Phật học

Bài giảng của Đức Phật bị chê sáo rỗng và cách Người phản ứng

Không phải ai cũng tán thưởng những gì Phật dạy, có lần bài giảng Đức Phật bi chê sáo rỗng nhưng Ngài vẫn bình tĩnh trả lời và giúp người này hiểu ra vấn đề.

bài học cuộc sống, lời phật dạy, bài giảng của đức phật bị chê sáo rỗng và cách người phản ứng

Bài giảng Đức Phật bị chê sáo rỗng

Có một vị thương nhân nghe danh Đức Phật đã lâu nên ông vô cùng ngưỡng mộ ngài nên còn rủ thêm cả bạn bè đến nghe cùng mỗi khi có dịp đi qua Sarnath, gần thành phố Varanasi của Ấn Độ thời cổ đại.

Tuy nhiên, một hôm, người này mới dám nói những lời thật lòng mình:

Mặc dù tôi vô cùng kính trọng Đức Phật, nhưng hôm nay, tôi xin được nói thật với Ngài một điều. Những bài giảng của Đức Phật nghe thì rất hay và dễ hiểu nhưng chẳng có tác dụng gì cả. Chính bản thân tôi, và cả những người bạn mà tôi đã thuyết phục đến đây để nghe Ngài thuyết pháp, tất cả đều không có gì thay đổi, thậm chí một số người còn trở nên tệ hơn so với trước đây. Vì thế, tôi đến đây để xin Ngài đừng phí tâm sức của mình nữa.

Những môn đồ khác của Đức Phật khi nghe thương nhân nói như thế thì vô cùng tức giận. Quả là một sự xúc phạm và báng bổ.

Đức Phật đã dùng chính cuộc đời của mình, từ bỏ cả ngai vàng để tìm ra cho chúng sinh một con đường thoát khổ, giúp con người tìm ra căn nguyên của những sự bất hạnh, từ đó có được một cuộc sống vô ưu, không muộn phiền.

Vậy mà lại có một kẻ cả gan đến trước mặt Đức Phật nói rằng, tất cả những bài học ấy là vô nghĩa, sao có thể không phải là một sự xúc phạm? Vì thế, họ đồng loạt yêu cầu thương nhân rời khỏi buổi thuyết pháp ngay lập tức, và không bao giờ được phép quay trở lại đây.

Trong khi đó, Đức Phật thì lại rất bình tĩnh. Ngài ra hiệu cho những môn đồ kia hãy im lặng và nói, “Chắc hẳn anh ta cũng có cái lý riêng của mình thì mới nói như vậy.”

Rồi Đức Phật quay sang người đàn ông và hỏi: “Ta sẽ giải thích cho ngươi lý do tại sao ta vẫn phải tiếp tục đưa ra những bài thuyết pháp. Nhưng trước tiên, ta muốn hỏi vài câu đã. Ngươi nói mình là một thương nhân, vậy ngươi tới từ vùng đất nào của Ấn Độ? Vì nhìn qua ngoại hình thì có vẻ như ngươi không phải người ở đây”.

Người đàn ông nói với Đức Phật rằng anh ta đến từ Pataliputra, một thành phố cách đó 350km, và muốn tới được đây, anh ta phải đi mất rất nhiều ngày. Anh ta thường chở theo rất nhiều hàng hóa từ quê nhà rồi tới thành phố Varanasi và bán lại chúng. Khi bán hết hàng, anh ta lại trở về nhà.

Đức Phật nghe xong, hỏi anh ta đã đi lại trên tuyến đường đó bao nhiêu lần. Người đàn ông nói rằng anh ta đã bắt đầu công việc buôn bán từ 30 năm trước và đã thực hiện được khoảng 150 chuyến hành trình như vậy rồi.

Đức Phật cho rằng, đi lại nhiều như thế, hẳn là thương nhân phải biết rất rõ con đường ấy.

“Đúng vậy, có bịt mắt tôi cũng vẫn đi được”, người đàn ông khẳng định.

“Vậy hẳn ngươi sẽ biết hết mọi đặc điểm của con đường?”, Đức Phật lại hỏi. Thương nhân đáp: “Vâng, đúng vậy, tôi biết hết những chặng dừng chân trên con đường đó, tôi còn biết cả nơi nào thì có trộm cướp hoặc thú dữ nữa cơ”.

