Phật học

Có nên tụng kinh niệm Phật vào buổi tối, đêm hay không?

Không phải ai cũng có đủ điều kiện thuận lợi để tụng kinh, niệm Phật nên họ khá lo lắng việc có nên tụng kinh và niệm Phật vào buổi tối, đêm hay không?

lời phật dạy, tụng kinh niệm phật, có nên tụng kinh niệm phật vào buổi tối, đêm hay không?

Tụng kinh niệm Phật được xem là thói quen tốt, cần duy trì thường xuyên nhưng hầu hết những người tu tại gia thường bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc này nhất là những người làm việc công sở.

Đó là lý do nhiều người tụng kinh và niệm Phật vào buổi đêm hoặc cũng có người mở nghe kinh trên youtube, file ghi âm,… trước lúc đi ngủ.

Thế nhưng có những người tìm hiểu về thế giới tâm linh và đưa ra ý kiến rằng không nên như thế, đối với người yếu bóng vía, nghe như vậy ma quỷ sẽ đi theo mình để phá.

Vì chúng đã đi theo để nghe, để được vãng sanh, đầu thai nên ngày nào chúng ta quên nghe chúng sẽ quay lại phá. Trong khi đó, các sư phụ, các thầy có trí tuệ cao, sức lực tốt đọc kinh và niệm Phật thường xuyên nên ma quỷ không theo ám được.

1. Có nên tụng kinh và niệm Phật vào buổi tối?

Các vong linh luôn hiện hữu quanh ta, nhưng hầu hết là vong người thân, người có duyên với ta. Khi ta tụng kinh, niệm Phật thì những vong này cũng được nương nhờ theo chúng ta vì họ cơ bản là không còn thần nữa, rất khó tu tập.

Các Chư thiên, bồ tát cũng luôn dõi theo để trợ giúp chúng sinh tu tập. Vì vậy nếu không có thời gian, dù chỉ nghe qua video, youtube thì cũng có một phần lợi ích nào đó cho cả ta lẫn những người cõi giới vô hình.

Đặc biệt, với ai đó trong cuộc sống hàng ngày tu đúng đường, hay chỉ đơn giản thể hiện tâm từ bi, giúp người, không chấp công, chấp phước thì người thế giới vô hình hay nương theo, tác động thêm để họ có thể làm phước cùng, tu cùng. Nhờ đó mà họ hay gặp may mắn hơn những người bình thường khác vì có rất nhiều chư thiên gia hộ, bồ tát để mắt sẽ được các công đức lớn hơn.

Nếu mình ban đầu tu tốt tốt nhưng sau đó để các tạp niệm, suy nghĩ mê lầm kéo đến thì người thế giới vô hình cũng dần dần bỏ đi để tìm vị nào có tu để nương theo. Thậm chí, nếu người đó gây tội, làm việc bê tha, còn ảnh hưởng đến cả vong linh có duyên theo mình thì thậm chí cũng bị họ quậy phá.

Vì thế, việc tụng kinh, trì chú thường xuyên rất quan trọng nhưng chủ yếu là phải hiểu, và khi ta biết Phật Pháp rồi thì có điều kiện nên cúng thí thực cho họ, cầu siêu, Thỉnh cầu chư thiên, Chư Bồ Tát về giáo hóa, dẫn dắt họ. Việc tụng kinh và niệm Phật buổi đêm không có gì phải lo ngại khi mà chúng ta giữ tâm lành, tâm thiện.

Ngoài ra, khi đã biết có vong linh theo mình cũng đừng ham nhờ họ, đừng tò mò về cõi họ như thế nào mà gọi hồn. Khi linh hồn họ không được yên ổn họ sẽ có xu hướng quấy phá.

2. Tụng kinh hay niệm Phật có giá trị cao hơn?

Thực ra tất cả đều mang tính tương đối, ai thích làm việc gì người đó tự họ cảm thấy phù hợp với việc đó và xem trọng nó, vì thế dù là tụng kinh hay niệm Phật về bản chất không có cái nào hơn cái nào cả. Hơn kém do sự dụng tâm của con người.

Nếu mình niệm Phật mà thấm nhuần các đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật và đem ứng dụng vào đời sống, tác dụng đó mới đáng kể. Còn tụng kinh mà hòa nhập cuộc sống sát với nghĩa lý trong kinh thì sự tụng kinh ấy mới có giá trị.

