Phong Thuỷ

Con người dễ bị dục vọng dẫn dụ, cẩn thận kẻo rơi vào vòng tội lỗi

Sự hấp dẫn của dục vọng vô cùng khó cưỡng, đó là lý do chúng ta chứng kiến bao nhiêu chuyện đánh ghen hay những oan trái trong chuyện tình cảm trong suốt cả cuộc đời này.

bài học cuộc sống, lời phật dạy, con người dễ bị dục vọng dẫn dụ, cẩn thận kẻo rơi vào vòng tội lỗi

Phàm là con người dễ bị dục vọng dẫn dụ, vì thế ta dễ rơi vào vòng tội lỗi trong gang tấc. Ta chỉ còn cách tránh xa các tác nhân khiến ta khởi tâm xấu và không quên tự nhắc nhở bản thân mỗi ngày tìm cách bận rộn với việc làm việc tốt, tránh nhàn cư vi bất thiện.

Hầu hết chúng ta – những kẻ ngoài cuộc của những vụ ngoại tình thường tỏ ra mình là “nhà thông thái” khi nhận xét chuyện người khác, rằng tại sao anh lại thế, cô lại thế kia… Thế nhưng thực tế là nếu chúng ta trong hoàn cảnh tương tự thì thường cũng có những cái kết cũng không khác họ là bao.

Sự hấp dẫn của dục vọng vô cùng khó cưỡng, đó là lý do chúng ta chứng kiến bao nhiêu chuyện đánh ghen hay những oan trái trong chuyện tình cảm trong suốt cả cuộc đời này.

Trong Kinh Bồ Tát ha sắc dục pháp có nói: “Sắc đẹp nữ nhân là gông cùm của người thế gian, những kẻ phàm phu tham luyến vướng mắc rồi không thể tự thoát ra được.

Sắc đẹp nữ nhân là khổ nạn nặng nề của người thế gian, những kẻ phàm phu bị vây khốn vào đó thì cho đến chết cũng không dứt được.

Sắc đẹp nữ nhân là mối tai họa nguy hiểm của người thế gian, những kẻ phàm phu đã vướng phải rồi thì mọi thứ tai ách khổ nạn đều theo nhau kéo đến”.

3 câu chuyện sau đây cho thấy con người dễ bị dục vọng dẫn dụ đến mức nào, từ đó bạn có thể rút ra bài học riêng cho bản thân:

1. Bị mỹ nữ dẫn dụ, hòa thượng bị hủy hoại

Một vị hòa thượng nọ ở Chiết Giang không sợ gian khổ, quyết tâm tu hành, chăm chỉ hành thiền, làm điều tốt lành. Một lần nọ, có cô gái xinh đẹp vì cảm mến mà không ngừng theo đuổi ông.

Cô gái dùng đủ mọi cách để dẫn dụ vị hòa thượng nhưng ông biết biết mình đã gặp ma sắc nên vẫn nhắm mắt Thiền, cố tình không nghe, không nhìn. Nhờ tâm chính, ngay thẳng nên không động niệm dâm dục, phụ nữ nọ không thể làm gì ông.

Mỹ nữ này không hề dễ dàng bỏ cuộc, tối nào cũng đến thăm ông, dùng mọi thủ đoạn mê hoặc nhưng vị hòa thượng không động niệm trước sắc dục.

Một đêm, cô nàng thì thầm vào tai ông: “Ta chắc phải chấp nhận bỏ cuộc với định lực cao vời của Ngài thôi. Chắc là Ngài đã đạt đến cảnh giới Thiên nhân của Đao Lợi Thiên nên không xem ta ra gì vì biết được nếu ta lại gần Ngài sẽ bị hủy hoại con đường tu luyện hiện tại.

Nếu đã đạt tới “Phi Phi Tưởng Thiên” thì cho dù Ngài ôm ta cũng chỉ có cảm giác như ôm khúc gỗ vô cảm, có nhìn thấy ta xinh đẹp cũng chỉ như bùn đất mà thôi.

Còn nếu Ngài đã tới cảnh giới “Tứ Thiện Thiên” thì hoàn toàn thoát khỏi sắc dục. Nếu như ngài dám cho phép ta tới gần mà thực sự không bị động tâm thì ta từ nay sẽ không lại tới đây nữa!”

