Dị Ứng

Cẩn trọng với găng tay cao su khi bị dị ứng mủ

cẩn trọng với găng tay cao su khi bị dị ứng mủ

Trong bài viết này, thuật ngữ “mủ” đề cập đến loại mủ cao su tự nhiên, sản phẩm được chế tạo từ một chất lỏng như sữa chiết xuất từ cây cao su, Hevea brasiliensis. Nhiều loại cao su tổng hợp cũng được gọi là “mủ”, nhưng những loại này không giải phóng protein gây phản ứng dị ứng.

Dị ứng mủ là gì?

Dị ứng mủ là phản ứng với một số protein trong mủ cao su. Mức độ tiếp xúc với mủ cần để gây mẫn cảm hoặc dị ứng vẫn chưa được biết rõ. Mức độ tiếp xúc với protein cao su càng nhiều càng làm tăng nguy cơ xảy ra triệu chứng dị ứng. Ở những người nhạy cảm, triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc, nhưng triệu chứng sẽ kéo dài hàng giờ sau đó và khá đa dạng. Các phản ứng nhẹ với mủ gây đỏ da, phát ban, nổi mề đay, ngứa. Các phản ứng nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng đường hô hấp như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa họng và hen suyễn (khó thở, ho, và khò khè). Trong trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể bị sốc, tuy nhiên, phản ứng đe dọa tính mạng ít khi là dấu hiệu đầu tiên của dị ứng mủ.

Ai có nguy cơ bị dị ứng mủ?

Nhân viên y tế có nguy cơ bị dị ứng mủ vì họ sử dụng găng tay cao su thường xuyên. Người lao động ít sử dụng găng tay (như nội trợ, thợ làm tóc, và công nhân các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su) cũng có nguy cơ bị dị ứng.

Có phải chạm vào da là cách duy nhất tiếp xúc với cao su?

Không. Protein mủ gắn chặt vào loại bột bôi trơn trong một số găng tay. Khi người lao động thay đổi găng tay, các hạt protein hay các hạt bột bay trong không khí và có thể bị hít vào.

Điều trị dị ứng mủ như thế nào?

Bạn nên phát hiện sớm các triệu chứng, hạn chế tiếp xúc với cao su, và khám bác sĩ để ngăn chặn những tác động lâu dài đến sức khỏe. Khi một công nhân bị dị ứng với mủ, cần có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn ngừa phơi nhiễm. Một số loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng; nhưng tránh mủ hoàn toàn, mặc dù khá khó khăn nhưng là phương pháp hiệu quả nhất.

Còn có những loại phản ứng với mủ nào ngoài dị ứng mủ không?

Có. Phản ứng phổ biến nhất với các sản phẩm cao su là viêm da tiếp xúc kích ứng, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khô ráp trên da, thường là bàn tay. Phản ứng này là do mẫn cảm khi đeo găng tay và tiếp xúc với loại bột trong găng tay. Viêm da tiếp xúc kích ứng không phải là dị ứng. Viêm da tiếp xúc kích ứng (đôi khi được gọi là chàm nhạy cảm hóa học) là do các hóa chất được thêm vào mủ cao su khi thu hoạch, chế biến, hoặc sản xuất. Những hóa chất này có thể gây phát ban tương tự như chất độc cây tường xuân.

Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân khỏi dị ứng mủ?

Theo các bước sau đây để bảo vệ bản thân không tiếp xúc và dị ứng mủ tại nơi làm việc:

  • Sử dụng găng tay không có mủ cho các hoạt động không tiếp xúc với các vật liệu truyền nhiễm (chuẩn bị thực phẩm, dọn dẹp, bảo dưỡng nói chung, vv);
  • Chọn loại bảo vệ thích hợp là cần thiết khi xử lý các vật liệu truyền nhiễm. Nếu bạn sử dụng găng tay cao su, bạn nên chọn loại không có bột với hàm lượng protein thấp;
  • Loại bao tay này giảm khả năng tiếp xúc với protein mủ nên làm giảm nguy cơ dị ứng mủ;
  • Cái gọi là găng tay cao su không dị ứng thực chất không làm giảm nguy cơ dị ứng mủ. Nhưng loại này làm giảm phản ứng với các chất phụ gia, hóa chất trong mủ (viêm da tiếp xúc dị ứng);
  • Có phương thức làm việc phù hợp để giảm thiểu nguy cơ phản ứng với mủ;
  • Khi đeo găng tay cao su, không được sử dụng kem dầu hay lotion thoa tay (có thể làm hỏng găng tay);
  • Sau khi tháo găng tay cao su, hãy rửa tay với xà phòng nhẹ và sấy khô hoàn toàn;
  • Làm vệ sinh thường xuyên: thường xuyên quét dọn các khu vực và trang thiết bị nhiễm bụi cao su;
  • Tuân thủ hướng dẫn và huấn luyện về dị ứng mủ của cấp trên và làm quen với các quy trình để ngăn ngừa dị ứng mủ;
  • Học cách nhận biết các triệu chứng của dị ứng mủ: phát ban da, mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy, sổ mũi, đau mắt, viêm xoang, hen suyễn, và sốc (ít gặp).

Nếu bị dị ứng mủ, tôi nên làm thế nào?

Nếu bạn có những triệu chứng của dị ứng mủ, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với găng tay cao su và sản phẩm khác có chứa cao su cho đến khi bạn gặp bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị dị ứng.

Nếu bạn bị dị ứng mủ, bạn nên xin ý kiến ​​bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với găng tay và các sản phẩm cao su;
  • Tránh các khu vực bạn có thể hít phải bột từ găng tay cao su mòn của các công nhân khác;
  • Hãy báo với cấp trên và nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, nha sĩ, vv) khi bạn bị dị ứng mủ;
  • Đeo vòng đeo tay cảnh báo.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News