Chùa

Chùa Genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”Trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Chùa Genko nơi thu hút du khách bởi những câu chuyện về kiến trúc đặc biệt bên trong.

Một ngôi Chùa nhỏ nằm ở phía Bắc Kyoto, Chùa Genko được xây dựng làm nơi ẩn cư của vị sư trụ trì Tu viên Daitoku-ji, theo trường phái Thiền Rinzai, mở vào năm 1346.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Ảnh http://kyoto.wakasa.jp/

Đến năm 1694, Thiền sư thứ 27 Manzan Dohaku Zenji, một sư thầy thuộc phái Soto đến từ Chùa Daijo-ji, hiện nay là tỉnh Ishikawa, đảm nhận vị trí trụ trì của Genko. Kể từ đó nơi đây trở thành ngôi Chùa của Thiền phái Soto.

Trong chính điện, tượng Thần chính là Shaka Nyorai được đặt ở vị trí ở 2 bên Đức phật, bên cạnh chính điện là bức tượng Kaisando, được xây dựng bởi thiền sư Manzan Dohaku vào năm 1719.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Ảnh https://www.discoverkyoto.com/

Manzan Dohaku được mọi người ca tụng là ”ông tổ của Chuko” vì thành tích trùng tu ngôi Chùa thời bấy giờ, cũng như không quên lời dạy của thiền sư Dogen trước đây.

Năm 1681, Manzan Dohaku rất ấn tượng với Reishi Kanzeon làm từ nấm có tên là Reishi ở vùng núi Rakunan Ujitawara, Kyoto. Sau đó, Hoàng đế Gosai lúc bấy giờ muốn kỷ niệm bức tượng Kannon được làm bằng gỗ tự nhiên, nên đã tổ chức lễ tưởng niệm trong cung điện. Sau đó, tượng Kannon được đưa trở về Chùa Genko-an và được tôn vinh như một vị Phật.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Điểm nổi bật của ngôi Chùa này là 2 cửa sổ hình tròn và hình vuông, được gọi là Satori no mado và mayoi no mado.

Cửa sổ giác ngộ, với hình tròn thể hiện tinh thần “Zen and Entsu”. Đại diện cho vũ trụ và một cuộc sống giác ngộ vượt qua nỗi đau của trần thế, ngụ ý sự trưởng thành, hoàn thiện trong mỗi con người.

Hình vuông của cửa sổ lang thang, tượng trưng cho quá trình con người sinh ra, đến cuối đời cũng không thể siêu thoát, tức là ”nhân sinh tứ bề”, ”sự nhầm lẫn” này có nghĩa là 4 nỗi đau của Đức Phật.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Ảnh https://www.kyoto-kimonomeguri.com/

Cửa sổ này tượng trưng cho 4 nỗi đau của cuộc sống như sinh-lão-bệnh-tử, cuộc sống luân hồi kiếp người nhiều đau khổ.

Những du khách khi đến đây rất thích ngồi trước cửa sổ, trên tấm chiếu Tatami, lắng nghe âm thanh của lá cây, tiếng chim hót. Một bầu không khí tạo cảm giác bình yên để suy ngẫm về quá khứ và tương lai.

Mỗi mùa trong năm lại vẽ nên những cảnh sắc tuyệt vời khác nhau trên 2 khung cửa sổ.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Genko-an còn được gọi là Huyết trần (trần nhà đẫm máu), đây cũng là điều thu hút những khách yêu thích khám phá lịch sử. Lý do có tên gọi như vậy là trần nhà được làm từ ván của lâu đài Fushimi.

Ngày xưa, nhiều người đã thiệt mạng ở đây, máu bắn tung tóe trên trần nhà với một lực cực lớn. Đây là những gì còn lại của lâu đài Fushimi Momoyama ở Kyoto.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Trong thời Chiến quốc 1600, khoảng 1800 người của Torii Mototada, thuộc hạ trung thành của Ieyasu Tokugawa, giao chiến với đội quân của Mitsunari Ishida, và nhiều lãnh chúa khác đã tử trận.

Khi nhận thấy không còn cơ hội chống trả Torii Mototada, 380 người đã tự sát, để lại những vết máu trên sàn nhà.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Sự hy sinh quên mình của Torii Mototada sau này được biết đến như một tấm gương tuyệt vời về lòng trung thành và danh dự của Samurai.

Sau khi đánh bại kẻ thù và trở thành tướng quân, Tokugawa Ieyasu người sáng lập Mạc phủ Tokugawa đã ra lệnh mang những tấm ván này chia thành 5 ngôi Chùa.

chùa genko thu hút du khách bởi câu chuyện lịch sử về kiến trúc ”trần nhà đẫm máu” và cửa sổ thần linh

Một trong số tấm ván đó được lắp trên trần của ngôi Chùa Genko-an, cùng một buổi lễ cầu siêu để an ủi những linh hồn của người đã khuất.

Nếu có dịp ghé qua ngôi Chùa này, nhìn lên trần nhà, bạn sẽ thấy những dấu chân, dấu tay đẫm máu của những chiến binh đã tử nạn trong cuộc chiến cách đây mấy trăm năm.

Khi đến với Genko, du khách cũng có thể tìm thấy một số tài sản văn hoá đặc biệt khác nữa.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News