Vị hòa thượng nghe thấy có lý và tin rằng mình đã đủ thắng được con ma sắc dục nên đồng ý, nhưng khi mỹ nữ tới gần tựa sát vào vị hòa thượng mà vuốt ve ông và làm hủy hoại giới thể của vị hòa thượng.

Sau lần đó, vị hòa thượng cho thấy tâm mình vọng tưởng điều xấu xa nên buồn phiền, mất hết hy vọng, uất ức mà lìa đời.

2. Khởi tâm dâm dục cũng đủ hại thân

Thời triều nhà Minh, có anh chàng tên Lữ Thanh thường xuyên nói về những chuyện dâm dục để mua vui cho những buổi trò chuyện của mình. Thậm chí, anh còn dùng ánh mắt cùng hành vi vô cùng phóng đãng với các cô gái trẻ.

Gia cảnh anh ta nghèo khó, hai con trai cũng lần lượt qua đời, khi anh mới tuổi 30 tuổi cũng đột ngột tử vong.

Xuống Âm phủ, anh gặp lại ông nội và bị quở mắng: “Suốt nhiều đời tích đức hành thiện đã bị con phá hỏng, đáng lẽ ra con sẽ giàu có nhưng vì ham mê sắc dục nên thành ra thế này. Ham mê sắc đẹp, dù chỉ lời nói và ánh mắt cũng đã tạo nghiệp rồi cháu biết không?

Nếu cứ mãi như thế này chúng ta sẽ tuyệt tự, nên ta đã cầu khẩn Diêm Vương bắt ngươi đây cho ngươi chứng kiến tội ác tương tự như con sẽ bị trừng phạt như thế nào”.

Chàng trai đáp lời: “Con cũng sợ nếu gian dâm vợ người sẽ bị tuyệt hậu nên con chưa từng phạm qua”. Một vị quan nơi âm phủ nghe được tức giận hét lên: “Tuyệt hậu còn là tội nhẹ, một khi người nữ chủ động dụ dỗ mà bản thân mình biết sai nhưng lại không cự tuyệt, thì đã đủ để bị tội tuyệt hậu rồi.

Nếu như là tự mình dụ dỗ ép buộc người nữ, nhiều lần tái phạm, hãm hại vợ của người khác, thậm chí phá thai hay sát hại vợ hoặc chồng của người khác tội càng nặng hơn”.

Sau đó, Lữ Thanh còn được chứng kiến quỷ dẫn rất nhiều những linh hồn phạm qua tội tà dâm đang bị khoác một chiếc gông xiềng trên vai. Họ quỳ dưới đất nghe Diêm Vương phán từng người: Người này sẽ trở thành kẻ ăn mày bị điên và bị câm trong kiếp tới. Người kia sẽ chuyển sinh thành một kỹ nữ bị mù. Có người sẽ phải chuyển sinh làm trâu trong hai kiếp liền…

Lữ Thanh sợ hãi vô cùng khi chứng kiến cảnh này, một vị quan khác khuyên anh: “Đừng vì thỏa mãn trong chốc lát mà đánh mất đi bản thân, phải tránh sắc giống như tránh tên, hơn nữa, ngươi nên viết những gì ngươi đã chứng kiến, để khuyên giải con người dương gian đừng phạm tội ác này”.

Lữ Thanh sau đó được trở về dương gian và anh viết cuốn “Du Minh lục” (những ghi chép về chuyến đi xuống âm phủ) để cảnh tình người đời.

Kể từ đó, anh cũng chăm chỉ tích đức, hành thiện, vợ chồng anh ta sinh được hai người con trai, gia đình giàu sang phú quý ở tuổi 40. Sau này, anh quyết định đoạn tuyệt với thế tục, đến Nam Hải tu Đạo.

3. Vì gian tình mà gián tiếp giết người

Ở Lạc Dương thời đó có thanh niên tên Vương Cần Chính có gian tình với cô hàng xóm và hai người bàn nhau bỏ trốn. Thế nhưng anh vẫn lo sợ không dám vì nghĩ đến cảnh bị chồng cô ta tìm đến nên không dám cùng người tình rời xóm làng ra đi.

Người phụ nữ vì muốn có cuộc sống bên Cần Chính nên đã giết hại chồng mình nhưng anh biết chuyện thì sợ hãi và một mình bỏ trốn. Đến được vùng cách xa quê hương 70 dặm anh mới dừng chân.