“Vậy nghĩa là nếu có người muốn đi đến Pataliputra, ngươi sẽ có thể chỉ đường cho anh ta chứ?”, Đức Phật tiếp tục hỏi người đàn ông.”Tất nhiên rồi”, anh ta đáp lại.

Đức Phật hỏi anh ta câu cuối cùng: “Vậy nghĩa là chỉ cần ngươi chỉ đường tới Pataliputra và mô tả mọi đặc điểm trên con đường đó thì coi như anh ta đã đi nó rồi đúng không?”.

Người đàn ông ngơ ngác một lúc rồi cười lớn, bảo Đức Phật rằng: “Chắc Đức Phật đang nói đùa phải không? Làm sao có ai chỉ nghe người khác chỉ đường mà lại coi như đã đi hết được con đường, đã tới đích rồi chứ?”.

Đức Phật hỏi lại: “Vậy cần thêm điều gì nữa?”. Người đàn ông không ngần ngại, đáp lời luôn: “Tất nhiên là ai muốn đi tới Pataliputra sẽ tự phải đi trên con đường đã được chỉ dẫn đó rồi”.

“Chính xác. Ta cũng đã đi trên con đường đó, và ta đã quay lại. Đó là lý do người ta gọi ta là Tathagata, tức là Như Lai, tức là Người đến từ cõi Chân Như.

Ta muốn các ngươi cũng được đi trên con đường đó, vì thế, ta giải thích con đường đó cho các ngươi hiểu. Nhưng làm sao các ngươi đến được đó chỉ bằng cách nghe ta giải thích? Các ngươi phải tự bước đi trên đôi chân của mình”, Đức Phật nói với người đàn ông.

bài học cuộc sống, lời phật dạy, bài giảng của đức phật bị chê sáo rỗng và cách người phản ứng

Tự ta mới là người tìm ra con đường của mình

Chúng ta hay có tâm lý mong mọi thứ đến với mình một cách dễ dàng cũng như vị thương nhân trên vậy, cứ tưởng rằng chỉ nghe mấy lời Phật dạy là có thể thành đạo.

Những lời chỉ dẫn của Đức Phật thực tế mới chỉ là lý thuyết: Những điều được nói từ trải nghiệm mà chính Ngài đã tự mình chứng ngộ và nói lại để rút ngắn và hỗ trợ để cho nhân loại đỡ nhầm đường lạc lối.

Còn muốn những lý thuyết đó trở thành của mình thì phải có thực hành, chọn lọc vì chính Đức Phật khuyên học trò của mình có quyền nghi ngờ những gì Người dạy, và phải tự mình xác thực lại những gì được học.

Nên nhớ không chỉ dừng lại ở việc thấy điều gì đó là hay ho, mà nhất định phải tự mình thực hành, chứng ngộ, chứ nghe suông và lý thuyết cứ thế đi từ tai này qua tai khác thì chẳng ích gì.

Chúng ta phải trải qua VĂN TƯ TU mới có thể đạt được mục tiêu chính xác, an toàn.

+ Văn là từ chỗ nghe, chỗ thấy mà sanh trưởng trí huệ.

+ Tư là từ chỗ tư duy, khảo nghiệm suy xét mà tăng trưởng trí huệ.

+ Tu là từ chỗ dụng công tu tập thực hành những điều thấy nghe, thông qua tư duy khảo nghiệm, quán sát mà thành tựu trí tuệ.

Các nhà nho học thường nói:”Học mà không tư duy là học vẹt. Chỉ tư duy mà không thông qua sự sàng lọc của sự học hiểu thực nghiệm thì sự tư duy đó rất dễ rơi vào tà nguỵ vô cùng nguy hiểm.

Văn là lắng nghe người khác nói chuyện, thuyết giảng. Bạn có chuyên tâm nhất ý lắng nghe chăng? Giả như nghe có chỗ ngôn từ, ý nghĩa thiên lệch, bạn có biết chuyển hướng cách nghe?

Từ cái diệu dụng thật tiễn của “VĂN-TƯ-TU” đối với cuộc sống con người, Phật giáo khuyến cáo chúng ta không thể thiếu và không thể xem nhẹ thực tiễn hành trì “VĂN-TƯ-TU”, bởi vì có “VĂN-TƯ-TU mới có thể tiến sâu vào cực chí địa linh chánh quả.

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News