Phong Thuỷ

Cách hóa giải ác duyên theo lời Phật để vợ chồng hạnh phúc lâu bền

Khi muốn tìm cách hóa giải ác duyên theo lời Phật để vợ chồng hạnh phúc bạn phải hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trước khi muốn thực hiện.

lời phật dạy, luật nhân quả, nhân quả tội tà dâm, cách hóa giải ác duyên theo lời phật để vợ chồng hạnh phúc lâu bền

Không phải hoàn toàn nhưng sự đổ vỡ trong hôn nhân một phần là do nghiệp duyên quá khứ. Và bạn phải nhận thức được rằng bạn thành công, xuất sắc trong nghề nghiệp cũng không hề liên quan tới chuyện tình cảm. Có những người giàu có nhưng vẫn cô độc đấy thôi, bạn không đủ khả năng xuất sắc để giỏi tất cả nhưng bạn đủ khả năng để học hỏi và sửa đổi.

Tính chất cơ bản của nghiệp là bất định tính. Nghiệp luôn luôn chuyển biến theo hướng thiện hoặc ác tuỳ theo sự tạo nghiệp của thân, khẩu và ý trong đời sống hiện tại của cá nhân:

1. Tà dâm

Trước khi muốn hóa giải nghiệp này bạn phải hiểu đúng về tà dâm trước đã để nhìn thấy được những hậu quả khôn lường mà tội lỗi này mang tới cho cuộc sống của bạn. Hãy nhìn xa hơn để tỉnh thức, chớ vội đánh đổi những cái nhất thời mà mất cả hạnh phúc, tiền bạc và cả sự bình yên của mình.

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ, dễ dàng quen biết những người xa lạ thông qua mạng xã hội và các app ứng dụng… Khi mọi thứ thuận tiện hơn cũng là lúc vô số những mặt trái của nó đi theo và không ít gia đình tan vỡ cũng chỉ vì điều này. Thế nhưng đừng chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho sự sa ngã của mình.

Cuộc sống này ai cũng có 24 giờ như nhau nhưng chúng ta có những cách khác nhau để sử dụng thời gian của mình. Nếu bạn chỉ tập trung thỏa mãn dục vọng bản thân sẽ dần giảm hứng thú và sự quan tâm của mình dành cho người bên cạnh (chồng hay vợ của mình). Cũng chừng đó thời gian có những người không ngừng phát triển bản thân để phát triển sự nghiệp, chăm lo gia đình đấy thôi.

Khi hiểu được mặt hại của Tà dâm và cứ cho là chúng do “nghiệp ác” mang tới thì ngay từ bây giờ, thay vì tập trung lợi ích của chính mình từ nay bạn hãy tập trung tới những suy nghĩ, lời nói và hành động mang đến cảm thông, hiểu biết, yêu thương… và không ngừng tìm cách để hoàn thiện chúng để tăng sự kết nối với bạn đời.

Khi biết lắng nghe những tâm tư, hoài bão và những mặt tối của người bạn đời của mình thật sâu sắc để hiểu được họ. Khi hiểu mình, hiểu người hơn bạn sẽ dễ thông cảm cho những hành động, suy nghĩ của họ và sẽ chỉ cần tập trung vào mặt tối của họ là đủ.

Phải ý thức một cách rõ ràng về những suy nghĩ, lời nói, hành động của mình đang và sắp xảy ra. Nếu đó là những suy nghĩ, lời nói và hành động đem đến chia rẽ, hận thù và đổ vỡ… thì ngay lập tức chủ thể phải nỗ lực diệt trừ chúng khi còn trong ý niệm.

Hiểu nhau là cơ sở của thương yêu đồng thời thương yêu là chất liệu để nuôi dưỡng, là nhịp cầu nối liền cảm thông để hiểu nhau thêm trọn vẹn. Hãy hành động bằng những việc tưởng nhỏ thế thôi bạn đã đủ làm thay đổi tình cảm vợ chồng mình rồi đấy!

