Phong Thuỷ

Bà Mụ thần bí nặn tạo hài nhi, trợ sinh là ai – Truyền thuyết về 12 bà mụ

Bà Mụ thần bí nặn tạo hài nhi, trợ sinh là ai – Truyền thuyết về 12 bà mụ

Theo các tư liệu xưa cũng như quan niệm dân gian cho rằng việc tạo ra bào thai một phần là do cha mẹ, nhưng bên cạnh đó còn có sự “tham gia” của Bà Mụ, Bà đã “nặn tạo” đứa hài nhi nên người nào có dung nhan xinh đẹp thường được khen là “do bà Mụ nặn khéo”, hay một người nam mà tính tình như con gái thì bị phán xét rằng: “Người này vốn là con gái, do bà Mụ nặn nhầm”.

Tại sao bà Mụ lại nặn tạo ra được hình hài, dáng vẻ của một đứa trẻ. Có rất nhiều những câu hỏi, những thắc mắc được đặt ra. Và để giải đáp những câu hỏi, những thắc mắc đó thì xin mời các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi theo dõi trong video dưới đây để có lời giải đáp nhé

Vậy bà Mụ là ai?

Bà Mụ là từ chỉ chung cho 15 vị thánh gồm “ba Bà chúa Sanh Thai” còn gọi là “Sanh Thai nương nương” và “12 bà Mụ” còn gọi là “thập nhị Hoa Bà” hay “Kim Hoa nương nương”. Theo truyền thuyết, Sanh Thai nương nương là 3 bà Bích Tiêu tiên bà, Vân Tiêu tiên bà và Quỳnh Tiêu tiên bà; 3 bà đã được phong thần và “có nhiệm vụ” chuyên lo việc “nặn tạo” bào thai.

12 Bà Mụ – Kim Hoa nương nương thì chuyên lo việc dạy cho đứa trẻ sau khi sinh biết khóc, biết cười, biết ngủ… công việc của 12 bà được phân bổ trong 12 tháng cho đến ngày đứa trẻ tròn tuổi – thôi nôi.

Điều này lý giải việc cúng đầy tháng cho trẻ con bao giờ người ta cũng chuẩn bị lễ vật cúng gồm đường, bánh tráng, chè, xôi mỗi thứ 15 phần và khi cúng thì bày 3 phần cao hơn, 12 phần thấp hơn – đó chính là để dâng cúng cho 3 Bà Chúa Sanh Thai và 12 Bà Mụ.

Các bà Mụ có trách nhiệm nắn tạo nên hình hài của đứa trẻ khi được lệnh đầu thai. Mỗi người sẽ nhận nhiệm vụ khác nhau trong quá trình hình thành, tạo nên cũng như chăm sóc cả người mẹ và đứa trẻ.

Con số 12 Bà Mụ thường được giải thích bằng một vài quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung công việc tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi Bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói.

Ở vùng đất phương Nam lại có quan niệm cho rằng 12 Bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo “thập nhị chi” – tức theo 12 con giáp.

Danh sách 12 bà Mụ được biết đến như sau:

Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)

Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)

Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)

Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).

Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)

Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)

Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)

Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)

Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)

Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)

Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)

Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)

Tuy mỗi người một công việc khác nhau, song 12 bà mụ đều có chung một nhiệm vụ là đảm bảo sự ra đời của một sinh linh bé nhỏ. Đây là món quà to lớn mà ông trời ban tặng cho mỗi gia đình.

Trong sách Bắc bộ lục có nói: Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là “đoàn du phạn” (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết: Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bầy tiệc ăn mừng.

Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả. Học giả Phan Kế Bính còn cho rằng ở thành phố Hà Nội hiện nay thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm lễ cúng Mụ. Việc làm lễ cúng 12 Bà Mụ thể hiện sự biết ơn đối với với Bà Mụ này, cũng là thể hiện mong ước của bố mẹ đối với thế hệ nối tiếp được bình an, mạnh khỏe, thông minh.

Tiểu Đồng Thánh Mẫu

Quỷ Tử Mẫu Thần

Bà Mụ – Mẹ Độ Sinh

* Nguồn gốc

– Tiểu Đồng Thánh Mẫu là các vị Chánh Thần thuộc Sinh Hóa Bộ, chuyên lo việc độ duyên sinh sản cho sản phụ, dẫn duyên cho các đồng tử chuyển sinh, dưỡng dục và bảo hộ các chơn hồn trẻ thơ. Các vị ấy xuất hiện từ thời Thượng Cổ, hoạt động trực tiếp dưới sự cai quản của Đức Diêu Trì Kim Mẫu nơi cõi Tạo Hóa Thiên.

