Phật Giáo

Dấu hiệu một người được CHUYỂN NGHIỆP có PHƯỚC ĐỨC

Dấu hiệu một người được CHUYỂN NGHIỆP có PHƯỚC ĐỨC

Đức Phật nói: Mọi thứ đều do trái tim tạo ra và số phận cuối cùng sẽ nằm trong tay của chính mình. Cuộc sống của mọi người là nhân quả của chính mình. Trồng dưa hái dưa, trồng đậu hái đậu, có cày và thu hoạch.

Những nỗ lực và lợi ích của mọi người tỷ lệ thuận với nhau, và sẽ không bao giờ có một chiếc bánh trên bầu trời tự dưng rơi xuống. Chỉ những người làm việc chăm chỉ mới có được may mắn và phước đức

Với những người đang gặp khó khăn khổ sở, người ta thường nói họ đang phải gánh hay chịu nghiệp thế nhưng nếu có những dấu hiệu như trong video dưới đây chính là dấu hiệu cho thấy họ đã và đang được chuyển nghiệp và trở nên có phước đức. Dần dần cuộc sống của họ sẽ bước sang một trang mới đầy niềm vui sự hạnh phúc. Vậy đó là những dấu hiệu nào, xin mời mọi người đón xem trong video dưới đây nhé

Trước khi đi tìm hiểu các dấu hiệu chúng ta cần phải hiểu thế nào là nghiệp và thế nào là phước đức

1.Nghiệp là gì ? Chuyển nghiệp là gì ?

Nghiệp nhân là tạo tác của những suy nghĩ, lời nói, hành vi của con người. Con người là chủ nhân của nghiệp, tạo ra nghiệp, cho nên nghiệp như thế nào là do con người quyết định, tự mình tạo cho mình mầm phước hay họa, hạnh phúc hay khổ đau.

Hoạt động của thân, khẩu, ý là tạo tác thường xuyên của con người. Chúng ta thường xuyên tạo nghiệp tốt hoặc xấu, lành hoặc dữ, thiện hoặc ác. Tạo nghiệp như thế nào sẽ đưa đến kết quả tương ứng mà mình phải nhận lãnh.

Vì thế nghiệp không phải là tất cả những gì đã tạo trong quá khứ đời trước (nghiệp nhân đời trước), mà còn là những gì đã tạo trong quá khứ đời này và những gì đang tạo trong hiện tại (nghiệp nhân đời này). Có nhiều điều con người đang nhận lãnh trong hiện tại (vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau) là kết quả của những nghiệp nhân vừa mới tạo.

dấu hiệu một người được chuyển nghiệp có phước đức

Nghiệp cơ bản được chia làm 2 loại:

a.Nghiệp Gia Tiên, Dòng Họ:

Cái này thì chắc chắn nhà nào cũng c,ó chẳng qua chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Và vấn đề xác định nặng hay nhẹ rất khó để nói, vì khi sống các cụ kiểu gì cũng tạo nghiệp nhưng nghiệp nhiều bao nhiêu thì còn phải xét.

Thí dụ gia tiên dòng họ nhà 1 bạn chuyên làm đồ tể giết mổ thì nghiệp cực cực kì nặng, nếu không hóa giải sớm thì tất nhiên các bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng do Nghiệp báo.

Cũng có những dòng họ, từng người đã khuất cũng tạo nghiệp nhưng tạo không nhiều thì khi tích dần lại phần Nghiệp ấy lại thành nhiều, vì nhiều đời nhiều kiếp có con cháu nào quan tâm tới mà giải oan giải nghiệp cho các cụ đâu? Nên cuối cùng cũng thành nhiều nghiệp.

