Kiến Thức

Cách trồng gừng đơn giản tại nhà ai cũng làm được

Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, đem lại hương vị đậm đà và đặc trưng cho mỗi món ăn. Không những thế, gừng còn đem lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tự tay trồng gừng sẽ tiện lợi hơn khi cần dùng đến và tiết kiệm được chi phí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách trồng gừng đơn giản ngay tại nhà dưới đây nhé!

1. Khi trồng gừng cần chuẩn gì những gì?

Để có thể thực hiện việc trồng gừng một cách hiệu quả, khâu chuẩn bị được xem là một khâu khá quan trọng. Hãy tiếp tục theo dõi để biết cần chuẩn bị gì khi trồng gừng nhé!

cách trồng gừng đơn giản tại nhà ai cũng làm được

Cách trồng gừng tại nhà rất đơn giản

  • Chọn giống gừng

Tùy theo mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn nhiều loại gừng khác nhau. Trong trường hợp chỉ trồng với mục đích sử dụng trong gia đình thì gừng dé, gừng sẻ sẽ là lựa chọn tốt nhất. Những loại gừng to thường sẽ có vị nhạt hơn và cây phát triển lớn hơn, chiếm diện tích rất nhiều. Những loại củ nhỏ sẽ có vị cay thơm, đậm đà hơn và không chiếm quá nhiều diện tích.

  • Chuẩn bị chậu và đất

Bạn có thể sử dụng chậu nhựa hoặc chậu sành để có thể trồng gừng. Nếu có điều kiện hãy sử dụng chậu đất nung để trồng, vì đây là loại chậu có thể thoát nước và giữ ẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể trồng gừng trong bao tải thay vì sử dụng chậu. Cách trồng này cũng đem lại nhiều ưu điểm như môi trường phát triển rộng rãi, cây có thể phát triển tốt hơn.

Mặc dù gừng là một loại cây rất dễ sống và dễ thích nghi nhưng việc chọn đất để trồng gừng cũng rất quan trọng. Khi chuẩn bị đất, bạn nên lựa chọn những loại đất tơi xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt. Để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho đất, bạn có thể pha đất với những các nguyên liệu khác theo tỷ lệ 2:1 và có thể trộn đất – tro trấu – phân giun quế theo tỷ lệ 2:1:1.

Vậy trồng gừng vào tháng mấy là thích hợp? Thời điểm trồng gừng thích hợp nhất là vào mùa xuân (tháng 1 và tháng 2) hoặc có thẻ là tháng 4 – tháng 5. Mùa đông (tháng 10 đến tháng 12) cũng là thời điểm để có thể trồng gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng thường sẽ là 8 -10 tháng tùy vào từng loại giống.

2. Hai cách trồng gừng đơn giản tại nhà

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc hai cách trồng gừng đơn giản nhất tại nhà là trồng trong chậu và trồng gừng bằng nước. Cách thực hiện cụ thể như sau.

2.1. Cách trồng gừng trong chậu

  • Chuẩn bị lượng gừng mà bạn muốn trồng, sau đó ngâm củ gừng vào trong nước và để qua đêm.
  • Tiếp theo, cắt củ gừng thành những đoạn nhỏ (tầm 1 đốt tay) và lưu ý không cắt vào phần mắt gừng để gừng có thể mọc mầm và bỏ những phần không có mắt đi.

cách trồng gừng đơn giản tại nhà ai cũng làm được

Cách trồng gừng tại nhà dễ dàng với một chiếc chậu

Sử dụng chậu đã chuẩn bị trước đó và cho vào khoảng ½ chậu đất, nén đất chặt vừa phải. Tiếp đó, đem gừng đã cắt đem ươm vào đất và phủ đất lên củ tầm 2,5 – 3cm

Cuối cùng, đặt chậu ở nơi bóng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Thực hiện tưới nước đầy đủ cho cây mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối để đảm bảo sự phát triển của cây.

2.2. Cách trồng gừng bằng nước

Chọn những củ gừng già và đem ủ trong bóng râm, tưới nước cho đến khi nhú mầm. Sau đó, chuẩn bị một chậu nước và dùng que xiên những củ gừng đã mọc mầm (xiên vào những chỗ không nhú mầm) và đặt ½ củ gừng ngập trong nước, phần nhú mầm hướng lên trên.

cách trồng gừng đơn giản tại nhà ai cũng làm được

Kỹ thuật trồng gừng bằng nước

Khoảng 2 ngày thay nước trong chậu 1 lần, gừng có thể mọc rễ và ra lá non trong vòng 5 – 7 ngày.

3. Cách chăm sóc sau khi trồng gừng

Để gừng có thể nảy mầm tươi tốt, bạn nên đặt gừng ở những nơi có ánh sáng vừa đủ và có ánh nắng chiếu vào tầm 5 – 6 tiếng để cây có thể ra nhiều củ hơn.

