Phật học

Đầu thai chuyển kiếp là gì? Kiếp này làm người kiếp sau có làm người không?

Đầu thai chuyển kiếp là sự chuyển sinh của một linh hồn, từ thể xác này sang một thể xác khác. Bắt đầu khi một người vừa nằm xuống và chuyển giao sang một thân xác mới lọt lòng. Đầu thai chuyển kiếp sẽ “hấp thụ” những quả và nghiệp từ kiếp trước để lại.

đầu thai là gì, lời phật dạy, luân hồi chuyển kiếp, đầu thai chuyển kiếp là gì? kiếp này làm người kiếp sau có làm người không?

1. Đầu thai chuyển kiếp là gì?

Đầu thai chuyển kiếp là sự chuyển sinh của một linh hồn, từ thể xác này sang một thể xác khác. Bắt đầu khi một người vừa nằm xuống và chuyển giao sang một thân xác mới lọt lòng. Đầu thai chuyển kiếp sẽ “hấp thụ” những quả và nghiệp từ kiếp trước để lại, đây là một vòng luân hồi mà nhà Phật luôn tìm cách hướng chúng sinh thoát ra. Bởi không phải nghiệp nào từ kiếp trước cũng là nghiệp thiện, và nếu không thể thoát ra thì không thể đạt với cấp độ cao nhất là Niết bàn.

Nhưng đầu thai không phải là một chiều hướng tiêu cực. Bởi lẽ cứ qua một kiếp mới, con người ta sẽ dần có sự chiêm nghiệm và sâu sắc dần. Tích tụ những nghiệp thiện để hóa giải những vấn đề vướng mắc từ kiếp trước.

Hiểu được điều này, cũng chính là hiểu được nhận thức rằng những điều không mà mình nhận ở kiếp này. Là do kiếp trước hành ác mà thành, nhưng nếu vẫn tiếp tục hành ác trong kiếp này thì kiếp sau sẽ lại tiếp tục khổ đau. Cứ như thế mà không có ngày chấm dứt sự khổ đau gặp phải.

Phật giáo đã nói rõ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật Nhân Quả – Luân hồi (luân là quay, hồi là trở lại). Hiện tượng đầu thai chuyển kiếp cũng chỉ là một trong các hiện tượng nằm trong quy luật của Luân hồi mà thôi.

Trong giáo lý của Đạo Phật, sự đầu thai chuyển kiếp sẽ được xoay vòng trong 6 nẻo là: Trời, A Tu La, Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Con người. Tùy theo sự “gieo nhân tạo nghiệp” của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong 6 nẻo này.

2. Nếu kiếp này làm người, kiếp sau có thể làm người được không?

Trong giáo lý của Đạo Phật, sự đầu thai chuyển kiếp sẽ được xoay vòng trong 6 nẻo là: Trời, A Tu La, Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Con người. Tùy theo sự “gieo nhân tạo nghiệp” của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong 6 nẻo này.

Sự đầu thai chuyển kiếp trong kiếp này là do nhân quả và nghiệp từ kiếp trước tạo ra. Nên nếu kiếp này là người, sống hành thiện tích đức, tích cực hóa giải những nghiệp do kiếp trước tạo ra thì sẽ có cơ hội lên một cõi mới, cõi cao hơn.

Và điều này cũng có nghĩ nếu ta không tích cực tu tập, ham nghĩ cho bản thân mà làm điều sai trái thì không chỉ là súc sinh, mà còn là ngạ quỷ hay tệ hơn là địa ngục ở kiếp sau.

Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của kiếp luân hồi, thì trong kiếp này mỗi người phải tích cực tu tập, hành thiện mỗi ngày để kìm hãm những nghiệp xấu, và phát triển những nghiệp tốt cho chính mình và những người xung quanh.

Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định một người sẽ đầu thai chuyển kiếp ở nơi nào (nhưng không phải duy nhất), là nghiệp lực. Đấy là những hành động quá khứ, và cả trong hiện tại ảnh hưởng trực tiếp tương tự.

Bởi thế, khi một người thiện lành mất đi, người ta nói rằng người ấy sẽ sớm lên cõi trời. Còn khi một người làm điều ác đức, người ta nguyền rủa rằng kiếp sau là súc sinh.

Bản chất của Phật giáo là giải phóng tâm trí và phát triển thiện lương trong mỗi con người. Nên khi ta trì trệ, thờ ơ với việc tu tập thì đồng nghĩa với việc kiến tạo nên những sự xấu xa, độc hại trong bản thân phát triển.