Chỉ rất ít dòng họ ít nghiệp, vì không tạo nghiệp trong cõi người này rất khó. Để không tạo Nghiệp thì ai cũng phải tu hành, mà chẳng có dòng họ nào đi tu hết cả. Vậy nên, các thầy bây giờ cũng hay vin vào đây để kiếm lời từ các bạn.  Cứ hễ đi xem thì 10 người cũng 7 8 người bảo dòng họ nhà này nhiều nghiệp. Nhưng nghiệp dòng họ thì có thể hóa giải được nhé các bạn.

Còn nghiệp của chúng ta khi đang sống thì KHÔNG THỂ giải được. Bất cứ thầy bà nào nói giải được nghiệp này nghiệp nọ cho các bạn thì đừng bao giờ tin. Còn tất nhiên, sẽ có cách giúp cho các bạn tiêu nghiệp của bản thân mình nhưng cách này thì không phải ai cũng có thể làm được vì còn tùy thuộc vào căn cơ và ngộ tính từng người.

b.Nghiệp của bản thân:

Khi con người sinh ra và chết đi chỉ có thể đem theo duy nhất 2 thứ chính là Nghiệp và Đức. Không phải vật chất tiền tài cũng chả phải tình duyên thân quyến như các bạn đang suốt ngày thắc mắc cũng như vướng bận. Sinh các bạn đến không có gì, chết đi các bạn cũng đi tay không.

Con người khi sinh ra sẽ có 2 trường năng lượng, trường năng lượng trắng đấy chính là đức, trường năng lượng đen là nghiệp. Tùy thuộc theo đức và nghiệp thì trường năng lượng đó sẽ lớn hơn. Xác thịt con người thì tồn tại hữu hạn nhưng linh hồn con người sẽ tồn tại bất diệt, từ đó nảy sinh ra rất nhiều vấn đề.

Nhiều khi tuổi dương của các bạn kém anh chị em, kém cha mẹ và rất nhiều người nhưng linh hồn của các bạn lại có tuổi lớn hơn những người đó rất rất nhiều. Vậy, từ thủa các bạn sinh ra lần đầu tiên là các bạn đã có nghiệp rồi chứ đừng nói là chỉ nội trong kiếp này. Nghiệp được tích tụ qua rất nhiều kiếp của chúng ta nên kiếp này chúng ta trả thì cũng đâu có gì là lạ đâu?

dấu hiệu một người được chuyển nghiệp có phước đức

2.Phước báu là gì ?

Phước là niềm an vui khi bản thân mình tạo ra một việc thiện nào đó mà trước khi, trong khi và sau khi làm tâm mình phát sanh lòng hoan hỷ mát mẻ. Trái lại với phước là tội là một hành động bất thiện cho quả khổ đau trước khi, trong khi và sau khi làm xong mang lại bất an và phiền não.

Phước rất quan trọng trong đời sống, vì phước nghiệp của mỗi chúng sanh khác nhau nên đời sống chúng sanh cũng khác nhau. Ví dụ có người thì giàu, có người thì nghèo. Có người mạnh khoẻ, có người ốm đau.

Phước có 2 loại đó là phước vật và phước trí.

Phước vật cho quả giàu sang phú quý. Ví dụ như bố thí mọi thứ vật chất trên đời này.

Còn phước trí cho quả sanh ra làm người gặp đc chánh pháp, có duyên tu tập, sớm giải thoát khổ trong vị lai.

Làm phước cần phải có sự hiểu biết đúng đắn như làm với tâm có mục đích hướng thiện, không làm với tâm mong cầu danh lợi, quyền lực, hay làm với tâm si, tức thấy người khác làm mình cũng làm nhưng mình ko biết làm vì mục đích gì.

Nếu làm phước với tâm vô tham vô sân vô si thì cho quả viên mãn tốt đẹp như ý. Còn làm với tâm vô tham vô sân nhưng bị si mê thì cho quả giàu có ở kiếp sau nhưng ko có trí tuệ. Làm phước với tâm không tham, không sân và không si sẽ cho quả vừa giàu có vừa có trí tuệ.

