Phong Thuỷ

Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy?

Tại sao cúng ông Công ông Táo phải dùng cá chép? Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy, cần mấy con cá chép là đủ? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

___TOC_HTML___

1. Tại sao cúng ông Công ông Táo phải dùng cá chép?

Hàng năm ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo về trời, nhà nhà lại làm lễ cúng Táo quân. Cũng giống như các lễ cúng khác, mâm lễ cúng Táo quân có đủ lễ chay và lễ mặn, song có 1 điều đặc biệt khác hẳn với các lễ cúng kia là cá chép.

Ngoài mâm cỗ mặn, hương hoa, đèn, trầu cau, 2 mũ Táo ông, 1 mũ Táo bà, bộ quần áo, hia hài, mâm lễ cúng 23 tháng Chạp không thể thiếu là cá chép vàng.

Cá chép vàng vốn là loài động vật khi xưa sống trên Thiên đình, do phạm lỗi, nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian để tu hành, chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu hành có chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời.

Còn ông Táo là do Thượng đế phái xuống trần gian để theo dõi loài người, xem ai Thiện ai Ác. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông bay về trời để bẩm tâu với Ngọc Hoàng mọi việc đã diễn ra trong gia đình gia chủ, đến đêm Giao thừa, ông mới bay trở về. Nhưng muốn bay lên trời, ông Táo phải nhờ đến cá chép đưa đi. Bởi thế, trong các mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, không thể thiếu cá chép vàng.

Tại sao trong lễ cúng này lại có sự xuất hiện của cá chép mà các lễ cúng khác lại không cần đến. Đó là bởi theo quan niệm xưa, các Táo về trời cần phải có “ngựa” – có phương tiện để đi lại.

Sở dĩ chọn cá chép làm “ngựa” cho các Táo là vì cá chép mang tính âm, thuần nhất với tính âm của mặt trăng nên có thể bay lên. Hơn nữa, trong dân gian từ xa xưa đã có những câu chuyện về “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Trong các loài sống trong nước, duy chỉ có cá chép là có thể biến thành rồng mà bay lên trời thôi. Sau khi làm lễ, cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông).

2. Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy?

Đây là câu hỏi của rất nhiều gia đình khi làm lễ cúng Táo quân. Vì nhiều lý do mà có gia đình chỉ thuận tiện để dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy nên không khỏi băn khoăn vì e ngại làm sai, cúng lễ sai thì bị thần linh quở trách.

Nếu gia đình ở chung cư hay các khu đô thị có quy định nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ, hạn chế đốt đồ vàng mã thì chỉ có thể dùng cá chép thật để làm lễ cúng ông Công ông Táo.

Với những gia đình sống ở thành thị hoặc ở những nơi không có ao hồ gần nhà thì việc đi thả cá chép thật là chuyện khá khó khăn. Đã có nhiều trường hợp đi xa nhà thả cá mà gặp phải tai nạn giao thông do đi vào trời tối muộn, tầm nhìn kém.

Cũng có trường hợp tuy gần ao hồ sông suối nhưng không có bậc thang, thềm đi xuống để thả cả mà thả cá từ trên cao khiến cá bị choáng, sốc hay ném cả túi nilon đựng cá xuống sông suối thì cũng không tốt chút nào. Lại có người vì đi xuống bờ sông thả cá mà trượt chân sảy ngã….

Chính vì tránh những chuyện không may xảy ra lúc cuối năm Tết đến Xuân về, nhiều gia đình lựa chọn dùng cá chép giấy để cúng Táo quân. Sau khi thực hiện xong lễ cúng, thay vì đi thả cá thì có thể mang cá chép giấy đi hóa cùng với đồ vàng mã, mũ áo Táo quân.

Việc thả cá chép thật mang tính chất hướng thiện, theo phong tục thả phóng sinh của người Việt. Tùy theo điều kiện gia đình, có thể cân nhắc dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy cho lễ cúng 23 tháng Chạp.

Theo quan niệm dân gian, việc dùng cá chép giấy hay cá chép thật không quá quan trọng, chỉ cần có là được. Điều quan trọng nhất trong lễ cúng này chính là lòng thành tâm của gia chủ, chỉ cần gia chủ thành tâm thì thần linh cũng sẽ linh ứng.

Các Táo nhận được lễ vật, có “ngựa” để lên chầu trời, sẽ bẩm tấu với Ngọc Hoàng về tình hình trong năm vừa qua và cầu xin cho gia chủ được phù hộ năm mới sung túc, bình an.

