Phật học

Có phải trì Chú Đại Bi thường bị phần âm, vong theo điều khiển không?

Rất nhiều người Phật tử thắc mắc không biết trì Chú Đại Bi có bị vong theo không? Có thật là sẽ bị phần âm điều khiển một số hành động và suy nghĩ của bản thân? Và nếu rơi những trường hợp như vậy thì nên xử lý thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

niệm chú đại bi, tụng chú đại bi, có phải trì chú đại bi thường bị phần âm, vong theo điều khiển không?

1. Nguồn gốc Chú Đại Bi

Chú Đại Bi còn có những tên gọi khác là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni.

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma-Ha Ca-Diếp, A-Nan… cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích.

Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho chúng sanh được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu mà nói ra Thần Chú này.

Kinh điển thuật lại câu chuyện nguồn gốc Chú Đại Bi giữa Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) và chư Phật: Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn, con có chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh tật, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.” Rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.

Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng sinh đều được quả chứng.

Vui mừng trước đại thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện.

Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.

Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.

Trì tụng Đại Bi chú không những được tự tại, mà các điều cầu mong còn được thành tựu; có thể tránh được khổ ách tai nạn và được vui sướng an lạc; vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Làm sao có thể xa lìa khổ ách? Phải tụng Đại Bi chú. Làm sao thoát khỏi hiểm nghèo? Phải trì tụng Ðại Bi chú. Chớ có coi Đại Bi chú là tầm thường hay đơn giản. Quý Phật tử được nghe biết tên của thần chú lại còn được trì tụng thần chú với một lòng chí thành, thật là một cơ hội trăm ngàn vạn kiếp mới có một lần, rồi lại được thiện tri thức chỉ dẫn, cách thức đọc tụng, thọ trì, tu trì nữa. Lành thay cho quý Phật tử!

niệm chú đại bi, tụng chú đại bi, có phải trì chú đại bi thường bị phần âm, vong theo điều khiển không?

2. Nói về người ở cõi âm nhập xuất

Theo Sư thì người cõi âm là chúng sanh ở thế giới không hình bóng, người không phải người, không có mang thân, cũng là thân trung ấm, họ có những cuộc sống rất ngắn ngủi (trong một sát na), lúc nào cũng chờ đợi một hành trình đi theo nghiệp duyên mà tái sanh vào thế giới khác.

Theo giáo sư Minh Chi (Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.Hồ Chí minh) thì người cõi âm có nhân duyên tiền kiếp đặc biệt khiến cho có sự giao cảm giữa người sống ở cõi người với những người đã chết, nhưng hiện đang sống ở một cõi sống khác, cao cấp hơn cõi người. Vì là thuộc một cõi sống cao cấp hơn, có quyền năng hơn chúng ta rất nhiều, cho nên họ có thể đến với chúng ta nhưng chúng ta không thể đến với họ được. Họ có thể bày cho chúng ta cách thức làm như thế nào để họ giao tiếp với chúng ta. Nhưng đây là những trường hợp rất đặc biệt, giữa hai bên phải có những ân tình sâu sắc.

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản thân từ ngữ, một chuyện tưởng tượng, hoang đường. Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi sống tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng đó là loại vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi người không thể thấy được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể tồn tại lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.

Theo các ý tưởng như trên, chúng ta đã biết chúng sanh ở cõi âm, chỉ có sự chờ đợi tái sanh theo nghiệp duyên, không có việc tái sanh bằng cách dựa dẫm thâm nhập vào người khác. Người tụng chú Đại Bi mà bị người cõi âm dựa dẫm thâm nhập, là vì người đó phát tâm trì tụng mà không có Thầy hướng dẫn, không có phương pháp tu vững vàng nên không đạt chánh niệm, không nhất quán với thời tụng kinh chú Đại Bi, nên thiên ma quấy nhiễu trở thành loạn tâm loạn ý; hiện tượng này lâu ngày trở thành một thói quen, đến giờ tụng chú Đại Bi là có thiên ma quấy nhiễu, đối với người ít hiểu biết Phật pháp, người thế gian thì cho cho rằng người cõi âm hay “ơn trên, bề trên” xâm nhập, xưng Phật xưng trời với thế nhân là thế.

Lời khuyên cuối cùng: Hành giả tụng chú Đại Bi mà bị vướng mắc thiên ma quấy nhiễu (thiên ma lúc nào cũng tiên tri, tiên đoán, giả bộ giỏi hơn Phật) thì ngưng trì tụng chú Đại bi một thời gian cho đến khi nào không còn thiên ma quấy nhiễu thì tiếp tục trì tụng.