– Các vị Thánh Mẫu này được gọi với tên thân thương là Bà Mụ, Mẹ Độ Sinh trong văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.

– Trong dân gian và tín ngưỡng Phật Giáo, Ấn Giáo, các vị ấy còn được biết đến với tên gọi Quỷ Tử Mẫu hay Quỷ Tử Mẫu Thần khi độ duyên cho các âm linh đồng tử, tiểu quỷ.

– Chúng sinh có tâm tình lo lắng, yêu thương trẻ em, muốn an ủi những đứa trẻ bất hạnh, chia sẻ các đau khổ bi thương, tủi thân vì cô độc, vì bị bỏ rơi, vì thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân các trẻ ấy.

Chúng sinh ấy, lại có thể hy sinh bản thân mình để chăm sóc, vun bồi cho các em nhỏ được trưởng thành nên người, được sống một đời hạnh phúc. Khi thân mạng chúng sinh này kết thúc, bởi có tâm tình hòa ái, yêu thương muôn sinh, với lòng từ bi quảng đại, chơn hồn ấy thường trở thành một anh linh Tiểu Đồng Thánh Mẫu, tiếp tục độ duyên Sinh Hóa cho chúng sinh.

* Hình dạng và tính chất đặc trưng

– Tiểu Đồng Thánh Mẫu có hình dạng thiếu phụ trung niên, hoặc lão bà, dáng người phúc hậu với mái tóc dài thường được cột, hay búi quả đào gọn gàng, đôi mắt thân thương với ánh nhìn từ ái. Toàn thân khoác đạo bào nhẹ nhàng kín đáo.

– Các Tiểu Đồng Thánh Mẫu có xuất thân từ phi nhân, khi thị hiện thân ảnh Thánh Mẫu sẽ mang dáng dấp người mẹ nhân từ, là Nhân Thú Dạng với phần thân là loài người nhưng có một số đặc điểm của cầm thú trên mình, hoặc Thú Đầu Dạng là dáng dấp loài người nhưng có đầu của loài thú.

– Những cây cổ thụ lâu năm, ở nơi có nhiều âm linh đồng tử xuất hiện, tự nhiên trở thành nơi nương tựa của các đồng tử. Lúc bấy giờ, tánh linh của Thần Mộc ấy dần thức tỉnh, lại quan tâm đến việc bảo hộ, chăm sóc và độ duyên cho các âm linh đồng tử được chuyển sinh sang dạng tồn tại tốt hơn.

Thần Mộc đó, cũng trở thành một Tiểu Đồng Thánh Mẫu, vừa mang dáng dấp người mẹ hiền từ chăm lo cho đàn con, lại mang nơi mình hình ảnh của cây, cành lá cổ thụ. Trường hợp này có nhiều ở các bệnh viện phụ sản, các bệnh viện nhi, hoặc nơi nghĩa trang dành cho thai nhi, nhi đồng.

– Dù cho các vị Tiểu Đồng Thánh Mẫu này mang dáng dấp, hình ảnh gì đi chăng nữa, thì vẫn có một điểm chung khi nhìn vào thân ảnh các vị ấy là nét yêu thương từ ái, quan tâm đến con của một người mẹ hiền hòa. Tình cảm ấy, sẽ chẳng nhầm lẫn với bất kỳ sự tồn tại nào khác.

– Các vị Thánh Mẫu bảo hộ, trông chừng các sản phụ, giúp cho các sản phụ được an toàn cho đến ngày sinh nở được mẹ con bình an.

– Khi có một nữ nhân cầu khấn về việc được có con, các vị Thánh Mẫu trong khu vực của người ấy sẽ xem xét căn duyên nghiệp quả của gia đình vợ chồng đó, rồi khuyến khích những đồng tử mình đang trông chừng có bé nào thích hợp duyên nghiệp thì nên kết duyên để được chuyển sinh.

Cũng là độ duyên cho một gia đình có được niềm vui, có tiếng khóc cười của trẻ để tăng kết nối gia đình, cả nhà sum vầy ấm áp. Sau khi có một, hoặc vài đồng tử chấp nhận việc kết duyên với thế tục, thì nữ nhân đã cầu xin con cái với chư vị vô hình sẽ nhanh chóng có thai, do các đồng tử chuyển sinh.

Lúc người phụ nữ mang thai, chơn hồn của đồng tử ấy sẽ luôn theo sát người mẹ của mình, để bảo vệ cho mẹ lẫn thai nhi được an toàn chờ ngày chuyển sinh. Tới lúc sản phụ sinh con, các vị Thánh Mẫu lại tiếp tục bảo vệ cho hai mẹ con được bình yên cho tới lúc đứa trẻ được 12 tuổi.