Như vậy nghiệp và phước luôn song hành với nhau trong suốt cuộc đời của mỗi con người, và không lúc nào là không hiện hữu

3.Dấu hiệu khi chuyển nghiệp

Hoàn cảnh ta bắt đầu mới thay đổi, nghiệp ta mới chuyển. Nghiệp mà bố thí, thương người mà giúp người đúng chỗ nó sẽ hiện ra một số quả báo. Ví dụ như có lúc nào đó ta thích một điều gì, khởi tâm bí mật trong đầu mình thôi, đừng cho ai biết, tự động điều đó tới liền – là bắt đầu quả báo của tâm bố thí, thương yêu nó chín muồi rồi.

Nhưng đừng có ước mơ lớn quá vì phước ta còn nhỏ, nó chưa đủ để ta ước mơ một cái nhà lầu nó hiện ra một cái nhà lầu ra cho ta. Nhưng mà ta ước mơ cái gì vừa vừa nho nhỏ nó tới liền là nó đã chín muồi, là cái phước bố thí đã chín rồi.

Còn người mà công đức họ dày dày, họ ước mơ cái nhà lầu, cái nhà lầu hiện ra liền; hiện ra là làm sao? Nó không phải hô phép hiện ra mà tự nhiên nhân duyên nó kéo ào ào tới để ta mua vật liệu rồi mua đất xây nhà ào ào lên trong vài tháng có liền, là người mà phước họ dày.

Còn ta chưa tới đó nhưng mà ta ước mơ cái gì có cái đó, ước mơ cái gì có cái đó, những cái vừa vừa, ví dụ chiếc xe mình vừa hư, mình nói:

Phải có chiếc xe mới đi; vài tuần sau tự nhiên có liền. Mới nghĩ trong đầu, chưa hề than với ai một câu là có liền, thì đó là cái phước của sự bố thí đã chín muồi, nghĩa là ta đã bắt đầu chuyển được cái nghiệp của mình, ta có phước để chuyển được nghiệp của mình.

4.Các giai đoạn của quá trình chuyển nghiệp

1.Giai đoạn chuyển nghiệp Thứ nhất

Đây là giai đoạn biết được cái lỗi mình, biết cái nhược điểm của mình, cái sai của mình nằm ở chỗ nào, là cái thứ nhất.

Khi còn bé, người ta có thể cất tiếng xin lỗi rất chân thành mà không cần ai phải nhắc nhở nửa câu. Thế nhưng không giống như việc chúng ta cao lớn thêm mỗi ngày, được va chạm với thế giới nhiều hơn, càng lớn, người ta càng khó khăn để nói trọn vẹn 2 từ “xin lỗi”.

Xin lỗi chính là thừa nhận lỗi lầm của mình, điều này tất nhiên sẽ khiến người ta dễ rơi vào tình trạng cảm thấy yếu đuối, dễ bị tổn thương. Thế nên với bản tính phòng ngự cố hữu người ta tự sinh ra phản xạ chối bỏ, từ chối việc nhận khuyết điểm về mình.

Điều này đặc biệt dễ xảy ra với những người tôn thờ “chủ nghĩa cá nhân”, tự đặt cho mình một chiếc “vòng kim cô” mang tên cái tôi quá lớn.

Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh. Về mặt tích cực, cái tôi đem đến sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân. Trong khi đó, cái tôi tiêu cực lại dẫn đến sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn quá mức cần thiết.

Đa số chúng ta thường lầm tưởng rằng sự thay đổi bản thân là một cuộc lột xác bất ngờ và ngoạn mục, là câu chuyện phi thường, khó tin. Thế nhưng, thực ra, thay đổi bản thân là một quá trình tự rèn luyện, cải thiện chính mình một cách chậm rãi và bền bỉ, bắt đầu từ việc xây dựng, điều chỉnh các thói quen nhỏ nhặt thường ngày.