Người Phật tử phát tâm trì tụng thần chú Đại Bi, trước nhất vẫn phải cầu Thầy hướng dẫn, trợ duyên, khai đường mở lối cho Phật tử trì tụng thần chú đến khi thuần thục, chánh niệm, sẽ không bị thiên ma quấy nhiễu.

3. Những lợi ích khi trì tụng Chú Đại Bi

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

Được 15 điều lành

1. Sinh ra thường được gặp vua hiền, 2. Thường sinh vào nước an ổn, 3. Thường gặp vận may, 4. Thường gặp được bạn tốt, 5. Sáu căn đầy đủ, 6. Tâm đạo thuần thục, 7. Không phạm giới cấm, 8. Bà con hòa thuận thương yêu, 9. Của cải thức ăn thường được sung túc, 10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ, 11. Có của báu không bị cướp đoạt, 12. Cầu gì đều được toại ý, 13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ, 14. Được gặp Phật nghe pháp, 15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

Không bị 15 thứ hoạnh tử

1. Chết vì đói khát khốn khổ, 2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập, 3. Chết vì oan gia báo thù, 4. Chết vì chiến trận, 5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại, 6.Chết vì rắn độc, bò cạp, 7. Chết trôi, chết cháy, 8. Chết vì bị thuốc độc, 9. Chết vì trùng độc làm hại, 10. Chết vì điên loạn mất trí, 11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm, 12. Chết vì người ác trù ếm, 13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại, 14. Chết vì bệnh nặng bức bách, 15. Chết vì tự tử.

Ngoài ra, theo kinh Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú (quyển thượng), trì tụng chú này 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh. Thần chú Đại Bi được các tông phái Phật giáo trì niệm rất phổ biến và thịnh hành.

Tuy nhiên, thần chú này được các nhà Phật học dịch khác nhau về tên kinh cũng như chương cú. Đơn cử như bản dịch chú Đại Bi của ngài Bồ Đề Lưu Chi có 94 câu, bản dịch của ngài Kim Cương Trí có 113 câu, bản dịch của ngài Bất Không có 82 câu…

Vô vàn những lợi ích khác:

Nhân duyên tốt lành

Đọc thần chú nguyện cầu Quan Thế Âm Bồ Tát mang tới những nhân duyên vô cùng tốt lành, gồm:

Chúng sinh yên vui; Trừ mọi tai bệnh; Sống lâu khỏe mạnh; Giảm trừ tai nạn; Diệt trừ nghiệp ác; Xa rời chướng ngại; Tăng cường công đức; Củng cố thiện căn; Lánh xa uế tạp; Thỏa mãn mong mỏi.

Diệt trừ ác nghiệp

Trì tụng thần chú để diệt trừ ác nghiệp, mang tới công đức vô biên, nên thực hiện trong các trường hợp: trước khi qua đời; mở mang đất thờ Phật; gặp điều ác đức; hóa độ chúng sinh; tích cực tu hành; sám hối; gặp nguy nan bĩ cực.

Cũng có những trường hợp, dù cầu trăm ngàn lần thần chú này cũng không ích lợi gì, ví như tâm không thành ý nên sở cầu không được như sở nguyện; cầu vì hạnh phúc của mình bất hạnh của người khác; tổn thương người khác để có lợi cho mình.

Tụng Đại Bi chú giải nghiệp, có thể làm chứng, tiêu trừ hết thảy tội nghiệt, hết thập ác, ngũ nghịch, hại người, hại pháp, phá trai, phá giới, phá tháp, phá chùa, trộm cắp, ô uế. Thành tâm thành ý mà niệm thì tận diệt đại ác, tất cả tiêu tan.

Cuộc đời bình an

Tụng Đại Bi chú, cầu tới cửa Quan Âm Bồ Tát tấm lòng mênh mông rộng mở, đại lượng thì sẽ thành người thiện, hướng về cái thiện, giữ mình khiêm cung, biết phân biệt phải trái.

Thiện nam tín nữ tụng chú phát quang bồ đề tâm, phổ độ chúng sinh, giải trừ ác nghiệp. Chay tịnh tâm hồn, thanh lọc suy nghĩ, một lòng hướng Phật thì đời sẽ bình an.

Trích nguồn: Phatgiao.org.vn!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News