Bụng đang đói nên Vương Cần Chính ghé vào một quán ăn và được ông chủ đưa ra hai phần cơm. Vương Cần Chính thấy lạ nên hỏi: “Tôi chỉ đi có một mình, sao có tới hai phần vậy”.

Ông chủ quán trả lời: “Có một người đầu tóc rối tinh đang đứng cạnh anh nữa mà. Vậy hai người không đi chung sao?”.

Cần Chính cảm thấy lạnh sống lưng khi nghe xong lời này, anh nghĩ rằng oan hồn của người chồng cô hàng xóm bị giết chết đó đã đi theo ông trong suốt cả quãng đường dài. Nghĩ rằng không thể thoát được nên ông liền đến quan phủ tự thú.

Cả Vương Cần Chính và người phụ nữ nọ bị đưa ra pháp trường, cùng bị tử hình trong cùng một ngày.

Có thể thấy, dù Vương Cần Chính không phải là người trực tiếp ra tay giết người nhưng gian tình của ông là nguyên nhân chính gây ra sự việc. Đôi gian phu dâm phụ cuối cùng chỉ vì phút yếu lòng mà bỏ mạng, vì thế, đừng nghĩ rằng đó chỉ là chuyện đơn giản, cho vui mà quên đi hậu quả nặng nề phía sau đó.

Có thể thấy, con người dễ bị dục vọng dẫn dụ dù bạn có tin rằng mình “tu” đã đủ thì cũng hãy cẩn thận. Vì thế, hãy cẩn thận với mối quan hệ quá gần gũi giữa nam và nữ, đừng thơ ngây mà để “mỡ gần miệng mèo” bạn nhé.

TH!


Đâu là ác nghiệp khiến hôn nhân đổ vỡ theo lời Phật dạy?

Chúng ta hay nói đùa rằng “Nhân duyên do trời định” vì ta gặp và yêu hay kết hôn với ai đó là do “nhân duyên”, thế nhưng đó không phải hoàn toàn do “Trời định”. Dưới góc nhìn của Phật giáo thì theo Nhân Quả, những gì đang xảy ra với chúng ta là điều chúng ta xứng đáng được nhận.

Mỗi người chúng ta đề có mang nghiệp riêng và tạo nên nhân duyên để cùng nhau xây dựng gia đình. Đó là lý do, nếu đủ nghiệp lành thì chúng ta có một gia đình hạnh phúc, nhưng quá nhiều nghiệp dữ thì vợ chồng thường đồng sàng dị mộng, lâu dần hôn nhân đổ vỡ, chia ly.

Tuy nhiên, nếu chỉ đổ lỗi cho duyên số mà bản thân không cần cố gắng thì quả là sai lầm. Có thể quá khứ đã cấu thành hiện tại nhưng Nhân ngay hiện tại này sẽ hình thành nên Quả ở tương lai. Vì thế, tương lai hoàn toàn là do bạn quyết định, là do cách bạn lựa chọn ngay từ bây giờ.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những rạn nứt gia đình theo lời Phật dạy để có thể đi đúng hướng, có những hành động phù hợp càng sớm càng tốt nhằm đẩy lùi các ác duyên mà chúng ta đã và đang gặp phải.

Điều may mắn và tuyệt vời của cuộc sống này đó là chúng ta đều có thể thay đổi, chuyển hóa ác nghiệp thành thiện nghiệp bằng nỗ lực của mình. Đó cũng là quá trình để mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách, có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghiệp là một năng lực được tạo ra do những suy nghĩ, lời nói và hành động có chủ ý. Có nhiều nghiệp được tạo ra trong quá khứ, quyết định một phần tính cách, hình dáng và hoàn cảnh của một cá nhân. Tuy nhiên, ảnh hưởng và chi phối phần lớn đời sống chúng ta là những nghiệp được tạo ra trong hiện tại.