Đó chính là việc biết tự nhận lỗi, biết cái sai của mình, biết cái nhược điểm của mình để rồi từ đó tự thay đổi sao cho phù hợp nhất

2.Giai đoạn chuyển nghiệp thứ 2

Là đem cái lỗi đó ra mà sám hối với Phật và phát nguyện điều ngược lại, ví dụ mình bỏn xẻn thì mình phát nguyện là mình sẽ rộng rãi bố thí. Mình nóng nảy thì mình sẽ sám hối và phát nguyện là mình sẽ thương yêu nhẫn nhục, từ hòa, cứ phát nguyện ngược lại. Hoặc mình thấy ai giỏi mình ganh tỵ, mình phải sám hối cái đố kỵ đó và phát nguyện

Trong quá trình sống, hẳn loài người ai cũng ít nhiều gây ra tội, gây ra nghiệp

Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta.

Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai. Không nên cố chấp vào nhân xấu trước kia, chỉ cần ngay trong hiện tại biết tỉnh thức, thay đổi cách nghĩ là sẽ chuyển hóa được nhân xấu để kết thành quả tốt.

Sám hối cũng có thể hiểu đơn thuần là lời xin lỗi. Đây là một hành vi đạo đức của con người khi họ gây ra lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ.

Xin lỗi cũng là bài học mà ta được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ từ khi còn bé và đó là điều rất cần thiết trong cuộc sống.

Thế nhưng đâu phải ai cũng có thể và bằng lòng nói ra lời xin lỗi. Con người ta bị chính chấp ngã và chấp thủ của mình ghìm chặt.

Đức Phật dạy: Trên đời có hai kiểu người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và chịu sửa chữa.

Đã là con người, chúng ta ít nhiều sẽ mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống, đó chính là cái “nghiệp” của mỗi người. Vậy, bao giờ trả hết nghiệp? Đây là thắc mắc muôn thuở của đời người.

Nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả việc biết mình sai và sửa sai như thế nào. Làm được điều này sẽ giúp ta nhận được sự kính trọng của người khác, khiến lòng nhẹ nhõm, thư thái. Nhờ vậy mà “nghiệp” cũng vơi nhẹ đi.

3.Giai đoạn chuyển nghiệp thứ 3

Giai đoạn bắt đầu tới hành động, là ta ban phát rộng rãi, ta thương yêu, ta giúp đỡ, ta hoan hỉ, ta ủng hộ, ta hỗ trợ… đó là tới hành động. Sau khi tới hành động rồi tùy thời gian có khi ta 3 năm, có khi 5 năm, có người 10 năm, có người 20 năm bắt đầu mới tới cái thứ tư là ta thấy hoàn cảnh chung quanh ta thay đổi.

Có một điều bất biến trong cuộc đời của chúng ta đó là sự thay đổi. Chúng ta không thể tránh khỏi nó, chúng ta càng cưỡng lại sự thay đổi thì càng làm cho cuộc sống của chúng ta thêm khó khăn hơn.

Chúng ta bị bao quanh bởi sự thay đổi và nó là điều duy nhất có tác động mạnh mẽ đối với cuộc sống của chúng ta. Thay đổi có khả năng bắt kịp với nhịp sống tại một số thời điểm trong cuộc sống. Không thể tránh được vì nó chắc chắn sẽ tìm thấy bạn, thách thức bạn và buộc bạn phải xem xét lại cách bạn đang sống.

“Thay đổi là quy luật của cuộc sống. Và những người chỉ nhìn vào quá khứ hay hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai.” ~ John F. Kennedy

Tuy nhiên, chúng ta không thể tránh được các sự kiện bất ngờ trong cuộc sống vì đó là những thách thức sự tự mãn của bản thân.

