Phong Thuỷ

Cúng Rằm tháng 7 ngày giờ nào tốt nhất, cúng vào ngày 14 hay 15?

Rằm tháng 7 âm lịch là ngày gì? Cúng Rằm tháng 7 vào ngày giờ nào là chuẩn nhất, nên cúng vào ngày 14 hay 15 âm lịch? Cúng Rằm tháng 7 lưu ý những gì?

lễ cúng rằm tháng 7, lễ vu lan báo hiếu, ngày lễ vu lan, rằm tháng 7 là ngày gì, cúng rằm tháng 7 ngày giờ nào tốt nhất, cúng vào ngày 14 hay 15?

1. Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo quan niệm từ xa xưa, người dân Việt Nam rất xem trọng việc cúng bái cho ngày rằm tháng 7 âm lịch. Có thể nói, đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngày này còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân” cúng các chúng sinh không nhà không cửa và theo Phật Giáo ngày này là ngày lễ Vu Lan để con cái báo hiếu cha mẹ. Ý nghĩa hai ngày này hoàn toàn khác nhau nhưng thường được tổ chức chung vào một ngày là ngày 15 tháng 7 âm lịch.

2. Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, 14 hay 15 âm lịch?

Cửa địa ngục mở từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Khi đó, các cô hồn được xá tội tìm cách quay trở lại dương thế, vong hồn vảng vất khắp nơi nhân gian.

Cũng ngay tại thời điểm này mà nhiều nơi có phong tục tập quán cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để cuộc sống bình an, không bị ma quỷ quấy nhiễu.

Đúng ngày Rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày. Mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ đều được tự do.

Vì thế, nhiều nơi dành riêng ngày 15/7 âm lịch chỉ để cúng thí thực cô hồn. Nhưng mâm cỗ phải để ở ngoài cửa, cổng nhà, chứ không để trong nhà, tránh trường hợp vong hồn “không mời mà đến”.

Nhiều nơi thường cúng thổ công, gia tiên, ông bà, trước ngày 15/7 âm lịch. Lý do là vì họ quan niệm, nếu cúng đúng vào ngày Rằm, sợ rằng sẽ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình.

Hơn nữa, vì có rất nhiều vong hồn đi lang thang nên nếu hóa vàng mã vào ngày này dễ bị cướp, người thân khó nhận, nên hạn chế tiến hành nghi lễ cúng gia tiên.

Do vậy, trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.

3. Cúng Rằm tháng 7 vào giờ nào mới chuẩn xác?

Lễ Vu Lan tiến hành ban ngày, lễ thí thực cô hồn vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Theo Đại đức Tâm Kiên, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày. Còn lễ cúng thí thực cô hồn vất vưởng nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Theo đó, các gia đình có thể lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất vào ban ngày. Sau đó về nhà sửa soạn mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và gia tiên.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đây là theo quan niệm của dân gian, bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được “mở cửa ngục” thả ra rất yếu.

Vậy nên, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.

Nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối. Đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài sân, không đặt ở bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà, có thể cúng tại chùa.

Tuy nhiên dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12 giờ đêm ngày 15/7. Bởi khi đó cửa địa ngục đóng lại.

4. Một vài lưu ý quan trọng khi cúng rằm tháng 7 tại nhà

Nhìn chung, việc cúng rằm tháng 7 tại nhà riêng nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Không ít người đã mời cô hồn về nhà để cúng chung sinh nhưng khi xong xuôi lại không biết mời vong đi nên vong cứ luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ.

Lưu ý, kết thúc mỗi buổi cúng bằng hành động vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Có nơi có tục giật cô hồn, tức người sống giành giật đồ ăn trên mâm cúng, cho tiền người sống cùng với bánh kẹo đi kèm… Họ tin rằng, người sống tranh giành càng nhiều, tức đã mua chuộc được cô hồn, chúng không đến quấy quả mình nữa.

Người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không mang đồ cúng vào nhà. Trong trường hợp không có ai giành giật thì có thể bỏ vào túi của người hành khất.

Những đồ cúng như chè, cháo, cơm, canh… nếu bị nguội lạnh, kiến ruồi bu đen hoặc vương vãi nhang khói, không an toàn cho sức khỏe, có thể bỏ. Nhưng những vật phẩm như bánh trái, còn nguyên vẹn có thể dùng được, nên cho người khác, tránh bỏ đi hoang phí, mang tội.

T.H!


Rằm tháng 7 âm lịch là ngày gì? Là ngày lễ Vu Lan hay xá tội vong nhân?

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo quan niệm từ xa xưa, người dân Việt Nam rất xem trọng việc cúng bái cho ngày rằm tháng 7 âm lịch. Có thể nói, đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngày này còn được gọi là ngày “xá tội vong nhân” cúng các chúng sinh không nhà không cửa và theo Phật Giáo ngày này là ngày lễ Vu Lan để con cái báo hiếu cha mẹ. Ý nghĩa hai ngày này hoàn toàn khác nhau nhưng thường được tổ chức chung vào một ngày là ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?

Tuy nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

Trong ngày rằm tháng 7 chúng ta thường tổ chức lễ cúng như là một cách bày tỏ lòng thương cảm, làm phúc bố thí, ban phước cho các vong hồn, uổng tử vẫn lưu luyến trần gian, không thể siêu thoát nên không biết nên đi đâu, về đâu.

Ngoài ra ngày rằm tháng 7 còn là là ngày Vu Lan – dịp để nhắc nhở thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới ông ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông, bà, cha mẹ.

Chúng ta được sinh ra, được ăn no, mặc ấm, được tự do làm những điều gì mình thích, được bay nhảy khắp nơi, tất cả đều là sự hy sinh âm thầm của đấng sinh thành. Họ chỉ biết cho đi mà không cần nhận lại nhưng chúng ta mải bận rộn cũng không dành cho họ sự quan tâm đúng mực nên đây là lúc tĩnh tâm để cùng hướng về họ.

Thế nên, ngày rằm tháng 7 năm nay, hãy dành thời gian ở bên cạnh ông bà, cha mẹ và tận hưởng khoảnh khắc được ở bên cạnh gia đình của mình. Hãy trao cho nhau những lời yêu thương chân thành và vun đắp cho cuộc sống gia đình thêm hạnh phúc, bền vững.


Lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch: Nên cúng ở nhà hay ở chùa trước?

Rằm tháng 7 cúng ở chùa trước

Trong dịp rằm tháng 7 âm lịch, nghi lễ Vu Lan báo hiếu không thể không tiến hành. Đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Ngay từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, phật tử tới các chùa rất đông để đăng kí cầu siêu, nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, mẹ cha quá vãng được siêu sinh tịnh độ.

Lễ cúng ngày rằm tháng 7 không nằm ở mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và tấm lòng thiện lương, thành kính của mỗi người. Mỗi nơi có cách cúng lễ khác nhau, nhưng giống nhau ở tấm lòng thành, tâm hướng thiện với các hoạt động thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt.

Lễ này cũng nhằm để báo hiếu cha mẹ, theo đó nên tiến hành ở chùa trước và vào ban ngày bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt.

Ngoài lễ Vu Lan, còn có lễ cúng cô hồn, có thể tiến hành ở chùa hay ở tư gia đều được, nhưng nên cúng vào buổi chiều tối. Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ ngày đầu tháng tới rằm. Mâm lễ cúng cô hồn đặt ngoài sân, tránh xa bậu cửa, không quy định về hướng lễ.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News