Chùa

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người Hoa

Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu ?

Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong khu trung tâm Chợ Lớn, tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, TP. HCM. Đây được xem là khu phố người Hoa nổi tiếng bậc nhất Sài Thành. Chưa kể, bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi mà người Hoa ở Quảng Đông, Trung Quốc tập trung rất đông. Cách  phố đi bộ Nguyễn Huệ Khoảng 7km. Bạn có thể di chuyển tới đây theo hướng dẫn Google Maps bên dưới:

Lịch sử hình thành

chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa

Chùa bà Thiên Hậu được cộng đồng người Hoa xây dựng tại vùng Chợ Lớn vào những năm 1760 chính là quận 5 thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ngôi chùa này được xây dựng để tỏ lòng biết ơn bà đã phù hộ cho họ đến vùng đất mới một cách bình yên và an toàn.

Trải qua 261 năm lịch sử, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo nhưng vẫn giữa được nét kiến trúc độc đáo như thuở ban đầu. Vào ngày 07/01/1997, Miếu Bà Thiên Hậu chính thức được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Sự tích về Bà Thiên Hậu

chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa

Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương, người Mi Châu, Phúc Kiến. Đây là một nhân vật có thật vào đời nhà Tống tại Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng, không giống như những đứa trẻ khác sau 9 tháng 10 ngày sẽ chào đời, Bà Thiên Hậu lại được mẹ sinh ra vào tháng thứ 14. Càng lớn Lâm Mặc Nương càng bộc lộ những khả năng đặc biệt trong lĩnh vực thiên văn khi thường xuyên nhìn sao trời, đoán thời tiết, giúp đỡ dân chúng ngư phủ trong vùng.

Chuyện lạ chưa dừng lại ở đó, trong một lần, người cha và hai anh trai của bà chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn. Lúc ấy, Lâm Mặc Nương đang cùng mẹ dệt vải và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh.

chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa

Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh. Giữa lúc đó mẹ gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi nên chỉ cứu được hai anh. Kể từ khi đó, chuyện lạ về khả năng màu nhiệm Lâm Mặc Nương ngày một loan xa, và bà trở thành vị nữ thần được ngư dân tôn sùng. Họ thường xuyên khấn vái bà trong những lúc tàu thuyền gặp nguy nan.

Kiến trúc chùa

chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa
Chùa có lối kiến trúc chùa cổ đặc trưng của người Trung Quốc, gồm 3 tòa Tiền điện, Trung điện và Hậu điện. – Tiền điện có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần và Môn Quan Vương Tả. Có các bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước.
chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa
– Trung điện đặt bộ lư “Phát lan” đúc vào năm 1886 ở thời vua Quang Tự, hai bên là chiếc kiệu cổ và chiếc thuyền rồng cổ được sơn son thếp vàng. – Hậu điện có 3 gian, gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương. Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài. Ở điện chính giữa có trang trí các hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, với màu sắc chủ đạo là màu đỏ và vàng tạo sự sang trọng, ấm áp và huyền bí. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi hình các con vật “tứ linh” là long ly quy phượng. Trên nóc chùa và mái hiên, vách tường có gắn các tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo các điển tích của Trung Quốc. Ngoài ra, chùa cũng có các đỉnh trầm, lư trầm, lư hương bằng đá sa thạch… do người Hoa thành vô cùng quý hiếm và mang đậm giá trị về mặt tinh thần. Khu vực giữa các tòa nhà là giếng trời – một dạng kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa Trung Quốc thời xưa, tạo không gian thoáng đãng với nguồn ánh sáng tự nhiên.
chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa
Kiến trúc chùa khá độc đáo với những bó nhang cuộn tròn xoắn ốc được treo lơ lửng và bảng sớ màu hồng bắt mắt là điểm đến thu hút rất nhiều bạn trẻ đến đây du xuân. Chùa bà Thiên Hậu được người dân đồn thổi là nơi linh thiêng cho việc sinh đẻ. Nhưng phần lớn du khách đến đây để cầu duyên, cầu tài, cầu lộc và cầu bình an cho bản thân và gia đình. Mùi nhang thơm hòa quyện trong gió, tan vào hư vô, mang theo những ước nguyện từ tận đáy lòng của những con người phàm trần mong muốn có được những ngày tháng cuối đời được an yên.

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu

chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa

Hằng năm vào này 22 đến 24/03 âm lịch sẽ diễn ra lễ vía Bà Thiên Hậu thu hút rất nhiều người Hoa và người Việt đến chiêm bái làm cho không gian chùa trở nên náo nhiệt hơn so với ngày thường. Vào ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt lên kiệu và rước vòng quanh chùa cùng hoạt động múa lân sư rồng và biểu diễn nghệ thuật vô cùng sôi động.

Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm một chốn an yên và thành tâm thắm hương chiêm bái trong sự tĩnh lặng của chốn cửa phật thì nên đến vào khoảng thời gian còn lại. Tuy vẫn có người lui tới đây để thắp hương cầu nguyện nhưng vẫn vắng vẻ hơn ngày lễ rất nhiều.

chùa bà thiên hậu – ngôi chùa cổ mang đậm kiến trúc người hoa

Lưu ý khi tham quan chùa Bà Thiên Hậu

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News