Ngược lại, nếu niệm Phật mà không thể hiện được đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật; tụng kinh mà không thấu được nghĩa lý, không sống khế hợp với lời dạy trong kinh thì cũng chỉ là làm cho có mà thôi!

3. Những yếu tố quan trọng của pháp môn Niệm Phật

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương sanh về Tịnh Ðộ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Vì thế, sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh Ðộ.

a. Tín, Nguyện, Hành

– Tín: Đại thừa khởi Tín luận, quyển hạ Ngài Mã Minh có nói: Tín có bốn loại:

Niềm tin căn bản, tức là ưa thích pháp Chân Như;

Tin Phật có đầy đủ vô biên công đức, tức là thường thích đảnh lễ, cung kính, cúng dường, khéo nghe chánh Pháp, như pháp tu tập, hồi hướng về Nhất Thiết Trí;

Tin vào Pháp có lợi ích lớn, tức là thường ưa tu tập các hạnh ba la mật;

Tin vào Tăng có phẩm hạnh, tức là thường cúng dường các vị Bồ tát, chánh tu các hạnh lợi mình lợi người.

Đối với giáo môn niệm Phật mà nói, niềm tin là bước đầu của yếu tố tu tập thì phải tin chắc rằng:

Tin chắc thật Đức Phật Thích Ca vì lòng từ bi cứu độ chúng sanh thoát khổ luân hồi sanh tử mà thuyết pháp môn Tịnh Độ.

Tin chắc rằng công đức và bổn nguyện tiếp độ của Đức Phật A Di Đà và chư vị Bồ Tát ở cõi Tây Phương Cực Lạc.

Tin chắc tu tập Pháp môn Niệm Phật là phương tiện vi diệu thù thắng để được vãng sanh và thành tựu công hạnh giải thoát giác ngộ.

– Nguyện:

Luận Đại Trí Độ có dạy: “Trang nghiêm thế giới Tịnh Độ là việc to lớn, không chỉ dùng công đức mà cần phải có nguyện lực, giống như sức mạnh con trâu có thể kéo xe mà cần phải có người đánh xe mới đi được. Nguyện sanh Tịnh Độ thế giới cũng như vậy, phước đức ví như sức con trâu, nguyện lực ví như người đánh xe.” Khi có niềm tin vững vàng rồi phát nguyện tu tập theo pháp môn Tịnh Độ. Nguyện lực kiên cố thì năng lực tu học mới mạnh mẽ, chí nguyện vãng sanh vững vàng, không bị giao động trong quá trình tu học và lập trường giải thoát.

– Hành:

Bát Nhã Kinh có dạy: “Như vị Bồ Tát, từ khi vừa thấy hình tượng Phật rồi cho đến lúc chứng đắc vô thượng Bồ Đề, cũng không xa rời tác ý niệm Phật. ” Thực hành việc tu Niệm Phật, hạ thủ công phu Niệm Phật tinh tấn, còn từ bỏ các điều ác làm tất cả các việc lành, phát tâm Bồ Đề, hồi hướng công đức có được cho tất cả chúng sanh, nguyện đồng sanh Tây Phương.

b. Điều kiện vãng sanh

Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Đức Phật dạy: “Này Diệu Nguyệt cư sĩ, thế nào là niệm Phật chân chính? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây: thứ nhất là Tín Tâm, thứ hai là Thâm Trọng Tâm, thứ ba là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm, thứ tư là Xả Ly Tâm, thứ năm là An Ổn Tâm, thứ sáu là Đà La Ni Tâm, thứ bảy là Hộ Giới Tâm, thứ tám là Ba La Mật Tâm, thứ chín là Bình Đẳng Tâm, thứ mười là Phổ Hiền Tâm.”

Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy: “Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh.

Những gì là ba tâm?

Một là Chí Thành Tâm.Hai là Thâm Tâm.Ba là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm.Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh.

Những gì là ba hạng?

Một là từ tâm bất sát, đủ các giới hạnh.

Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa.

Ba là tu hành Lục Niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh Cực Lạc. Người muốn sanh nước Cực Lạc nên tu ba phước:

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bậc Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì Tam Quy Y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành.”

Kinh A Di Đà Đức Phật dạy: “Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung, Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.”

TH!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News