Điều chúng ta có thể kiểm soát khi trải qua những sự kiện đầy thử thách này là cách chúng ta lựa chọn để phản ứng lại chúng. Đó là sức mạnh của sự lựa chọn, cho phép chúng ta kích hoạt sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thực hiện dựa trên sức mạnh của sự lựa chọn cung cấp cho chúng ta nhiều cơ hội tốt hơn để thay đổi cuộc sống. Cơ hội thay đổi cuộc sống tạo ra càng nhiều, chúng ta càng trở nên tràn đầy năng lượng và hạnh phúc hơn.

Dưới đây là 10 điều bạn có thể làm trong đời để thay đổi cuộc sống của mình tốt hơn, mãi mãi:

1.Tìm ra ý nghĩa cuộc sống

Hãy dành thời gian để tìm ra điều gì là quan trọng trong cuộc đời bạn và tại sao nó lại quan trọng. Bạn muốn đạt được điều gì? Ước mơ của bạn là gì? Điều gì khiến bạn hạnh phúc?

Hãy tìm ra ý nghĩa của cuộc sống mang đến cho bạn mục đích sống và thiết lập hướng đi cho cuộc đời. Nếu không làm được điều này, phần còn lại cuộc đời bạn sẽ không có một mục đích rõ ràng, không có định hướng, trọng tâm.

2.Tạo một bảng ước mơ

Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta có thể mơ mộng mọi lúc. Chúng ta đã tưởng tượng và hình dung những gì chúng ta sẽ trở thành khi trưởng thành. Chúng ta tin rằng mọi thứ đều có thể xảy ra. Nhưng khi lớn lên, chúng ta lại vô tình đánh mất khả năng mơ mộng của mình.

Những giấc mơ của chúng ta dần trở thành quên lãng và một lần nữa chúng ta bắt đầu cảm thấy việc đạt được ước mơ là điều không thể.

Bảng ước mơ là cách tuyệt vời để bắt đầu tin vào ước mơ một lần nữa. Hãy nhìn vào ước mơ của mình mỗi ngày và bạn sẽ bắt đầu tin vào khả năng đạt được những ước mơ đó.

3.Thiết lập mục tiêu để đạt được ước mơ

Sau khi biết được điều gì là quan trọng với bản thân và ước mơ của bạn là gì, bạn cần phải hành động và thiết lập mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn. Hành động dựa vào những mục tiêu này, bạn có thể đạt được ước mơ của mình một cách dễ dàng hơn.

Hãy nhớ mục tiêu của bạn có thể thay đổi. Luôn linh hoạt với những thiết lập mục tiêu của mình, vì rất nhiều yếu tố có thể thay đổi và mục tiêu của bạn cũng cần phải thích ứng với những thay đổi đó.

Nếu một người có thể học tập và nghiên cứu, anh ta sẽ cải thiện khả năng tự tu luyện, tăng cường kiến ​​thức, cho anh ta một trí tuệ đầy đủ, một tầm nhìn và khuôn mẫu khác biệt, và có những hiểu biết và trí tuệ riêng trong cuộc sống.

Đây là thời đại bùng nổ tri thức. Những điều mới đang xuất hiện và cần phải cập nhật. Nếu bạn không học, bạn sẽ trở thành một con ếch dưới đáy giếng. Bạn thậm chí sẽ bị xã hội loại bỏ. Do vậy luôn phải học hỏi để mở rộng tầm nhìn, khiến mình thành người thông minh, trở thành người có ích trong xã hội và mang lại phước lành cho chính bản thân.

4.Có trái tim rộng lớn và sự lạc quan

Trong cuộc sống, một người có trái tim rộng lớn và lạc quan sẽ sống hạnh phúc và sẽ có một cuộc sống hợp lý, sống tự do và có một vận may và định mệnh tốt.

Nếu một người có trái tim rộng lớn, anh ta sẽ vượt qua được mọi sự đố kị, ghen tức, và chiến thắng được chính mình để tâm luôn an. Tất cả chúng ta đều nói rằng, người có tinh thần lớn cũng là người có một trái tim rộng lớn.

