Dược Liệu

Cây cỏ ngọt - Thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường

Cỏ ngọt là một loại cây bụi sống lâu năm, thuộc họ Cúc và có nguồn gốc từ Argentina, Brazil và Paraguay. Lá của cây cỏ ngọt có vị ngọt tương tự độ ngọt của đường saccarozơ nhưng lại không có calo. Vì thế, loại thảo dược này thường được dùng để tạo vị ngọt tự nhiên thay thế cho các loại đường hóa học.

Tên thường gọi: Cây cỏ ngọt

Tên gọi khác: Cúc ngọt, cỏ ngọt, cỏ đường

Tên nước ngoài: Stevia

Tên khoa học: Stevia rebaudiana

Họ: Cúc – Asteraceae

Tổng quan

Tìm hiểu chung về cây cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt là một loại cỏ sống lâu năm và có kích thước nhỏ (khoảng 100 cm). Khi tuổi đời của cây từ 6 tháng tuổi trở đi sẽ có phần gốc hóa gỗ. Cành phân tại gốc, lá và cành non đều có lớp lông mịn bao phủ xung quanh.

Lá mọc đối, dài khoảng 30-60 mm và rộng khoảng 15-30mm. Mép lá có thể có hình răng cưa hoặc nguyên.

Hoa cỏ ngọt màu trắng ngà, có mùi thơm nhẹ và thường mọc thành cụm, mỗi cụm khoảng 5 hoa nhỏ. Mùa ra hoa của cây cỏ ngọt là vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Toàn cây có vị ngọt đặc trưng, nhiều nhất là lá. Vị ngọt này vẫn giữ nguyên ngay cả khi được phơi khô.

Bộ phận dùng của cỏ ngọt

Lá và búp của cây cỏ ngọt được dùng trong ngày công nghiệp thực phẩm và dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học trong cây cỏ ngọt

Thành phần chiết xuất tinh khiết từ cây cỏ ngọt có tên gọi là rebaudioside A (rebiana) hay steviol. Đây là thành phần tạo ngọt ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống đã được chứng nhận an toàn bởi FDA Hoa Kỳ.

Ngoài thành phần chính này, cây cỏ ngọt còn có chứa một số thành phần hóa học khác: chất béo, protein, carbohydrate,…

cây cỏ ngọt - thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường

Tác dụng, công dụng

Cây cỏ ngọt có những công dụng gì theo y học cổ truyền?

Cỏ ngọt có vị ngọt, công năng hạ huyết áp, lợi tiểu và tiêu khát nên thường dùng chủ trị tiểu đường, chảy máu răng và tiểu tiện không thông.

Tác dụng của cây cỏ ngọt theo dược lý hiện đại

Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, tác dụng của cây cỏ ngọt bao gồm:

  • Giảm cảm giác thèm ngọt và giảm nhu cầu năng lượng lấy nguồn từ tinh bột và đường của cơ thể người bệnh. Từ đó, giảm đau đầu, mất ngủ
  • Làm đường thay thế chất tạo ngọt nhân tạo trong các loại thực phẩm.
  • Cân bằng huyết áp, hạ mỡ máu, điều hòa lượng đường có trong máu.
  • Phòng bệnh tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Chống viêm, chống oxy hóa.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây cỏ ngọt, mời bạn tham khảo lời giải đáp trực tiếp từ BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) trong bài viết của Hello Bacsi về chủ đề: Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhé!

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây cỏ ngọt là bao nhiêu?

Về cách dùng, bạn có thể dùng cỏ ngọt theo nhiều cách khác nhau để làm thuốc và dùng trong chế biến thực phẩm hằng ngày như:

  • Phơi, sấy khô cỏ ngọt để thêm vào trà.
  • Tán thành bột khô để trộn vào nguyên liệu làm bánh thay cho đường.
  • Dùng thay thế đường hóa học trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • Làm chất tạo ngọt cho những người đang ăn kiêng ít năng lượng, bệnh nhân đái tháo đường.

Liều lượng: 5–7 gam mỗi ngày.

Một số bài thuốc có cỏ ngọt

cây cỏ ngọt - thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường

Cây cỏ ngọt được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cách 1: Chuẩn bị 2,5g cỏ ngọt rửa sạch và phơi khô, sắc với 200ml nước cho đến khi đặc lại còn 50ml để uống. Mỗi ngày nên thực hiện như thế 2 lần để đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết như mong muốn.

Cách 2:
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm:

  • 10-15 g hoa cúc khô
  • 5-10 g cỏ ngọt
  • 1-1.5L nước sôi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa cúc với nước lạnh và ngâm trong nước ấm từ 3-5 phút.
  • Với nguyên liệu cỏ ngọt, bạn chỉ cần rửa sạch.
  • Cho cả cỏ ngọt và hoa cúc vào ấm trà, cho nước sôi rồi hãm giống như các loại trà khác.

Bạn có thể uống nóng ngay, hoặc uống nguội, uống lạnh đều được.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Chuẩn bị các nguyên liệu: Lá cỏ ngọt 6g, hoa hòe (sao vàng) 10g, hoa cúc 4g và quyết minh tử (sao cháy) 12g. Rửa sạch và sắc lấy nước uống hằng ngày.

Bài thuốc giúp quản lý cân nặng và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch

Steviol trong cỏ ngọt là một chất tạo vị ngọt tự nhiên nhưng lại không mang calo, hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân và quản lý cân nặng của nhiều người.

Công thức đơn giản để quản lý cân nặng là bạn cần khoảng 7,5g cỏ ngọt rửa sạch phơi khô đem sắc lấy nước chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý: cỏ ngọt có thể giúp quản lý cân nặng nhưng không thần kỳ đến mức có thể giảm cân mặc cho bạn ăn uống thỏa thích. Nếu chế độ ăn của bạn quá nhiều đường và tinh bột, cân nặng vẫn sẽ nằm ngoài mức kiểm soát.

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Khi dùng cỏ ngọt, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng cây cỏ ngọt một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Mặc dù thành phần steviol glycoside từ cây cỏ ngọt đã được chứng nhận an toàn bởi FDA Hoa Kỳ. Đồng thời, cho đến nay cũng chưa ghi nhận tác dụng phụ nào về việc sử dụng cỏ ngọt làm thuốc hay trong công nghiệp thực phẩm. Nhưng trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của cây cỏ ngọt

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng cây cỏ ngọt trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng.

Một số nghiên cứu đã cho thấy khi dùng chung cây cỏ ngọt với các thuốc ức chế sự hấp thu anion hữu cơ 3 (OAT3) của cây cỏ ngọt (ví dụ: diclofenac, quercetin, telmisartan, mulberrin) có thể làm thay đổi độ thanh thải qua thận của thảo dược này.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Tính chỉ số BMI – Chỉ số khối cơ thể

Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.

Nam

Nữ

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News