Phong Thuỷ

101 Câu Hỏi Hay Về Phong Thủy Phần 1

101 câu hỏi hay về phong thủy phần 1

Phong thuỷ là gì?

Văn hoá truyền thống Trung Quốc lấy “ Thiên nhân tương ứng, thiên nhân hợp nhất” làm trung tâm, con người và tự nhiên luôn có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, là một chỉnh thể không thể tách rời. Người xưa rất coi trọng môi trường và không gian thiên nhiên xung quanh, bao gồm cả những ảnh hưởng của kiến trúc nhà ở đối với con người, từ đó tạo thành một quan niệm lí luận phong thuỷ độc đáo. Con người là trung tâm của vũ trụ, thuyết Tam tài của triết học phương Đông là Thiên – Địa – Nhân. Con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tự nhiên và là trung tâm của trời đất. Có trời có đất rồi qua sự phát triển vận động mà tạo nên con người như một vũ trụ thu nhỏ. Chính vì con người là một sản phẩm của tự nhiên và sẽ phải chịu sự chi phối của tự nhiên. Cũng giống như các sinh vật khác trên trái đất đều phải chịu sự chi phối của thiên nhiên và môi trường xung quanh chúng. Trong phong thuỷ có không ít nội dung tưởng như là mơ hồ, vụn vặt nhưng khi trải qua quá trình nghiên cứu thì đây là sự manh nha của khoa học nguyên thuỷ và được con người ngày nay trân trọng, kế thừa, phát huy và loại bỏ những yếu tố mê tín, đồng thời chúng ta tiến hành phân tích trên phương diện khoa học.Phong thuỷ là một hệ thống lí luận học thuật tương đối phức tạp, chúng ta cũng không thể không thừa nhận là trong đó có một vài yếu tố tâm linh tồn tại tron phong thuỷ. Phong thuỷ bao gồm hai yếu tố lớn là thị giác và trí giác. Ví dụ như phong thuỷ yêu cầu sự hoàn chỉnh, thống nhất; kỵ với những gì lộn xộn, vỡ nát; hay yêu cầu sự khác biệt giữa cái chính và cái phụ, đòi hỏi tính cân bằng, ổn định cho thị giác, trí giác. Ngày nay, căn nhà không chỉ phải đáp ứng sự thoải mái, mỹ quan mà còn phải tuân thủ theo một số qui tắc phong thuỷ nhà ở.

Nguyên tắc trong phong thuỷ là gì?

Nguyên tắc hệ thống Lí luận phong thuỷ coi môi trường là một hệ thống hoàn chỉnh. Hệ thống này lấy con người làm trung tâm và bao gồm cả đất trời vạn vật. Các yếu tố bên trong môi trường bao giờ cũng có quan hệ mật thiết với nhau, điều tiết cho nhau, tồn tại độc lập với nhau, đối lập nhau nhưng lại có thể chuyển hoá cho nhau. Chức năng của phong thuỷ là điều tiết các mối quan hệ, ưu việt hoá kết cấu, tìm ra phương pháp kết hợp tốt nhất trên góc độ vĩ mô.Nguyên tắc ứng dụng Căn cứ vào tính khách quan của môi trường xung quanh, tìm ra những phương pháp thích hợp với phương thức sinh sống hài hoà với thiên nhiên. Trung Quốc có diện tích đất đai rộng lớn, khí hậu các vùng rất khác biệt, thổ chất cũng không giống nhau, do đó kiểu cách kiến trúc đương nhiên không thể trùng lặp. Nhà vùng Tây Bắc thì thấp, nhà phương Nam thì nhiều tầng…đây đều là ví dụ cho sự thích ứng với môi trường tự nhiên.Nguyên tắc bảo vệ môi trường Thân thiện với thiên nhiên, dựa vào núi, kề vào sông là một trong những nguyên tắc cơ bản của phong thuỷ học. Sơn là xương cốt của đất, thuỷ là khởi nguyên sự sống của vạn vật. Người xưa coi địa thế được bọc trong thuỷ, có sơn bao quanh là một địa thế lí tưởng. Điều này tất nhiên có liên quan đến khí hậu, môi trường sinh sống tồn tại của thời cổ. Sống ở nơi này nhận được thức ăn, cây cỏ một cách tự nhiên rất có ý nghĩa với việc bảo vệ sinh thái môi trường. Những căn phòng hướng Nam cũng là một ví dụ cho nguyên tắc bảo vệ môi trường. Phòng hướng Nam nhận được ánh sáng mặt trời, tránh gió và thuận ứng với thiên đạo, có linh khí của núi, là chỗ địa linh sinh nhân kiệt. Phong thuỷ học coi trọng hướng núi thế đất, đặt cái nhỏ trong cái lớn để suy xét.Nguyên tắc phòng tránh Trong phong thuỷ có hai yếu tố tạo nên hung là yếu tố con người và ngoại cảnh. Trong đó, có rất nhiều trường hợp chỉ có thể dùng nguyên tắc phòng tránh để chuyển hoá. Ví dụ nếu căn nhà nằm vào dòng chảy của sông, trạch cơ không ổn định, dễ bị thuỷ tai thì chỉ có cách duy nhất là chuyển nhà ra nơi khác hoặc không dựng nhà ở những chỗ như vậy.Nguyên tắc âm dương Theo phong thuỷ thì vật gì cũng có hai thuộc tính âm và dương, có chính sẽ có phụ, có đen sẽ có trắng, có lạnh sẽ có nóng, có sơn sẽ có thuỷ… Làm việc gì mà đạt được cân bằng âm dương sẽ được gọi là trung dung chi đạo. Trung dung là phối hợp hoàn hảo, không thiên không lệch, không to không nhỏ, không cao không thấp. Phương hướng phải phù hợp với thế đất, diện tích nhà to hay nhỏ cũng phải phù hợp với nhau. Nhà to mà người ít hay nhà nhỏ người nhiều thì đều không cát. Nhà nhỏ cửa to, nhà to cửa nhỏ cũng không tốt do mất sự cân đối về mỹ quan thẩm mỹ. Việc điều tiết, thay đổi trong phong thuỷ cũng phải lấy trung dung làm trọng. Phải chú ý đến sự hài hoà, thân thiện trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, phải dựa vào thiên nhiên, có sự thích hợp khi điều hoà thiên nhiên. Vì nếu có sự can thiệp vào thiên nhiên một cách thái quá thì sẽ phản tác dụng, tất yếu sẽ nhận lại sự phản ứng của tự nhiên.

