Bạc Liêu

Biệt phủ Công tử Bạc Liêu – nét kiến trúc còn sót lại thời Pháp thuộc

Đặt chân đến Bạc Liêu, du khách sẽ tìm thấy nhiều địa điểm thú vị để thăm thú trong dịp nghỉ lễ. Một trong số đó, nhà của Công tử Bạc Liêu sở hữu kiến trúc độc nhất vì nó không chỉ thể hiện đẳng cấp của một dân chơi thứ thiệt những năm đầu thế kỷ 20 mà còn là bằng chứng lịch sử giá trị về thời kỳ thực dân Pháp thuộc tại miền Nam Việt Nam.

Hôm nay, hãy cùng theo chân chúng mình tìm hiểu chi tiết về những nét kiến trúc đầy hoa mỹ được pha trộn bởi hai nền văn hoá Pháp – Việt vào ngôi nhà giàu có bậc nhất Việt Nam thế kỷ trước của công tử Bạc Liêu.

Tham quan biệt phủ Công tử Bạc Liêu

Bài viết này giới thiệu về giai thoại cuộc sống của Công tử Bạc Liêu và từ đó tập trung khám phá những nét kiến trúc nhà ở của vị công tử giàu có nức tiếng Lục tỉnh Nam Kỳ thế kỷ XX.

Lịch sử và giai thoại

Trần Trinh Huy (Ba Huy) được xứng danh công tử Bạc Liêu. Căn nhà của công tử Bạc Liêu đang nằm tại số 13, đường Điện Biên Phủ, Phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà này được thiết kế theo lối kiến trúc phương Tây ấn tượng, bắt đầu khởi công từ năm 1917 và đến năm 1919 thì chính thức được hoàn thành. Sở hữu kiến trúc bề thế nhất lục tỉnh miền Tây. Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ Pháp đưa qua.

Một trong những giai thoại người ta vẫn nhắc về ông là việc đốt tờ tiền 100 đồng để tìm chiếc bông tai cho cô Phùng Há ở rạp phim. Ngoài ra, còn những câu chuyện khác như: đốt tiền nấu chè thách đấu với Bạch Công tử để lấy oai, phơi tiền trên sân nhà, …

Công tử Bạc Liêu có 3 vợ. Bà vợ cả là bà Ngô Thị Đen và hai người vợ lẽ một người Việt, một người Pháp. Sự giàu có của công tử Bạc Liệu phải kể đến cha của ông, Trần Trinh Trạch, lúc nhỏ ông Trạch là một cậu bé chăn trâu cho một gia đình phú hộ. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp muốn tăng sức ảnh hưởng đến các địa chủ miền Nam nên đã ra yêu cầu những địa chủ này đưa con em mình đến trường học Pháp. Cậu bé Trạch bị ép thay cho nhà quý tộc đi học văn hoá Pháp và vô tình tìm được môi trường phù hợp thúc đẩy năng lực bản thân.

Cùng với sự thông minh, chăm chỉ của mình, ông Trạch học hành giỏi giang trở thành thư ký ủy ban tỉnh Bạc Liêu. Tại vị trí này ông quen biết được nhiều người giàu có và giúp đỡ nhiều phú hộ về đóng thuế tô đất và được ông bá hộ Phan Văn Bì – bá hộ giàu nhất vùng chú ý đến và gả con gái cho. Từ đó, ông Trạch ngừng việc làm thư ký và trở về quản lý đất đai, gia sản.

biệt phủ công tử bạc liêu – nét kiến trúc còn sót lại thời pháp thuộc

nguồn: sưu tầm

Từ những gia sản, ông Trạch là ngày càng mở rộng và phát triển theo hướng mới, ông còn xin được độc quyền cả  việc cầm đồ – một thuật ngữ còn rất mới lúc bấy giờ. Dần dà những người em vợ do ăn chơi cũng mất gia sản vào tay ông. Theo thống kê, ngoài những gia sản khác, ông bá hộ Trạch lúc bấy giờ sở hữu 74 sở điền lớn, 110.000 ha ruộng lúa và 100.000 ha ruộng muối. Tài sản được tích luỹ đến độ không thể đếm bằng miệng và liên tục tăng tiến giá trị, vì vậy, đến đời con là công tử Bạc Liêu Ba Huy là vô cùng giàu có.

Người ta có câu Khi nói về sự ăn chơi cũng như sự giàu có của Công tử Bạc Liêu rằng: “Vua Bảo Đại có thứ gì thì công tử Bạc Liêu có cái đó, nhưng Công tử Bạc Liêu có thứ gì chưa chắc gì Vua Bảo Đại đã có”.

Nhà ở của Công tử Bạc Liêu

Căn nhà 2 tầng của công tử Bạc Liêu là nét đẹp của kiến trúc Pháp – Việt. Nơi đó không chỉ là hiện thân của một thời kỳ văn hoá truyền thống mà chính sự cổ kính đó làm nên một thương hiệu riêng biệt về phong cách nghệ thuật kiến trúc của Việt Nam trong quá trình giao thoa văn minh thực dân.