3.1. Tưới nước

Mặc dù là loại cây ưa ẩm nhưng lại chịu úng khá kém vì thế mỗi ngày bạn chỉ cần tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần, trong trường hợp trời mưa thì không nhất thiết phải tưới cây.

Sau khi cây đã đạt được thời gian từ 7 -8 tháng thì không cần phải tưới nước nữa, đây là thời điểm cây rụng hết lá và chuẩn bị thu hoạch được củ.

3.2. Bón phân 

Khi trồng gừng ngay tại nhà, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu gây độc hại đến sức khỏe. Bạn có thể thường xuyên nhổ cỏ dại cho cây và bón thêm phần hóa học giúp củ phát triển to hơn.

4. Những lưu ý khi trồng gừng

Khi trồng gừng, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, bạn nên lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:

  • Khi đặt cây ở những nơi bóng râm và thiếu ánh sáng, cây sẽ ra củ nhỏ và ít củ hơn. Vì thế, bạn nên đặt chậu ở những nơi thường xuyên có ánh nắng vừa đủ, chỉ nên lựa chọn ở những nơi nhận được ánh sáng tầm 5-6 mỗi ngày, tránh những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày, gây mất nước khiến cây bị héo.
  • Khi mầm cây đã nhú lên khỏi mặt đất, bạn nên phủ thêm một lớp đất cao nữa từ 3-4 cm để cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển
  • Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên tới nước để giữ độ ẩm cho cây
  • Sau khoảng thời gian 5 tháng bạn có thể đào củ để sử dụng, cần cẩn thận trong quá trình lấy củ để củ không bị đứt rễ hay dập củ. Từ 7 – 9 tháng gừng sẽ tự rụng lá và không cần tưới nước nữa

cách trồng gừng đơn giản tại nhà ai cũng làm được

Lưu ý trồng gừng giúp cây phát triển tốt

4. Lợi ích của củ gừng đối với sức khỏe

Không chỉ là một loại gia vị đặc biệt tăng thêm hương vị đậm đà của thức ăn, gừng còn đem lại những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích mà củ gừng đem đến cho người dùng.

  • Giảm các triệu chứng liên quan đến dạ dày

Gừng được xem là cứu tinh của những căn bệnh liên quan đến dạ dày giảm nôn mửa, say tàu xe và ốm nghén của phụ nữ mang thai. Ngoài ra gừng còn hỗ  trợ giảm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt. Một ly nước gừng ấm trong lúc hành kinh sẽ là phương pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

  • Hỗ trợ chữa cảm lạnh thông thường

Theo nghiên cứu của Đông Y, gừng có vị cay và ấm có khả năng giải độc, ôn trung, giảm viêm, tiêu đờm và giảm đau nhanh chóng.

  • Bảo vệ răng miệng

Trong gừng có chứa hợp chất Gingerol có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xấu trong khoang miệng. Sự sinh sôi nảy nở của những loại vi khuẩn này có thể gây ra những căn bệnh liên quan đến răng miệng như hôi miệng, nha chu và nướu răng nghiêm trọng. Không những có tác dụng bảo vệ khoản miệng, gừng còn giúp cho răng thêm trắng sáng.

  • Gừng giúp giảm đau nhức xương khớp

Mặc dù gừng không phải là một liều thuốc thần kỳ để chữa bệnh xương khớp nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc làm dịu những cơn đau do xương khớp gây ra. Theo một số nghiên cứu, những người có bổ sung gừng vào khẩu phần ăn một cách hợp lý ít bị mỏi cơ hơn vào ngày hôm sau đối với những người không ăn gừng.

  • Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu

Gừng có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt, đặc biệt đối với những người mắc tiểu đường type 2, giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin.

  • Giảm nguy cơ ung thư

Gừng là loại củ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa. Căng thẳng oxy hóa chỉ xảy ra khi có sự tích tụ của gốc tự do trong cơ thể.

Gốc tự do là chất độc hại và được hình thành trong quá trình trao đổi chất với những yếu tố khác nhau. Nếu không được loại bỏ, gốc tự do sẽ tích tụ, tế bào sẽ bị tổn thương và từ đó phát triển thành ung thư.

cách trồng gừng đơn giản tại nhà ai cũng làm được

Gừng mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng

  • Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật

Bên cạnh những công dụng đã nêu trên, gừng còn có giúp cơ thể chống lại những căn bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, huyết áp.

Như vậy, Vua Nệm đã chia sẻ cho các bạn những cách trồng gừng tại nhà thật đơn giản, hiệu quả cao. Hy vọng rằng bạn sẽ tự tay trồng gừng thành công cho gia đình bạn nhé.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News