Cuộc sống không dễ dàng, có quá nhiều khó khăn và gian khổ. Nếu bạn luôn bị bất hạnh và sống trong buồn khổ, cuộc sống sẽ rất mệt mỏi, gặp khó khăn, đau đớn. Còn nếu bạn luôn lạc quan, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy luôn vui vẻ và khỏe mạnh.

Tâm ta đã thay đổi trước đó cả 5 năm rồi nhưng 5 năm sau bắt đầu hoàn cảnh chung quanh ta mới thay đổi: tự nhiên con người đến với ta tốt hơn, hoàn cảnh đến với ta thuận lợi hơn.

Nhưng mà tới đó đừng có hưởng nha, đừng có khờ mà hưởng vì hưởng là nó sẽ hết, cái may mắn đến với ta, niềm vui đến với ta mà ta hưởng ta sẽ hết. Ta phải làm sao mà cái gì may mắn đến với ta là ta đem ta cho lại người khác liền, giống như có lúa rồi đừng ăn hết mà phải đem… đem gieo lại.

Các dấu hiệu cho thấy Mình Hết Phước Hay Còn Phước?

1.Nếu trong lòng luôn nghĩ tốt về mọi người thì Quí vị đang còn phước, Còn nếu như trong lòng luôn nghĩ xấu về người khác thì quí vị đang trong giai đoạn hết phước rồi đó.

2.Nếu có ai rủ mình làm việc thiện, việc lành mình tỏ vẻ khó chịu không nghe. Còn ai rũ mình làm việc ác việc xấu thì mình hưởng ứng tùy ý làm theo thì quí vị nên biết mình đang hết phước rồi đó.

3. Nếu có ai đang khen thưởng tán thán một người nào đó có đức hạnh thì mình không đồng ý tùy hỷ vui theo. Mà ngược lại, có ai rủ mình nói xấu vu khống cho một cá nhân nào đó thì mình ùa theo phỉ báng người đó thì mình đang hết phước rồi đó.

Tóm lại: khi mình thiếu phước, hết phước thì tánh tình dễ thay đổi, tham lam, giận hờn, si mê, ngạo mạng… dễ giao du với bạn xấu, tâm thường có ý xấu, có ý chê bai xã hội, người có đạo đức hơn mình… Đây là các cơ hội càng làm cho mình càng hết phước đi xuống mau lẹ hơn nữa…

Kết Quả của một con người hết phước :

  1. Khi xưa làm chủ quán cơm được nhiều thực khách xếp hàng đến ăn, ngày nay hết phước, cũng món cơm đó không khác , nhưng thực khách không đến ăn nhà hàng ế ẩm.
  2. Khi xưa làm bất động sản buông bán đất , mua căn nào bán ngay căn đó. Ngày nay bán mà chẳng ai mua…
  3. Khi xưa còn phước, được chủ nâng đở thương yêu, trả lương đầy đủ … ngày nay hết phước chủ tìm cách đuổi đi, không tìm được việc làm.
  4. Khi xưa làm ca sĩ, ra đĩa CD bán được nhiều tiền ngày nay hết phước bán chẳng ai mua, lại còn thua lỗ.
  5. Khi hết phước…làm đâu thua lỗ đó.
  6. Xuống cấp đạo đức, xuống cấp sức khỏe..Khi còn phước báo, khi muốn khởi tâm chửi ai thì được phước che chở ngăn chặn ngay lời xấu nghĩ ngay đến thiện, còn hết phước báo muốn chửi ai sẽ chửi luôn ra miệng…

9 dấu hiệu ta đang tự tạo phước đức,

1.Cho đi không cần đền đáp

Có thể chia ra 3 hạng người trong cõi đời này đó là: Người vừa đủ phước, người không đủ phước một đời, người dư phước có thể mang phước sang thế giới bên kia.

