- Cashmere là gì?
- Vải Cashmere được tạo ra như thế nào?
- Các loại vải cashmere trên thị trường hiện nay
- Tại sao chất liệu vải cashmere lại có giá thành khá cao?
- Những đặc tính của chất liệu vải cashmere
- 1. Giữ nhiệt tốt
- 2. Bề mặt vải mịn
- 3. Là loại len siêu nhẹ
- 4. Giá thành cao
- 5. Hút nước nhanh
- 6. Khả năng co giãn không cao
- Ứng dụng vải Cashmere trong đời sống
- Hướng dẫn cách chăm sóc vải Cashmere bền lâu
Thay vì lông cừu, vải Cashmere được tạo nên nhờ những sợi lông dê nguyên chất. Chính điều này khiến vải Cashmere mềm mại, sang trọng và mịn màng. Đến nay vải Cashmere vẫn được coi là một trong những loại vải cao cấp nhất. Tại sao vậy? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Cashmere là gì? Cũng như hiểu hơn về loại vải của giới thượng lưu này trong bài viết hôm nay nhé!

Cashmere là gì? Nâng tầm đẳng cấp với loại vải của giới thượng lưu
Cashmere là gì?
Vải Cashmere là loại sợi mềm nhất trên thế giới. Những sợi lông Cashmere thường rất mỏng, chúng dệt nên những bộ quần áo mềm mại, sang trọng và rất bền.
Vải Cashmere không được tạo nên từ lông cừu như bạn nghĩ đâu, mà chúng được tạo bởi lông của những con dê Cashmere. Những con dê này được chăn thả trên dãy Himalaya, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -30 độ C, môi trường sống lạnh cóng đó đồng nghĩa với việc tạo nên một lớp lông dày, ấm đến khó tin.

Vải Cashmere là loại sợi mềm nhất trên thế giới
Đặc trưng của dê Cashmere có hai lớp lông, chúng có lớp lông để bảo vệ và lớp lông Cashmere siêu mềm. Nếu như một con cừu có thể sản xuất ít nhất 3kg len mỗi năm , ngược lại con dê Cashmere chỉ có thể cung cấp cho con người 200 gram lông/ năm. Chính điều này khiến vải Cashmere tạo ra thành phẩm có giá rất cao, chúng được ví là “loại vải dành cho giới nhà giàu”.
Vải Cashmere được tạo ra như thế nào?
Người ta thu hoạch sợi lông dê Cashmere nguyên chất, chúng sẽ được mang đi xử lý khá tốn công sức. Cụ thể là:

Người ta thu hoạch sợi Cashmere từ những con dê và phân loại chất lượng sợi dựa trên độ mịn
Đầu tiên, sợi Cashmere sẽ được nhuộm cho đều màu và được sục khí để giữ cho chúng không bị vón cục lại với nhau. Sự mềm mại của những sợi Cashmere sẽ cần phải xử lý một cách cẩn thận trong toàn bộ quy trình. Bất kỳ hóa chất nào hoặc quy trình xử lý nào quá mức cho phép đều có thể làm hỏng sợi Cashmere quý giá
Sau đó, các sợi vải Cashmere được chải thô – đây là một quá trình khử rối và xếp các sợi lông thành các tấm mỏng để chúng có thể được kéo thành sợi một cách đơn giản hơn. Đây cũng là công đoạn đánh giá và phân loại chất lượng sợi Cashmere dựa trên độ mịn, độ dài của chúng. Có những sợi lông Cashmere riêng lẻ mỏng tới 14 micromet, chúng được chọn vào loại chất lượng cao
Với quy trình kỳ công như vậy, giá thành của chúng không rẻ khi tạo nên thành phẩm. Do đó, nếu bạn mua được sản phẩm may mặc nào đó được ghi là 100% Cashmere nhưng lại khá rẻ thì đó có thể là trường hợp ghi nhãn sai hoặc chúng có pha lông yak hoặc lông chuột để giảm giá thành nhằm cạnh tranh.
Các loại vải cashmere trên thị trường hiện nay
Chính bởi quá trình phân loại từng sợi Cashmere, cũng như nguồn nhập lông dê từ các môi trường sống khác nhau, các nhà sản xuất có thể phân loại vải Cashmere đa dạng. Trong đó, nổi bật bao gồm các loại vải như sau:

Vải Cashmere được chia thành 3 loại khác nhau
Loại A: Đây là loại vải Cashmere mỏng và dài nhất, đường kính của chúng rất nhỏ, có thể xuống thấp tới 14 micron, độ dài tới 36mm. Độ bền của dòng này rất cao
Loại B: Đây là loại vải Cashmere có đường kính khoảng 19 micron, chất lượng thấp hơn loại A
Loại C: Đây là loại sợi Cashmere dày và có đường kính khoảng 30 micron, chất lượng thất nhất, giá thành cũng rẻ hơn hai loại A – B.
Tại sao chất liệu vải cashmere lại có giá thành khá cao?
Đọc tới đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiệu được về khái niệm “Cashmere là gì” rồi phải không?. Vậy tại sao chất liệu vải này lại có giá thành cao đến vậy?. Như chúng mình đề cập ở phần trên, quá trình khai thác và sản xuất quyết định tới giá thành của sản phẩm. Nói rõ hơn:

Nguồn lông quý giá và thu hoạch tốn nhiều thời gian khiến vải Cashmere có giá thành cao
- Quy trình thu gom, sản xuất lên vải Cashmere mất nhiều công sức và tốn thời gian
- Trung bình phải 4 chế dê mới tạo nên một chiếc áo khoác
- Số lượng sợi Cashmere thu về rất ít, bởi chúng cần phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, chất lượng lông của mỗi con dê. Khi môi trường càng khắc nghiệt hơn, việc tạo ra lông càng phức tạp và khó hoàn thành
- Quy trình sản xuất của mỗi quốc gia cũng rất khác nhau, điều này tạo nên một sự chênh lệch về giá cả sản phẩm. Biến các thành phẩm từ vải Cashmere trở thành một món đồ xa xỉ dành cho giới thượng lưu.
Những đặc tính của chất liệu vải cashmere
1. Giữ nhiệt tốt
Vải Cashmere có khả năng giữ được nhiệt rất tốt, chính là bởi nguồn gốc của các sợi lông Cashmere được thu hoạch từ những con dê sống ở nơi có nhiệt độ thấp. Do đó mà khả năng giữ nhiệt của loại vải này được đánh giá là gấp nhiều lần so với các loại len khác thông thường. Chính điều này mà vải Cashmere thường được sử dụng khá nhiều ở những nước xứ lạnh.

Vải Cashmere có khả năng giữ nhiệt tốt
2. Bề mặt vải mịn
Không giống với đa số các loại len khác, vải Cashmere luôn tạo ra các sản phẩm có bề mặt rất mềm mại, chúng có thể khiến bạn cảm thấy ngay lần chạm đầu tiên. Khi mặc lên người sẽ luôn cảm nhận được sự thoải mái, thậm chí là mẫu thiết kế đó có cồng kềnh hay rườm rà đi chăng nữa.

Bề mặt vải Cashmere rất mịn màng
3. Là loại len siêu nhẹ
Điều tuyệt vời mà vải Cashmere mang đến cho người dùng chính là cảm giác siêu nhẹ. Giúp cho mọi người cảm thấy thích thú về trang phục và có thể mặc chúng ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.

Vải Cashmere siêu nhẹ
4. Giá thành cao
Bởi sản lượng thu hoạch sợi Cashmere không nhiều do đó mà giá thành của các sản phẩm từ vải Cashmere khá cao so với mặt bằng chung. Chưa kể, có khá nhiều các loại trang phục được làm từ vải Cashmere được các nhà thiết kế tiến hành bằng thủ công, chi phí nhân công cao.

Vải Cashmere khi ra thành phẩm có giá thành cao
5. Hút nước nhanh
Vải Cashmere hút nước khá nhanh, chúng có thể là ưu điểm cho những ai thường xuyên đổ mồ hôi, yêu thích sự thoáng mát. Nhưng cũng chính vì đặc tính này mà vải Cashmere có trọng lượng lớn hơn so với các loại trang phục khác khi vệ sinh. Bạn sẽ thấy chúng trở nên nặng hơn khi đem đi giặt.

Vải Cashmere có đặc tính hút nước nhanh
6. Khả năng co giãn không cao
Vải Cashmere chỉ có độ co giãn ở mức trung bình. Do đó, người tiêu dùng nên lựa chọn các trang phục có size lớn hơn kích thước của cơ thể. Điều này giúp quá trình hoạt động và di chuyển được thoải mái hơn.

Khả năng co giãn của vải Cashmere không cao
Ứng dụng vải Cashmere trong đời sống
Hiện nay, vải Cashmere được sử dụng ở hầu hết các mẫu quần áo nhẹ. Trong đó, phải kể đến như áo khoác, khăn choàng cổ, chăn mềm, tất, áo len hay găng tay,…

Vải Cashmere được ứng dụng nhiều trong thời trang cao cấp
Hướng dẫn cách chăm sóc vải Cashmere bền lâu
- Nên giặt vải Cashmere với nhiệt độ bình thường (tự nhiên hoặc dưới 37 độ)
- Sử dụng xà phòng chuyên dụng cho giặt máy hoặc giặt tay
- Giặt bằng tay nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh
- Để áo trên một chiếc khăn tắm khô, sạch và cuộn chúng lại. Tips này giúp trang phục được thấm bớt nước, giúp áo khô nhanh hơn
- Tốt hơn hết là để quần áo được khô trên một mặt phẳng ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt khác.
- Đặc biệt không sử dụng móc treo vì điều này có thể làm trang phục Cashmere bị xấu form.

Giặt vải Cashmere nhẹ nhàng không chà xát
Như vậy là chúng mình đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vải “Cashmere là gì” cũng như hiểu hơn về loại vải tuyệt vời này. Hy vọng, bài viết mang tới cho bạn những thông tin hữu ích về thời trang và may mặc.
Cuối cùng, đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhập những thông tin hữu ích và xu hướng thời trang mới nhất!