Dược Liệu

Creatine là thuốc gì? Công dụng & liều dùng

creatine là thuốc gì? công dụng & liều dùng

Tìm hiểu chung

Creatine dùng để làm gì?

Creatine là một chất hóa học nhân tạo thường được tìm thấy trong cơ thể người cũng như thịt và cá. Hầu hết chất creatine được lưu trữ ở trong cơ bắp và là nguồn năng lượng cho cơ, giúp cơ co giãn và phát triển.

Ngoại trừ khả năng tăng cơ, creatine còn có thể dùng cho bệnh suy tim sung huyết (CHF), trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, bệnh Parkinson, bệnh về các cơ và dây thần kinh, một bệnh về mắt được gọi là teo cơ xoay của mắt và cholesterol cao. Cây thuốc còn được dùng cho bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS, bệnh Lou Gehrig), viêm khớp dạng thấp, bệnh McArdle và chứng loạn cơ bắp.

Cơ chế hoạt động của creatine là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy creatine có khả năng tăng thể lực, cơ bắp ở người trẻ tuổi trong một giai đoạn ngắn để tham gia một số hoạt động thể thao tốn sức như chạy đua. Creatine không có tác dụng với người già từ 60 tuổi trở lên.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của creatine là gì?

Trung bình bạn có thể dùng 2 – 35 g creatine. Vận động viên thường dùng 20 g/ngày trong suốt một tuần khi chuẩn bị thi đấu, sau đó uống duy trì ở mức 5 g/ngày.

Liều dùng của creatine có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Creatine có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của creatine là gì?

Creatine có những dạng bào chế như:

  • Bột;
  • Thuốc viên né

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng creatine?

Creatine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, đầy hơi, tiêu chảy;
  • Thiếu nước, co thắt khi dùng với liều lượng cao.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng creatine bạn nên biết những gì?

Lưu trữ thuốc trong hộp kín ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Bạn nên dùng thuốc theo chỉ định bên vỏ hộp hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ và thầy thuốc. Không nên dùng thuốc nhiều hơn chỉ định này vì dùng quá liều sẽ gây hại cho tim mạch, gan và thận.

Cơ bắp chỉ có thể chức một lượng creatine nhất định, dùng nhiều thuốc không có nghĩa là sẽ có công dụng nhiều hơn.

Không nên dùng các loại bào chế khác nhau của thuốc cùng lúc để tránh dùng quá liều.

Nên uống nhiều nước khi dùng thuốc để tránh thiếu nước khi luyện tập trong thời tiết nóng.

Những quy định cho creatine ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng creatine nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của creatine như thế nào?

Không dùng thuốc cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Không dùng thuốc cho những người bị bệnh về tim mạch hoặc thận.

Creatine có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng creatine.

Creatine có thể tương tác với một số thuốc và thảo dược như:

  • Thuốc đường huyết: Tăng lượng đường huyết có thể làm tăng lượng của creatine trong cơ;
  • Các loại thuốc có nguy cơ gây nhiễm độc thận (Aminoglycoside, NSAID, Cyclosporine và một số loại thuốc khác): sử dụng các loại thuốc này và creatine có thể dẫn đến nhiễm độc thận;
  • Caffeine, ephedra: caffeine có thể làm giảm tác dụng của creatine;
  • Carbohydrates: mức độ creatine được tăng lên đáng kể khi dùng chung với carbohydrate.

Tính chỉ số BMI – Chỉ số khối cơ thể

Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.

Nam

Nữ

Đừng bỏ lỡ cơ hội trò chuyện cùng đội ngũ bác sỹ và chuyên gia về tiểu đường.

Không chỉ có những chuyên gia, mà còn là hàng ngàn câu chuyện được chia sẻ từ chính những người đã và đang mắc bệnh tiểu đường để chúng ta cùng nhau bảo vệ sức khỏe. Click tham gia ngay!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News