2. Bất hiếu

Đây chính là sự yếu hèn và thiếu sáng suốt của khá nhiều người, thậm chí họ đổ lỗi cho sự nghèo khổ của mình cho việc bố mẹ mình nghèo. Đúng ra là từ hoàn cảnh của mình mà lấy động lực để không ngừng nỗ lực cải tạo và xây dựng thiện nghiệp của chính mình, lại đem tất cả đổ lỗi cho duyên số, số phận và định mệnh.

Thậm chí hiện tại bạn cũng là người biết lo lắng cho bố mẹ nhưng với tội lỗi đã gây ra trong quá khứ thì khó tránh khỏi những ác nghiệp mà mình đã tạo ra. Bạn có biết Phật cũng có kiếp từng là kẻ bất hiếu nhưng Ngài vô cùng hối hận. Điều quan trọng là với quá khứ từng sai lầm thì điều quan trọng là biết cách hối cải và tìm cách sửa đổi. Vậy nên, chi bằng từ nay cả hai vợ chồng cùng tìm cách báo hiếu bố mẹ hai bên một cách chu đáo để thay đổi tình hình.

Hiện nay, nhiều cô dâu và chàng rể lấy xong chồng/vợ thì không đủ khéo léo để tỏ ra tôn trọng bố/mẹ đối phương vì một lý do nào đó hoặc đơn giản là vì bất đồng ý kiến.

Hãy thử tưởng tượng thế này, bố mẹ chồng nhận được sự chăm sóc, tôn trọng từ con dâu và bố mẹ vợ cảm nhận được sự chân thành và chu đáo của con rể thì cả hai bên hạnh phúc đến nhường nào. Từ đó, bố mẹ hai bên càng vun vén cho hạnh phúc của vợ chồng họ thì dù hai người có mâu thuẫn cũng dễ dàng hóa giải.

Để thể hiện lòng hiếu thảo không phải cầu kỳ, không cần phải mua món quà đắt tiền trong khi bản thân không đủ khả năng. Hãy thể hiện với họ bằng những việc làm thiết thực bằng những câu thăm hỏi, chăm sóc bố mẹ ốm đau, nói những lời động viên, an ủi,…

Làm người hãy luôn lấy chữ hiếu làm trọng, bất kể đó là bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ của mình bạn nhé.

3. Sát sinh

Sát sinh là cướp đi mạng sống của con người hoặc loài vật và ẩn đằng sau đó là những hậu quả khó lường. Đó là lý do Phật giáo khuyến khích chúng ta nên ăn chay, tránh làm hại các sinh mạng. Vì dù là sinh vật nhỏ thôi nhưng sự sân hận của chúng nổi lên khi bị chúng ta giết hại khiến chúng muốn trả thù bằng cách nào đó và gây hại cho cuộc sống và trong đó bao gồm cả đời sống hôn nhân của chúng ta.

Ví dụ như một người có thói quen sát sinh sẽ khiến họ mất đi lòng từ, thiếu đi thái độ biết yêu thương, cảm thông. Họ thường hay nóng giận, khó chịu và dùng vũ lực để giải quyết vấn đề… Từ đó vợ chồng hay có mâu thuẫn, cãi cọ, hờn giận… thì đâu còn thời gian cho những hạnh phúc bé nhỏ?

Vì thế, muốn hóa giải ác duyên theo lời Phật để vợ chồng hạnh phúc bằng việc hạn chế sát sinh là việc mà mọi người nên lưu tâm.


Sám hối có xóa sạch được tội lỗi? Sám hối thế nào cho đúng cách?

Đức Phật dạy “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Nhưng trong cuộc đời này, ai cũng đã từng có lỗi lầm, và khi phạm lỗi phải biết sám hối, vậy sám hối là gì?

– Sám là sự ăn năn hối tiếc những lỗi lầm mình gây ra từ trước.

– Hối là nguyện từ bỏ lỗi lầm từ hôm nay trở về sau.

Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai.

Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới.

Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.

Nếu vì không biết mà tái phạm thì cần phải sám hối đúng pháp. Việc sám hối đúng pháp như trong bài Kinh Tàm và Quý Đức Phật đã dạy rất rõ. Đây cũng là bài kinh Đức Phật dạy về sám hối đúng Pháp, ý nghĩa Tàm Quý là thấy rõ lỗi lầm, xấu hổ ăn năn quay đầu sám hối và nguyện từ bỏ việc xấu ác không bao giờ tái phạm vào nữa.