Trong thời gian này, hầu như các tai nạn xảy đến với mẹ và bé đều được chuyển duyên sao cho nhẹ nhàng ít tổn thương nhất, đó là nhờ vào sự độ duyên bảo hộ của các vị Thánh Mẫu.

Như việc em bé té từ trên cao xuống, chỉ bị xây xát nhẹ, không bị thương nặng, người ta hay nói là bé “được bà Mụ đỡ” chính là nhắc về sự hiển linh của các vị Thánh Mẫu ấy.

– Mấy đứa trẻ từ 12 tuổi trở xuống, vì lý do nào đó mà vong thân mạng, hoặc là đang trong quá trình hình thành thai nhi thì bị sẩy thai. Các âm linh đồng tử ấy đau khổ vô cùng, bi thương, có khi uất hận mà biến thành Tiểu Quỷ đi quậy phá xung quanh.

Các vị Thánh Mẫu thường du hành hóa độ, tìm kiếm âm linh đồng tử lang thang khắp nơi như vậy, gom góp các đồng tử về với họ, nhận các em ấy làm con mình.

Họ an ủi, chăm sóc, xoa dịu nỗi đau khổ bi thương của các đồng tử cho đến khi tinh thần đồng tử an lạc, muốn đi đầu thai, hoặc là trưởng thành, hay chuyển sinh thành một dạng tồn tại khác trong Tam Giới, tiếp tục tu tâm dưỡng tánh để ngày càng trọn lành.

– Quả thạch lựu được dân gian xem là biểu tượng của các vị Tiểu Đồng Thánh Mẫu. Bởi vì những hạt lựu đỏ hồng mọng nước, thơm ngon giống như là phúc lộc đường con cái đông đúc trong gia đình.

– Dân gian tin rằng mỗi một tháng sẽ có một Bà Mụ chuyên lo việc sinh sản của chúng sinh, nên tổng cộng sẽ có 12 Bà Mụ phụ trách việc sinh sản. Về việc này, các vị Tiểu Đồng Thánh Mẫu cũng độ duyên chúng sinh tùy theo từng khu vực giống các vị Chánh Thần khác vậy.

Các vị Tiểu Đồng Thánh Mẫu cũng có các thị giả là những vị Chánh Thần bảo hộ việc sinh sản đang trong quá trình tu tâm dưỡng tánh, học hỏi thêm việc độ duyên cho chúng sinh. Chưa có được các quyền năng về việc chuyển duyên sinh sản, tâm từ bi đang dần rộng mở để được bao la quảng đại như các vị Thánh Mẫu.

Các vị thị giả ấy thường chỉ trông coi duyên nghiệp của một vài đứa trẻ, chứ không có tổng quản cả bầy trẻ như các vị Thánh Mẫu.

– Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam với Trung Hoa, nhiều người tin thờ hai vị là Mẹ Quan Âm và Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ còn có tôn danh là Đức Phật Mẫu. Người ta tin rằng hai vị ấy chính là các vị Tiểu Đồng Thánh Mẫu, chuyên độ duyên cho việc cầu khấn có con và bảo hộ cho con trẻ được bình yên, sống vui khỏe, hạnh phúc.

bà mụ thần bí nặn tạo hài nhi, trợ sinh là ai – truyền thuyết về 12 bà mụ

SỰ TÍCH 12 BÀ MỤ

Ngày xưa khi đất trời ở thời kỳ sơ khai, khắp nơi đều là một màu tối đen và ẩm ướt. Ngọc hoàng thấy vậy liền sai 2 nữ thần Mặt trời và Mặt trăng dùng quyền năng của mình để chiếu sáng và làm khô ráo đất đai.

Sau khi xây dựng những phần quan trọng của vũ trụ xong thì Ngọc hoàng bắt đầu công cuộc sáng tạo vạn vật. Lúc đầu là sáng tạo nên những con vật nhỏ bé như kiến, mối, côn trùng, rồi đến những sinh vật to lớn và thông minh hơn như voi, hổ, chó, mèo,vv…bằng những chất cặn dư thừa trong trời đất.

Sau cùng người dùng chất tinh túy, chắt lọc trong trời đất để chế tạo nên con người, vì vậy nên con người luôn thông minh hơn loài vật khác.