Nhà sở hữu mặt tiền thoáng rộng, với lối kiến trúc Tây Âu kết hợp Á đông tạo nên sự độc đáo hiếm có thời bấy giờ và do chính tay kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Khi vừa được xây dựng xong, người ta nói hiếm có ngôi nhà nào lại hội tụ đầy đủ các yếu tố phong thủy đắt giá bao gồm: gần đường lớn, gần chợ và gần sông, thậm chí định vị được hướng gió mát và ấm áp, …

biệt phủ công tử bạc liêu – nét kiến trúc còn sót lại thời pháp thuộc

nguồn: sưu tầm

Sở hữu lối kiến trúc độc đáo lại gắn liền với giai thoại về cuộc đời của một công tử ăn chơi “nổi tiếng” lục tỉnh miền Tây thời bấy giờ. Mọi ngóc ngách trong căn nhà công tử Bạc Liêu đều sở hữu những đường nét tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Với cột trang trí hoa văn nổi do chính tay họa sĩ người Pháp thiết kế đã vẽ nên, những chiếc đèn vàng xuất hiện khắp mọi nơi tạo nên không khí ấm cúng.

Nhà Công tử Bạc Liêu có hai tầng và một sân thượng. Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng trước đây là nơi ông hội đồng Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền.

Bước lên tầng trên, cầu thang trở thành điểm trung chuyển đầy hoa mỹ trong kiến trúc ngôi nhà. Lối đi uốn lượn dẫn từ lầu 1 đến lầu 2 qua 3 khúc, mỗi khúc gồm 9 bậc thang thể hiện cho thiên trường địa cửu. Nếu đến đây vào buổi chiều, đứng từ trên lan can tầng 2 phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống vàng rực một góc trời. Mỗi một ốc vít, chi tiết dù nhỏ nhất đều được đóng dấu mộc ghi xuất xứ từ Paris – Pháp.

biệt phủ công tử bạc liêu – nét kiến trúc còn sót lại thời pháp thuộc

nguồn: sưu tầm

Tầng trệt của ngôi nhà gồm có 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với đó là cầu thang dẫn lên lầu trên. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh rất tiện nghi.

Ngôi nhà có không gian vô cùng sang trọng và rất nhiều đồ cổ quý hiếm được công tử Bạc Liêu sưu tầm. Phòng khách được trưng bày một xà cừ rất đẹp, bộ bàn ghế tiếp khách cũng được làm từ xà cừ.

biệt phủ công tử bạc liêu – nét kiến trúc còn sót lại thời pháp thuộc

nguồn: sưu tầm

Tầng trên có 3 phòng ngủ khác nhau và hai đại sảnh. Đây đều được trang bị đầy đủ tiện nghi với giường đôi, tivi, điện thoại, đồng hồ, máy lạnh, tủ áo và một bàn viết. Các chum trà và những chiếc bình trong nhà cũng là những đồ vật vô cùng quý hiếm được công tử Bạc Liêu sưu tầm. Tính đến hiện nay giá trị của những chiếc bình này cũng đã lên tới hàng trăm triệu đồng.

biệt phủ công tử bạc liêu – nét kiến trúc còn sót lại thời pháp thuộc

nguồn: sưu tầm

Ngoài ra công tử Bạc Liêu có hai chiếc giường ngủ chính: giường nóng và giường lạnh, được đóng bằng gỗ sưa. Toàn bộ những chi tiết trên 2 chiếc giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). Như vậy, tính riêng tiền ốc dùng để cẩn chiếc giường đã lên đến con số 6 tỷ đồng. Và giá của 2 chiếc giường ngày cho đến hiện nay đã lên đến hàng chục tỷ đồng.

biệt phủ công tử bạc liêu – nét kiến trúc còn sót lại thời pháp thuộc
nguồn: sưu tầm

Nhà công tử Bạc Liêu đã hơn 100 năm tuổi nhưng ngôi nhà luôn kiên cố và dẫu cho sự phát triển chóng. mặt của văn minh công nghệ thì sự cổ kính vẫn là giá trị cốt lõi khiến ngôi nhà đặc biệt. Ngôi nhà được kiến trúc sư người Pháp thiết kế nhưng vẫn chịu sự chỉ đạo từ bản chỉnh sửa từ chính cha của công tử Bạc Liêu. Do vậy,  nó  là sự pha trộn đôi nét của kiến trúc phương Đông với màu sắc chủ đạo là 2 màu vàng, trắng. Mỗi cây cột trong nhà đều được trang trí bằng những hoa văn vô cùng đẹp mắt và hầu hết các vật liệu xây dựng nên ngôi nhà đầu được vận chuyển từ Paris về. Tính đến hiện tại ngôi nhà có giá trị ước tính lên đến 400 tỷ đồng, nếu tính cả những giá trị hiện vật trên thị trường đồ cổ thì thậm chí giá tiền của ngôi nhà không thể quy đổi chính xác.

Sau một thời gian trùng tu, ngôi nhà vẫn giữ được kiến trúc xưa và hiện nay ngôi nhà được sử dụng như bảo tàng để du khách tham quan được tận mắt xem những hình ảnh, những hiện vật của gia đình công tử Bạc Liêu từng sử dụng. Đến thăm nhà công tử Bạc Liêu, du khách sẽ được thấy cuộc sống nhung lụa đầy quyền quý một thời của gia đình giàu có bậc nhất Việt Nam. Du khách cũng sẽ nghe, thấy được cuộc đời của cậu Ba Huy – người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu một cách chi tiết nhất từ người kể chuyện là người con trai – Trần Trinh Đức, hiện vẫn đang sinh sống gần ngôi nhà này.

————————————-

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News