Và mỗi cá nhân cũng cần hiểu rằng nếu muốn kiếp sau có một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì ngay trong kiếp này cần phải tích cực sống thiện lương, lành mạnh thì mọi điều tốt đẹp mới tới. Như thế mới có thể hóa giải bớt những điều không hay cho chính mình khi đầu thai chuyển kiếp.

đầu thai là gì, lời phật dạy, luân hồi chuyển kiếp, đầu thai chuyển kiếp là gì? kiếp này làm người kiếp sau có làm người không?

3. Luân hồi là gì?

Luân hồi, tiếng Phạn là samsàra, có nghĩa là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống; và sự chuyển sinh liên tục đó, thường được biểu thị bằng bánh xe (cakka) và được gọi là bánh xe luân hồi (samsaracakka).

Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và bánh xe ấy cứ quay mãi trong vòng trầm luân của sanh tử khổ đau cho đến khi nào con người tu tập và đạt đến sự giải thoát tối thượng.

4. Sự vận hành của luân hồi

Luân hồi tồn tại và vận hành độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ niềm tin tôn giáo nào. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và cả những người theo thuyết thần trí học đều đề cập đến vấn đề này.

Thuyết luân hồi bao hàm ý nghĩa rằng sau khi chết thì linh hồn của loài người cũng như loài vật và ngay cả loài cây cỏ cũng sẽ chuyển sinh từ cơ thể này qua cơ thể khác tùy theo những gì đã gây ra lúc còn sống.

Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.

Nhiều người nghĩ kiếp luân hồi là chuyện cao siêu trong Phật Pháp tuy nhiên hiểu về luân hồi sẽ nhận ra đây được coi là vòng xoay trong muôn loài dù được thừa nhận hay không thì luân hồi vẫn là sự thật hiển nhiên có thực trong cuộc sống.

Riêng đối với Phật giáo thì luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sinh tử khổ đau.

4. 6 cõi luân hồi

Cửa đầu thai của chúng ta càng không phải do một vị thần minh nào làm chủ tể quyết định. Theo quan điểm Phật giáo thì tùy vào nghiệp, nhân quả của mỗi người mà họ sẽ đầu thai vào 1 trong 6 cõi luân hồi.

Sở dĩ gọi là 6 cõi của Phật giáo, tức là chỉ 6 hình thức đầu thai của sinh mệnh trong thế giới phàm tục, được phân biệt qua các cõi Trời – Atula – Người – Súc Sinh – Quỷ đói và Địa ngục.

Cõi Trời (Chư Thiên):

Chư Thiên vui hưởng sức khỏe, tiện nghi, của cải và hạnh phúc toàn hảo suốt cuộc đời họ.

Cõi Trời phân ra Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Trong cõi Dục giới phúc báo của chúng sinh rất lớn, thọ mệnh lâu dài không phải chịu những nỗi khổ Sinh – Lão – Bệnh – Tử như con người.

Chúng sinh trong cõi Dục giới, từng đôi nam nữ đầu thai vào trong nhụy hoa, khi hoa nở chính là hình thức hóa sinh của họ. Ở cõi này không tính thời gian theo sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng mà lấy mỗi lần hoa nở hoa khép là 1 ngày.

Cõi Atula:

Atula còn được gọi là Phi thiên, có phúc báo lớn cách không xa với chúng sinh cõi trời. Chúng sinh ở cõi này vì thiện nghiệp trong quá khứ lớn, cõi Atula phúc báo không bằng cõi trời. Nỗi khổ của các cõi khác nhau và trong cõi A Tu La này, cùng những cuộc chiến đấu và gây hấn thường xuyên, họ cũng không thoát khỏi đau khổ vì lòng ganh tị của họ với chúng sinh cõi Trời.

Cõi người:

Cõi người, tức là con người ở thế gian, tuy không có phúc báo thù thắng như người Trời, cuộc đời có khổ có sướng nhưng có cơ duyên được nghe Phật giảng kinh thuyết pháp và tu hành Phật pháp đạt đến cảnh giới giác ngộ, siêu vượt khỏi luân hồi.

Không có Thiện nghiệp khiến cho chúng sinh bị đạo vào 3 cõi Ác mà quả báo của thiện nghiệp thì được thác sinh vào 3 cõi Thiện. Trong 3 cõi Thiện, phúc báo của chúng sinh ở cõi Trời rất lớn, tiếp theo là cõi Atula, thứ ba là cõi người nhưng chỉ có cõi người mới là nơi thích hợp để tu trì Phật pháp.

Địa ngục – Súc Sinh – Quỷ đói thống khổ triển miên trong những hình phạt tàn khốc như bị thiêu đốt, lột da, đói rét và ngu si cho nên thiếu cơ duyên tu hành hoặc không nghĩ đến việc tu hành.

Trích nguồn: Phatgiao.org.vn!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News