Việc nặn nên loài người cũng công phu hơn các loài vật khác nên Ngọc hoàng giao cho 12 bà Mụ( 12 nữ thần khéo tay nhất) để họ nặn ra tác phẩm đỉnh cao nhất. Theo thời gian sự tích về 12 bà Mụ đã dần phai mờ và không ai biết chính xác về 12 bà.

Có người cho rằng đó là những vị thần phụ việc cho Ngọc hoàng, có người cho rằng bà Mụ là do Ngọc hoàng tạo ra sau khi ngài muốn tạo nên con người.

Truyền thuyết xưa kể rằng số lượng vạn vật và các vị thần trong vũ trụ luôn có hạn và không đổi, nghĩa là khi một sinh vật hay một vị thần chết đi thì có thể tái sinh trở lại dưới vai trò mới, miễn là được Ngọc hoàng và các vị thần đồng ý.

Ví dụ một người chết đi có thể tái sinh trở lại với hình dạng con người, cũng có thể là con vật hoặc tích công đức nhiều nên được phong lên làm thần tiên. Khi được làm con người thì 12 bà Mụ sẽ nặn hình hài cho người đó.

Công việc của 12 bà Mụ có người cho rằng mỗi người đảm nhiệm một công việc riêng như bà thì nặn mắt, bà thì nặn tay chân,.. Cũng có ý kiến cho rằng các bà làm chung công việc với nhau chứ không phân chia.

Chúng ta chỉ cần biết rằng mỗi một người khí sinh ra thì đều qua bàn tay nhào nặn của các bà Mụ và khuyết điểm đều do các bà Mụ chịu chung.

Cách cúng 12 bà mụ thế nào

Cúng 12 bà mụ được thực hiện ở các mốc thời điểm đánh dấu em bé tròn 1 tháng tuổi (hay còn gọi là đầy tháng) và khi em bé đã đủ 12 tháng tuổi (thôi nôi). Nhưng dù là lễ cúng 12 bà mụ vào ngày đầy tháng hay đầy tuổi thì các lễ vật cũng phải được chuẩn bị rất tỉ mỉ.

Mặc dù không cần quá cầu kì và điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh tài chính của từng gia đình nhưng cũng không nên qua loa, xuề xòa. Tùy theo mỗi địa phương mà lễ vật cúng tiến có sự khác nhau song về cơ bản thì những lễ vật như xôi, chè, gà luộc, hương, hoa, quả ngọt, chén bát, rượu trắng là những lễ vật không thể thiếu.

Ngày giờ cúng cũng được xem xét cẩn trọng để tránh thiếu sót với các bậc thần linh. Ngày cúng thường được tính theo ngày âm, gái lùi hai, trai lùi một. Giờ cúng phải là giờ tốt, hợp với tuổi của con trẻ. Việc xem xét giờ cúng luôn được các gia đình đề cao, hỏi những người có kinh nghiệm hoặc nhờ sự trợ giúp của những người làm công việc liên quan đến tâm linh.

Người thực hiện lễ cúng là người chủ gia đình, đứng đầu dòng họ, hoặc người có uy tín. Họ sẽ đứng ra đại diện, thay mặt và gửi đến ông bà, tổ tiên cũng như các vị thần linh tấm lòng thành kính, sự mong mỏi và lời cầu chúc bình an tới con trẻ.

Rõ ràng, việc chuẩn bị để cúng 12 bà mụ luôn được coi trọng và tuân theo những nguyên tắc truyền thống của gia đình, địa phương sao cho phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống.

Qua lễ cúng 12 bà mụ, các bậc cha mẹ và những người lớn tuổi có thể giúp con trẻ nhận ra truyền thống quê hương, trân quý tình cảm gia đình và phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống. Đó là những vốn quý mà người Việt luôn mong muốn có thể duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai.

Lễ vật cúng Mụ:

Một đĩa trầu têm cánh phượng dùng trong lễ cúng Mụ của người Việt, bao gồm 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn hơn

Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm 12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Lễ vật thông thường bao gồm:

  1. Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
  2. Trầu cau: trầu têm cánh phượng.
  3. Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.
  4. Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.
  5. Phẩm oản, bánh kẹo: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
  6. Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng
  7. Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
  8. Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Tất cả các lễ vật được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án, trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn. Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.

Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi. Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cung kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo v.v…

Trong khi đó tại lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè, xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có lợn quay cúng đất đai điền địa, thổ công, thổ chủ. Mâm bày ngoài sân bên cạnh lợn quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.

Trong nhà thì bày 3 mâm cúng với lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán từng địa phương. Kế bên bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.

Lễ cúng:

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.

Khi đã khấn xong, vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa, đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh; và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng lấy phước.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News