3. Cúng ông Công, ông Táo cần mấy con cá chép là đủ?

Cúng ông Công, ông Táo cần 3 chú cá chép vàng. Nếu bạn cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc cúng một cặp là chưa đúng.

Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.

Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Lễ vật cúng ngày ông Công, ông Táo thường được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn, từ đồ hương hoa, vàng mã, hoa tươi, mâm cơm mặn đủ món đến một thứ không thể thiếu được là ba chú cá chép vàng.

4. Cách chọn cá chép cúng Táo quân

Ngày nay, nhiều người lựa chọn cá chép giấy để cúng ông Táo cho tiện dụng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam lại cho rằng, nên mua cá chép sống bởi vì ngoài ý nghĩa thờ cúng để dâng các Táo quân lấy phương tiện đi lại, thì tục lệ phóng sinh cá chép cũng có một ý nghĩa văn hóa quý báu, thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt.

Cá chép được chọn để thắp hương thường là cá chép vàng. Khi chọn cá nên lưu ý chọn những chú cá còn khỏe mạnh, khi chạm nhẹ tay vào mặt nước thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh. Sau khi mang về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm 1 cọng rêu nhỏ vào bát nếu mua cá trước thời gian cúng lâu.

Sau khi gia chủ làm lễ xong xuôi, nên mang cả bát đựng cá đi ra nơi định thả, không nên dùng tay vớt cá nhiều lần từ chỗ này qua chỗ khác.

Lúc thả cá xuống ao, hồ, sông, suối phải xuống tận mép nước, nghiêng nhẹ miệng bát xuống để cá bơi ra, tuyệt đối tránh đứng cao, xa, ném hay hất cá xuống.

Cũng cần tránh buộc cá trong túi rồi ném cả túi xuống vì làm như thế, cá dễ bị chết, vừa mang tính hình thức, mất đi ý nghĩa của một phong tục đẹp, vừa xả rác xuống môi trường.

5. Văn khấn cúng ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền chuẩn nhất

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Theo Tử VI Ngày Nay tổng hợp!

cúng ông táo, ông công ông táo, phong tục đón tết, phong tục ngày tết, phong tục việt nam, cúng ông công ông táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy?

Tại sao cúng ông Công ông Táo phải dùng cá chép? Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy, cần mấy con cá chép là đủ? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Tại sao cúng ông Công ông Táo phải dùng cá chép?

Hàng năm ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo về trời, nhà nhà lại làm lễ cúng Táo quân. Cũng giống như các lễ cúng khác, mâm lễ cúng Táo quân có đủ lễ chay và lễ mặn, song có 1 điều đặc biệt khác hẳn với các lễ cúng kia là cá chép.

Ngoài mâm cỗ mặn, hương hoa, đèn, trầu cau, 2 mũ Táo ông, 1 mũ Táo bà, bộ quần áo, hia hài, mâm lễ cúng 23 tháng Chạp không thể thiếu là cá chép vàng.

Cá chép vàng vốn là loài động vật khi xưa sống trên Thiên đình, do phạm lỗi, nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian để tu hành, chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi tu hành có chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời.

Còn ông Táo là do Thượng đế phái xuống trần gian để theo dõi loài người, xem ai Thiện ai Ác. Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ông bay về trời để bẩm tâu với Ngọc Hoàng mọi việc đã diễn ra trong gia đình gia chủ, đến đêm Giao thừa, ông mới bay trở về. Nhưng muốn bay lên trời, ông Táo phải nhờ đến cá chép đưa đi. Bởi thế, trong các mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, không thể thiếu cá chép vàng.

Tại sao trong lễ cúng này lại có sự xuất hiện của cá chép mà các lễ cúng khác lại không cần đến. Đó là bởi theo quan niệm xưa, các Táo về trời cần phải có “ngựa” – có phương tiện để đi lại.

Sở dĩ chọn cá chép làm “ngựa” cho các Táo là vì cá chép mang tính âm, thuần nhất với tính âm của mặt trăng nên có thể bay lên. Hơn nữa, trong dân gian từ xa xưa đã có những câu chuyện về “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Trong các loài sống trong nước, duy chỉ có cá chép là có thể biến thành rồng mà bay lên trời thôi. Sau khi làm lễ, cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông).

2. Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy?