Tại sao nói ảnh hưởng của phong thuỷ đối với con người là sự tồn tại khách quan?

Người ta thường nói “Nhân kiệt chi linh”, “Nhất phương thuỷ thổ dưỡng nhất phương nhân” (Đất nơi nào thì tốt cho người nơi ấy), “Người Bắc hào hoa, người Nam tuấn kiệt”, điều này có nghĩa là ảnh hưởng của phong thuỷ địa lí đối với con người là tồn tại khách quan. Bởi vì, địa lí cũng có nghĩa là khí độ, khí chất và khí thế. Con người cũng như vậy, có người tính hiền hoà, thanh cao, có người tính khô khan, hoặc thượng võ, anh hùng, hoặc tiểu nhân… Nơi dương khí vượng sản sinh ra con người anh hùng hào kiệt, nơi dương khí hài hoà sản sinh ra con người văn phong nho nhã. Ngược lại, nơi dương khí không tốt sẽ tạo ra con người nhỏ nhen, xảo quyệt, dâm ô thác loạn… Từ đó có thể thấy sự ảnh hưởng của phong thuỷ đối với con người thật sự tồn tại.

Phong thuỷ và thiết kế nhà ở có quan hệ như thế nào?

Thiết kế nhà ở và phong thuỷ nhà giống như cơ thể con người, không gian phòng giống như đường khí quản. Khí phải được lưu thông một cách cân bằng giữa các phòng trong nhà, từ cửa chính đến phòng ngủ, phòng khách, thư phòng, nhà bếp, không khí phải được dễ dàng lưu chuyển. Cửa chính và các cửa sổ lại giống như mũi và miệng của mỗi phòng, có tác dụng dẫn mở khí giữa bên ngoài và bên trong phòng. Không khí đi qua cửa ra vào, cửa sổ, qua tường ngăn, bình phong, đồ nội thất và các đồ đạc khác trong nhà đều có ảnh hưởng nhất định đến mỗi khu vực không gian, từ đó người sống trong nhà mới hít thở được khí dưỡng và có được sự khoẻ mạnh cân bằng. Loại khí này không được quá mạnh cũng không được quá yếu, mà nên có sự hài hoà, ổn định.

Khung cảnh trong và ngoài nhà có quan hệ gì với nhau?

Môi trường bên ngoài nhà ở có cát lành thì không gian sống trong nhà mới càng được hưởng sự cát lành đó và người sống bên trong nhà mới tích tụ và phát huy thêm được cát và vượng của mình. “Cát thượng gia cát, vượng thượng gia vượng”. Nếu khung cảnh bên ngoài không thích hợp, sự bố trí đồ đạc, không gian trong nhà cũng không hợp phong thuỷ thì sẽ không có lợi cho sự phát triển của con người. Còn nếu khung cảnh bên ngoài thích hợp, nhưng phong thuỷ bên trong nhà không đạt. Ngoài ra, môi trường bên ngoài không tốt lành, nhưng bố cục trong nhà lại hợp phong thuỷ, thì gia chủ sẽ phải trải qua gian khổ trước mới được nếm ngọt bùi sau này. Do đó, cũng có thể an cư ở nơi đây. Hơn nữa nếu sinh sống trong một thời gian dài, gia chủ sẽ ngày càng gặp được nhiều may mắn. Từ những phương diện trên có thể thấy được phong thuỷ cư gia không chỉ phải xem xét đến bố cục bên trong ngôi nhà, mà môi trường sống bên ngoài cũng có vai trò rất quan trọng. Hai mặt này có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự cát và quan hệ giữa chúng sẽ quyết định cho việc có nên sinh sống tại nơi đó hay không.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News