Không phải ai cũng may mắn có thừa cả phước đức đến nỗi dùng đời này không hết và có thể để sang cả đời sau như hạng người thứ 3 kể trên. Đó là một quá trình tu thân và không ngừng làm việc thiện từ tâm, đó là thái độ cho đi không cần đền đáp.

Người có được điều đấy thì họ sẽ không hối tiếc vì đã làm điều tốt, họ chẳng cần quy chuẩn nào, đơn giản giúp người là giúp người chứ không hề toan tính rằng sẽ có ngày được đền đáp lại.

Thế nhưng người đời nay chỉ quan tâm tới vật chất, nhất là người trẻ tuổi cho rằng mình còn nhiều thời gian hơn người khác.

Tuy nhiên, dù bạn là ai trong 3 hạng người đó thì vẫn nên học cách tin rằng ta không đủ phước để đem theo, như vậy mới tìm cách duy trì việc làm điều tốt, lành, tránh bị tổn phước mà còn có thể nhận rộng phước báu.

Nói như thế không có nghĩa ngời lớn tuổi không có khả năng tạo phước, đúng là họ có giới hạn về sức khỏe nhưng nếu biết dạy con, cháu làm việc thiện thì họ cũng đang làm việc thiện đấy thôi.

Nhiệm vụ cuối cùng của đời người không là gì ngoài đóng góp cống hiến nhiều cho đời chứ không phải tích trữ nhiều tiền bạc để mang theo khi sang thế giới bên kia.

2.Hưởng thụ ít

Sống trong cuộc đời này ai cho rằng mình không thích hưởng thụ là nói dối, thế nhưng vì muốn rèn giũa bản thân, vì không muốn nuông chiều cái thân quá đà rồi mang họa về sau nên chúng ta đành chấp nhận việc hưởng thụ ít lại. Có như vậy mới có thời gian để tập trung lao động hăng say hơn.

Tất nhiên, không thể nói ít hưởng thụ thôi là ta ngay lập tức có thể làm được, đó là một quá trình tinh tấn tu tâm, học hỏi, gia tăng sự hiểu biết thì ta mới có thể làm được.

3.Biết tiết chế điều gì nói, điều gì không

Việc nói gì và không nên nói gì chưa bao giờ là việc dễ dàng cho tất cả chúng ta. Người cho rằng mình khéo léo thì tự thấy mình là người không thật thà, trong khi người nói thẳng nói thật lại dễ làm tổn thương người khác.

Khi bạn hiểu ra để biết rằng không nói ra những lời cạn tình, biết khi nào cần nói và khi nào cần im lặng chính là dấu hiệu ta đang tự tạo phước đức cho chính mình.

Khi đó, bạn sẽ biết mỉm cười độ lượng trước những thị phi vây quanh mình, hiểu rằng họ chỉ đang cố gắng thể hiện ra ngoài sự thiếu tự tin của mình mà thôi. Những người ấy thực ra đáng thương hơn là đáng trách nên thôi đành cho qua, rồi thời gian sẽ trả lời cho họ tất cả.

4.Hiểu những thói quen bất thiện của bản thân

Mỗi chúng ta đều có những tật xấu, thiếu sót rất con người đang hiện hữu vì thế không việc gì phải trốn tránh, sợ hãi mà phải nhận diện ra để tìm cách sửa đổi.

Thực ra, cuộc sống không hoàn hảo là điều tuyệt vời nhất mà ta có được, ta có quyền sai và sửa sai chứ không nên xem việc sai sót, thất bại là đường cùng.

Việc hiểu những thói quen bất thiện của bản thân có thể giúp ta nâng lên tầm cao mới thông qua sự thấu hiểu người khác, từ đó bao dung với những lỗi lầm của họ, cho phép họ có cơ hội sửa đổi.