Như vậy, trong lời dạy này cần làm đó là nhận ra được các việc làm sai lầm tội lỗi mà sám hối. Việc thứ hai quan trọng hơn đó là nguyện từ bỏ các việc ác mà không bao giờ tái phạm vào nữa.

Đức Phật cũng thuyết bài Kinh tương đương là bài Kinh Về Ba Hạng Người.

Hạng người thứ nhất là hạng người đi từ chỗ sáng tới chỗ sáng, tức chỉ cho các bậc trí tuệ như Đức Phật hay những vị Bồ Tát đã giác ngộ vạn pháp, hiểu rõ luật nhân quả … từ khi sinh ra đời cho đến khi nhập Niết Bàn không bao giờ phạm vào các tội lỗi.

Hạng người thứ hai là hạng người đi từ chỗ tối đến chỗ sáng là hạng người phạm vào tội lỗi mà biết ăn năn sám hối nhờ gặp được và tin vào Phật Pháp, tin vào nhân quả nghiệp báo mà nguyện từ hết bỏ các việc ác, không bao giờ tái phạm, đây cũng là hạng người Trí Tuệ được Đức Phật tán thán ca ngợi.

Điển hình nhất cho hạng người nầy là có tướng cướp Vô Não, vì yêu thích học thần thông mà nghe lời người thầy ngoại đạo để đi chặt 100 ngón tay để đổi lấy thần thông. Vì còn thiếu mấy ngón tay nữa nên về định chặt tay của mẹ mình, cũng may nhờ Đức Phật đến hoá độ kịp thời nên Vô Não nhận rõ ra đó là lỗi lầm, liền buông dao quỳ sám hối trước Đức Phật và Mẹ.

Đức Phật dạy Vô Não hãy từ bỏ luôn con dao trong tâm: tức là tham, sân, si trong tâm mới được an tịnh mãi mãi. Vô Não đã vâng theo lời dạy của Đức Phật, lập tức đã từ bỏ Tham, Sân, Si nên đắc quả A La Hán, từ đây không bao giờ trở lại làm ác nữa, từ đó luôn được an lạc giải thoát.

Tuy dư nghiệp quả khổ xưa kia Ngài đã tạo ra giờ có gánh chịu nhưng vì tâm ngài hết oán thù sân hận nên Ngài đã hỷ xả tất cả trong nhẹ nhàng cho dù bị người ta có mắng chửi, đánh đập.

Hạng người thứ hai nầy có rất nhiều người, nhiều hành giả đã chứng thánh quả giải thoát luân hồi. Trong khi ấy chúng ta thì tuy có sám hối về bao lỗi lầm như vì tâm vẫn còn vô minh tham sân si mà đã tạo ra tội lỗi từ bao đời kiếp trước.

Tuy có sám hối nhưng sự sám hối của chúng ta chưa thật đầy đủ nghĩa là gốc tham sân si vẫn còn nên lại tái phạm để rồi cứ luân hồi khổ mãi trong vòng luân hồi lục đạo, khi có tí Phước thì sinh làm tiên làm người, khi hết phước, lại nhiều tội lỗi thì đoạ làm súc sanh trâu, ngựa …

Thậm chí là đoạ vào địa ngục với bao khổ ải, phải nhờ Đức Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Quán Thế Âm … từ bi dẫn đường chỉ lối về đường chánh để đầu thai đi lên. Như vậy chúng ta phần lớn cũng được xếp vào hạng người thứ hai nầy nhưng chưa trọn vẹn.

Hạng người thứ ba là hạng người đi từ chỗ tối đến chỗ tối tức hạng không tin Phật Pháp, không tin nhân quả nghiệp báo nên tạo ra bao việc xấu ác, tội lỗi mà không biết đó là việc ác mà cứ cho rằng việc đó là đúng nên muôn đời cứ trôi lăn trong tam đồ ác đạo, địa ngục ngạ quỷ súc sanh chịu bao tội khổ vô cùng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News