời duy nhất tại Ấn Độ nhưng lại là đền thờ mặt trời lớn nhất tại đây.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Konark là đền thờ mặt trời lớn nhất thế giới. Ảnh: sưu tầm)

Đền thờ mặt trời Konark được xây dựng theo kiến trúc mang đậm phong cách Phật giáo, vì vậy đây được coi là biểu cho kiến trúc phong cách Phật giáo.

Ngôi đền được xây dựng bằng đá sa thạch, các chi tiết được trạm trổ công phu. Xung quanh đền còn có rất nhiều các bức phù điêu được chạm khác cầu kì và tinh xảo đa dạng hình ảnh như các con vật thần thoại, các nhạc sĩ, vũ công,…

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Các chi tiết của ngôi đền được trạm trổ công phu. Ảnh: sưu tầm)

Địa chỉ: Konark, Orissa 752111, Ấn Độ

9. Đại tháp Sanchi (UNESCO công nhận năm 1989)

Đại tháp Sanchi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1989. Nằm tại trung tâm bang Madhya Pradesh, Đại tháp Sanchi là một trong những quần thể di tích Phật giáo tiêu biểu và cổ xưa.

Đại tháp Sanchi được xây dựng vào thời đại đế Asoka (thế kỷ III trước Tây lịch) theo cấu trúc vòm, với đường kính khoảng 12m, bằng gạch nung, trung tâm chứa xá-lợi của Đức Phật.

9 công trình kiến trúc độc đáo của ấn độ được unesco công nhận di sản thế giới

(Đại tháp Sanchi – di tích Phật giáo vĩ đại nhất Ấn Độ. Ảnh: sưu tầm)

Di tích này hiện nay bao gồm nhiều bảo tháp, trụ cột, chùa và tu viện.

Địa chỉ: Madhya Pradesh, Ấn Độ

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News