Như thế nào là phạm tội tà dâm? Nhân Quả báo ứng đối với tội tà dâm

Trong Phật giáo ghi nhận khổ đau do tham ái, chấp thủ, gây ra, bởi vì chúng là một trong ba độc tố rất nguy hiểm và có thể làm hư hỏng, mất đạo đức và giết chết tâm linh của con người không chỉ trong hiện kiếp mà còn xuyên qua những kiếp trong tương lai. Cho nên, vấn đề ở đây là phải dập tắt khổ đau của từng cá nhân. Trong đó, tham ái là cái mốc quan trọng nhất và nó được sai khiến bởi bàn tay của vô minh.

Trong ngũ giới của tại gia cư sĩ, Đức Thế Tôn chỉ chế giới tà dâm. Sự tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Nghĩa là không chung sống với người không phải là vợ hay là chồng của mình.

Nếu người đàn ông và người đàn bà là vợ chồng của nhau, đúng theo phong tục tập quán, được hai bên cha mẹ, bà con dòng họ công nhận, được chính quyền chấp thuận đúng theo luật, được mọi người đều công nhận… thì sự hành dâm, sự quan hệ tình dục giữa vợ chồng của nhau không gọi là tà dâm, bởi vì đó là việc bình thường của những người tại gia, cũng không bị mọi người chê trách

Ngay cả vợ hay chồng của chính mình nhưng giao tiếp tình dục không đúng lúc, không đúng chỗ và không chừng mực, và không hợp thời thì cũng bị liệt kê vào tội tà dâm. Nói tóm lại, những sự quan hệ nam, nữ không được luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem như là tà dâm. Vi tế hơn, chúng ta không nên đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, chơi bời lả lơi. Đây là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, an toàn, và ổn định xã hội.

Không có gì bất hạnh hơn khi phải sống trong một gia đình có sự quan hệ bất chánh. Những hành vi bất chánh giữa mối quan hệ của một trong hai người bạn đời sẽ đưa đến sự cãi vã, ghen tuông, đánh đập, xô ẩu; làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình; dẫn đến sự ly hôn; làm cho con cái sống được với mẹ thì mất tình thương của cha, được sống với cha thì mất tình thương của mẹ. Hơn thế nữa, con cái sẽ dễ dàng đi đến những bê tha, thiếu sự giáo dục của người cha hoặc của người mẹ rồi sa đọa vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, bà con không đoái hoài; làng xóm chê trách, bạn bè xa lánh, thanh danh hoen ố, phẩm hạnh lu mờ…

Đức Thế Tôn khuyên chúng ta không nên tà dâm là tôn trọng sự công bằng và hạnh phúc. Mọi người ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm, yên vui. Nếu ai cũng giữ được giới này thì xã hội sẽ không có người phá hoại gia cang, làm nhục nhã tông môn, không đưa con người vào đường dâm loạn, bê tha.

Như chúng ta thấy trong thực tế, không có sự thù oán nào mãnh liệt bằng sự thù oán do sự lừa dối hay phụ rẫy do tình ái gây ra. Các cuộc án mạng xảy ra hàng ngày hầu như là do nhiều phạm phải khác nhau, thế nhưng phần lớn là kết quả của sự tà dâm. Cho nên, đối với các cư sĩ tại gia, Đức Thế Tôn đã khéo léo dạy bảo một lối sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.

Mục đích giáo lý của đạo Phật là có khuynh hướng đưa tất cả chúng sanh và nhất là con người thoát ra khỏi khổ đau; mà nguyên nhân chính của sự khổ đau ấy là ái dục. Vì vậy, đạo Phật dạy con người nên xa lìa ái dục càng sớm càng tốt và hằng tán dương những người đã, đang và sẽ có khuynh hướng xa lìa ái dục.

Riêng đối với những người đã xuất gia, Đức Thế Tôn dạy nên đoạn tuyệt dâm dục. Vì dâm dục là nguyên nhân đưa đến sự đọa lạc, khổ đau, và luân hồi trong sanh tử. Tham ái càng nặng thì trói buộc càng chặt, đau khổ do đó mà tăng trưởng. Động cơ của tham ái là si, tựa vào gốc si mê, ích kỷ để yêu thương. Do đó, ái chỉ làm cho mình và người đau khổ không chỉ trong hiện kiếp mà nó còn trầm luân sinh tử trong vòng luân hồi bất tận. Nếu sự yêu thương bị ngăn chặn hoặc bị từ chối thì yêu thương sẽ biến thành oán thù. Nếu yêu thương được thỏa mãn thì càng mê đắm, mù quáng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News