Sức Khoẻ

Bài thuốc sắc điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh khá nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị. Phát hiện sớm và điều trị bằng liệu pháp cổ truyền kết hợp với y học hiện đại có tác dụng giúp bệnh nhân hồi phục tích cực.

1.Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

-Sốt cao: Đột ngột sốt cao 39 – 41°C. Sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

-Biểu hiện xuất huyết: Chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu chân răng.

– Gan to, đau bụng, nôn, nôn ra máu, tiểu ra máu.

– Sốc (trụy tim mạch): Thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh. Hết sốt nhưng mệt, bứt rứt, đau mình, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch cổ tay nhanh, huyết áp kẹp hoặc tụt huyết áp.

Xét nghiệm máu sẽ cho thấy có dấu hiệu cô đặc máu (dung tích hồng cầu tăng) và giảm số lượng tiểu cầu.

Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền đã mang lại kết quả rất tốt.

bài thuốc sắc điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh khá nguy hiểm và chưa có thuốc đặc trị.

2. Bài thuốc trị sốt xuất huyết

2.1Điều trị sốt xuất huyết thể sốt cao có chảy máu

Triệu chứng: Sốt cao, mình đau, lưng đau, nhức khung ổ mắt, mặt đỏ, lưng và chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, nôn, có hạch ở nách, khuỷu tay và bẹn.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, cầm máu.

Bài thuốc – Dùng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; cỏ nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g; liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang.

Gia giảm: Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 12g. Nếu sốt cao, thêm chi mẫu 8g.

Bài 2: Cỏ nhọ nồi tươi 30g, rau má tươi (hoặc cát căn, cỏ mần trầu) 30g, bông mã đề tươi (hoặc cối xay, rễ cỏ tranh 20g). Vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Bài thuốc này cũng có thể dùng để phòng bệnh.

Bài 3: Lá tre, hạ khô thảo, mỗi vị 20g; rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi vị 10-15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: Rau má, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 30g; trắc bá diệp (sao đen), bông mã đề, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 6: Cỏ nhọ nồi tươi 40g, rau má tươi (hoặc cát căn) 40g, rau sam tươi 40g, mã đề tươi 40g, kim ngân tươi 30g, nụ hòe 10g, thảo quyết minh 10g. Sắc với 300ml nước lấy 100ml uống nước đầu, sau đó sắc nước thứ hai và ba uống tiếp trong ngày.

bài thuốc sắc điều trị sốt xuất huyết

Cỏ nhọ nồi tươi thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt trong bài thuốc chữa sốt xuất huyết.

2.2.Điều trị sốt xuất huyết thể huyết áp hạ thấp

Triệu chứng: Khi đang sốt cao, hoặc sốt có giảm, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã, lưỡi đỏ.

Phương pháp điều trị: Bổ khí, sinh tân dịch.

Bài thuốc- Dùng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1 -Trong trường hợp huyết áp hạ ít: Bạch truật, đảng sâm, mỗi vị 20g; mạch môn, thục địa, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2- Trong trường hợp huyết áp hạ nhiều: Long cốt, mẫu lệ nung, mỗi vị 20g; thục địa 16g; nhân sâm, ngũ vị tử, mạch môn, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

2.3. Điều trị sốt xuất huyết thời kỳ hồi phục

Trong thời kỳ này, chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống và dùng các thuốc bổ khí như: Đảng sâm, hoài sơn, bạch truật phối hợp với các thuốc bổ âm như mạch môn, sa sâm để tăng sức lực và bồi bổ phần tân dịch bị mất sau thời gian sốt cao kéo dài.

Bài thuốc: Quả dâu chín, sinh địa, củ mài, đỗ đen sao, ý dĩ, bố chính sâm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

2.4 Phòng bệnh sốt xuất huyết trong thời gian có dịch

Dùng bài: Lá khế 16g, lá dâu, sắn dây, mã đề, sinh địa, lá tre, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Mời bạn xem thêm video:

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News