Đây là câu hỏi của rất nhiều gia đình khi làm lễ cúng Táo quân. Vì nhiều lý do mà có gia đình chỉ thuận tiện để dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy nên không khỏi băn khoăn vì e ngại làm sai, cúng lễ sai thì bị thần linh quở trách.

Nếu gia đình ở chung cư hay các khu đô thị có quy định nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ, hạn chế đốt đồ vàng mã thì chỉ có thể dùng cá chép thật để làm lễ cúng ông Công ông Táo.

Với những gia đình sống ở thành thị hoặc ở những nơi không có ao hồ gần nhà thì việc đi thả cá chép thật là chuyện khá khó khăn. Đã có nhiều trường hợp đi xa nhà thả cá mà gặp phải tai nạn giao thông do đi vào trời tối muộn, tầm nhìn kém.

Cũng có trường hợp tuy gần ao hồ sông suối nhưng không có bậc thang, thềm đi xuống để thả cả mà thả cá từ trên cao khiến cá bị choáng, sốc hay ném cả túi nilon đựng cá xuống sông suối thì cũng không tốt chút nào. Lại có người vì đi xuống bờ sông thả cá mà trượt chân sảy ngã….

Chính vì tránh những chuyện không may xảy ra lúc cuối năm Tết đến Xuân về, nhiều gia đình lựa chọn dùng cá chép giấy để cúng Táo quân. Sau khi thực hiện xong lễ cúng, thay vì đi thả cá thì có thể mang cá chép giấy đi hóa cùng với đồ vàng mã, mũ áo Táo quân.

Việc thả cá chép thật mang tính chất hướng thiện, theo phong tục thả phóng sinh của người Việt. Tùy theo điều kiện gia đình, có thể cân nhắc dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy cho lễ cúng 23 tháng Chạp.

Theo quan niệm dân gian, việc dùng cá chép giấy hay cá chép thật không quá quan trọng, chỉ cần có là được. Điều quan trọng nhất trong lễ cúng này chính là lòng thành tâm của gia chủ, chỉ cần gia chủ thành tâm thì thần linh cũng sẽ linh ứng.

Các Táo nhận được lễ vật, có “ngựa” để lên chầu trời, sẽ bẩm tấu với Ngọc Hoàng về tình hình trong năm vừa qua và cầu xin cho gia chủ được phù hộ năm mới sung túc, bình an.

3. Cúng ông Công, ông Táo cần mấy con cá chép là đủ?

Cúng ông Công, ông Táo cần 3 chú cá chép vàng. Nếu bạn cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc cúng một cặp là chưa đúng.

Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.

Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Lễ vật cúng ngày ông Công, ông Táo thường được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn, từ đồ hương hoa, vàng mã, hoa tươi, mâm cơm mặn đủ món đến một thứ không thể thiếu được là ba chú cá chép vàng.

4. Cách chọn cá chép cúng Táo quân

Ngày nay, nhiều người lựa chọn cá chép giấy để cúng ông Táo cho tiện dụng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam lại cho rằng, nên mua cá chép sống bởi vì ngoài ý nghĩa thờ cúng để dâng các Táo quân lấy phương tiện đi lại, thì tục lệ phóng sinh cá chép cũng có một ý nghĩa văn hóa quý báu, thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt.

Cá chép được chọn để thắp hương thường là cá chép vàng. Khi chọn cá nên lưu ý chọn những chú cá còn khỏe mạnh, khi chạm nhẹ tay vào mặt nước thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh. Sau khi mang về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm 1 cọng rêu nhỏ vào bát nếu mua cá trước thời gian cúng lâu.

Sau khi gia chủ làm lễ xong xuôi, nên mang cả bát đựng cá đi ra nơi định thả, không nên dùng tay vớt cá nhiều lần từ chỗ này qua chỗ khác.

Lúc thả cá xuống ao, hồ, sông, suối phải xuống tận mép nước, nghiêng nhẹ miệng bát xuống để cá bơi ra, tuyệt đối tránh đứng cao, xa, ném hay hất cá xuống.

Cũng cần tránh buộc cá trong túi rồi ném cả túi xuống vì làm như thế, cá dễ bị chết, vừa mang tính hình thức, mất đi ý nghĩa của một phong tục đẹp, vừa xả rác xuống môi trường.

5. Văn khấn cúng ông Công ông Táo theo văn khấn cổ truyền chuẩn nhất

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Theo Tử VI Ngày Nay tổng hợp!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News