5.Tha thứ những ai không biết xin lỗi

Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình còn là biết tha thứ cho những ai ngang ngược, không biết xin lỗi. Nếu không ta nuôi ý định trả thù, rồi đôi bên trả thù qua lại thì chẳng khi nào cuộc sống mới yên ổn?

Mục tiêu tâm thanh thản, cuộc sống an yên từ từng việc nhỏ mới là điều mà người hiểu biết, có tu dưỡng nên làm. Phước đức đó không phải ai trong cõi người này cũng may mắn có được.

6.Biết ơn từ những điều nhỏ bé

Con người ta thường bị lòng tham điều khiển nên có thứ này rồi ta lại mong có nhiều hơn nữa mà họ quên đi việc đang may mắn sở hữu điều gì.Vì thế, dấu hiệu ta đang tự tạo phước đó là khi ta bắt đầu quý trọng, biết ơn từ những điều nhỏ bé đang hiện hữu quanh mình. Đó là khi ta biết ơn đồ ăn ta có hôm nay, bộ quần áo ta mặc, cho tới việc trân quý và giữ lại những người bạn tốt,…

7.Từ bỏ những ý nghĩ tiêu cực

Những suy nghĩ tiêu cực đang ăn mòn ta mỗi ngày thông qua suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Khi ta hiểu rằng việc loại bỏ chúng là điều cần làm thì chẳng còn gì phải sợ hãi nữa.

Nó như là con quỷ trong ta luôn tìm sẵn cơ hội để xuất hiện, việc của ta là đuổi chúng đi và thay thế bằng những suy nghĩ tích cực.

Vì cuộc sống này luôn có hai mặt, trong một sự việc không chỉ có mặt xấu xí, nếu ta tìm được lý do để chúng trở nên tươi đẹp hơn thì cuộc sống sẽ rạng rỡ hơn. Khi đó, không phải ai ngoài chính chúng ta đang tạo ra phước lành cho chính mình.

8.Không bận tâm may rủi, chỉ dựa vào năng lực

Nếu cuộc sống chỉ chờ một vận may để đổi đời nghĩa là ta đã trao quyền quyết định cuộc sống của mình cho những tác nhân bên ngoài. Khi ai đó tin vào may rủi nghĩa là họ có lối tư duy nghèo khiến họ chẳng thể tự lực làm điều gì.

Trong khi đó, những người dựa vào năng lực cho dù không giàu thì cuộc sống của họ hiếm khi lâm vào khó khăn. Vì chẳng chờ vào may mắn nên họ chăm chỉ tích lũy như kiến tha lâu thì đầy tổ. Mọi thứ của họ có được mới bền vững và an toàn hơn rất nhiều sơ với người khác.

Vì thế, là điều dễ hiểu khi họ có được cuộc đời an yên khi không phải đợi chờ ở bất cứ ai, hay bất cứ thần linh nào giúp đỡ.

9.Sẵn sàng chịu thiệt vì lợi ích chung

Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình đó là khi ta chẳng so đo hơn thua với đời mà sẵn sàng hi sinh bản thân một chút vì lợi ích chung.

Ta chỉ làm được điều này khi biết bỏ cái tôi đang ngáng đường để có được thành tựu to lớn hơn, cho đi mà không cần phải ghi nhận.

Không ít người tài năng xuất chúng nên đến khi bị cướp công, không được ghi dành thì thù hằn, trả thù hoặc hóa điên. Sống một đời như vậy thật là vô ích và cũng đã hủy hoại hết phước báu của mình.

Họ quên rằng cho dù không được nhờ đến nhưng việc họ làm cũng đã giúp ích được bao nhiêu người ngoài kia, hãy nghĩ đơn giản để sự thiệt thòi của mình đôi khi là cần thiết. Còn ai tranh giành công sức của bạn thì cũng sẽ sớm lãnh hậu quả, và đó là việc của Trời, không phải việc của ta, vậy nên nghĩ ngợi làm gì chỉ vô ích!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News