Phong Thuỷ

Cách tính Khắc, Canh, Giờ, Tháng theo Thập Nhị Địa Chi

Người ta thường truyền tai nhau câu nói: “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”. Ít ai quan tâm một canh giờ là bao lâu, một khắc có mấy tiếng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn độc giả những cách tính thời gian độc đáo của cha ông ta về cách tính khắc, canh giờ trong phong thủy. Mời quý độc giả theo dõi ngay dưới đây.

Trước khi tìm hiểu cách tính khắc, chúng ta cần hiểu khắc giờ trong phong thủy là gì?

Khắc được hiểu là cách gọi tên thời gian trong một ngày vào ban ngày. Một khắc tính bằng 2 giờ 20 phút đồng hồ. Khắc được tính bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào 19 giờ tối cùng ngày.

cách tính khắc, canh, giờ, tháng theo thập nhị địa chi

Sáu khắc trong một ngày

Một ngày có 6 khắc, được tính cụ thể như sau:

  • Khắc 1: Được tính từ 5 giờ sáng đến 7 giờ 20 phút
  • Khắc 2: Được tính từ 7 giờ 20 phút đến 9 giờ 40 phút
  • Khắc 3: Được tính từ 9 giờ 40 phút sáng đến 12 giờ trưa
  • Khắc 4: Được tính từ 12 giờ trưa đến 14 giờ 20 phút
  • Khắc 5: Được tính từ 14 giờ 20 phút đến 16 giờ 40 phút
  • Khắc 6: Được tính từ 16 giờ 40 phút đến 19h tối

Với cách tính này thì ban ngày dài 14 tiếng còn ban đêm dài 10 tiếng đồng hồ.

cách tính khắc, canh, giờ, tháng theo thập nhị địa chi

Năm canh giờ trong phong thủy

Canh giờ trong phong thủy là cách gọi tên thời gian vào ban đêm. Canh giờ được người xưa tính từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Một canh giờ được quy định là 2 giờ đồng hồ. Theo cách tính trên, sẽ có 5 canh giờ, cụ thể được tính như sau:

  • Canh 1: Người ta tính canh 1 từ 19 giờ tối đến 21 giờ, tức đây là giờ Tuất
  • Canh 2: Người ta tính canh 2 từ 21 giờ đến 23 giờ khuya cùng ngày, tức đây là giờ Hợi
  • Canh 3: Người ta tính canh 3 từ 23 giờ khuya ngày hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, tức đây là giờ Tý
  • Canh 4: Người ta tính canh 4 từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, tức đây là giờ Sửu
  • Canh 5: Người ta tính canh 5 từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, tức đây là giờ Dần

cách tính khắc, canh, giờ, tháng theo thập nhị địa chi

Bảng quy định giờ trong ngày theo thập nhị địa chi

Ngoài cách tính giờ vào ban đêm bằng canh, ban ngày bằng khắc, các bậc tiền nhân xưa cũng tính giờ theo thập nhị địa chi 12 con giáp với những quy ước nhất định. Giờ chính Ngọ là 12 giờ trưa, giờ chính Tý là 12 giờ đêm. Từ đó, suy ra các giờ còn lại. Cứ 2 giờ đồng hồ tương ứng với một con giáp. Cụ thể, cách tính giờ theo thập nhị địa chi được tính như sau:

cách tính khắc, canh, giờ, tháng theo thập nhị địa chi

12 tháng trong năm theo con giáp

Địa chi của mỗi tháng (Âm lịch) được người xưa cố định như sau:

  • Tháng 1 (Tháng Giêng) là tháng Dần
  • Tháng 2 là tháng Mão
  • Tháng 3 là tháng Thìn
  • Tháng 4 là tháng Tỵ
  • Tháng 5 là tháng Ngọ
  • Tháng 6 là tháng Mùi
  • Tháng 7 là tháng Thân
  • Tháng 8 là tháng Dậu
  • Tháng 9 là tháng Tuất
  • Tháng 10 là tháng Hợi
  • Tháng 11 là tháng Tý
  • Tháp 12 (Tháng Chạp) là tháng Sửu.

Năm nào nhuận thì tháng nhuận vẫn được tính theo tháng chính, không thay đổi gì so với quy ước ban đầu. Ví dụ như năm 2020 là năm nhuận, có 2 tháng 4 thì 2 tháng này vẫn có tên tháng là tháng Tỵ.

Trên đây là những cách tính khắc, canh, giờ, tháng theo con giáp mà Vansu.net tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả sẽ có thêm những hiểu biết về các cách tính thời gian trong phong thủy chính xác và nhanh nhất. Các bạn cũng đừng quên truy cập trang web của chúng tôi hàng ngày để biết thêm những kiến thức phong thủy, tâm linh bổ ích nhé!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News