Sức Khoẻ

Đau tinh hoàn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau tinh hoàn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đây cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân ít nguy hiểm khác. Vậy, đau tinh hoàn là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Đau tinh hoàn có nguy hiểm không? Ai có nhiều nguy cơ bị đau tinh hoàn?

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết này. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về những căn bệnh về tinh hoàn mà bạn nên biết.

Đau tinh hoàn là bệnh gì?

đau tinh hoàn là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Đau tinh hoàn là tình trạng có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi. Tinh hoàn chỉ bộ phận cơ quan sinh sản (sinh dục) của nam. Tinh hoàn nhỏ, hình quả trứng nằm bên trong một túi da mỏng gọi là bìu.

Khi đau tinh hoàn, bạn có thể cảm thấy đau từ một trong hai bên, hoặc cả hai tinh hoàn. Đau tinh hoàn có thể rất dữ dội. Nguyên do là vì tinh hoàn là nơi chứa nhiều dây thần kinh.

Vậy, đau tinh hoàn là bệnh gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau tinh hoàn. Để xác định rõ tình trạng sức khỏe chính xác nhất, bạn vẫn cần đến sự chẩn đoán chuyên khoa. Sau đây là một số trường hợp có thể dẫn đến đau tinh hoàn.

  • Trong một số trường hợp, cơn đau tinh hoàn có thể không thực sự đến từ tinh hoàn của bạn. Cơn đau có thể đến từ một bộ phận khác của cơ thể như dạ dày hoặc bẹn háng. Loại đau này được gọi là đau chuyển tiếp.
  • Đau tinh hoàn có thể cấp tính, cơn đau đột ngột và ngắn. Đây có thể là cơn đau buốt do chấn thương đột ngột.
  • Đau tinh hoàn mãn tính lại là cơn đau từ từ và kéo dài. Khi này, cơn đau âm ỉ tăng dần theo thời gian hoặc khi hoạt động.

Bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn một giờ, hoặc nếu nó dữ dội bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng khẩn cấp được gọi là xoắn tinh hoàn.

Đau tinh hoàn là dấu hiệu bệnh ung thư tinh hoàn?

Đúng vậy! Đau tinh hoàn có thể là một dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Vì vậy nếu bạn bất chợt đau tinh hoàn không rõ nguyên, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đau tinh hoàn là dấu hiệu bệnh STDs?

Có thể! Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (như bệnh lậu, giang mai và chlamydia) có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả tinh hoàn. Điều này có thể khiến tinh hoàn bị sưng hoặc viêm, kèm theo đó là cảm giác đau rát.

Vì thế, nếu bạn cảm thấy đau tinh hoàn sau khi quan hệ không an toàn, hãy đến trung tâm y tế để kiểm tra và điều trị sớm.

Ai có nhiều nguy cơ bị đau tinh hoàn?

Cả trẻ em trai và lẫn nam giới trưởng thành ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đau tinh hoàn. Bạn có thể có nguy cơ cao bị đau tinh hoàn nếu bạn làm công việc nặng nhọc hoặc nếu chơi các môn thể thao vận động mạnh.

9 Nguyên nhân gây ra tình trạng đau tinh hoàn

đau tinh hoàn là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Nguồn gốc của cơn đau tinh hoàn có thể rõ ràng nếu bạn đã bị chấn thương khi chơi thể thao, tập thể dục,hoặc gặp tai nạn. Đau tinh hoàn là bệnh gì? Như bạn đã biết, đây có thể là triệu chứng của những loại bệnh khác nhau. Nếu như bạn bị đau tinh hoàn mà không rõ lý do, nguyên nhân có thể xuất phát từ:

1. Viêm tinh hoàn

Tình trạng viêm ở một hoặc cả hai tinh hoàn có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Bạn có thể có cảm giác nóng và sưng tinh hoàn.

Ở trẻ em, virus quai bị cũng là một nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng đau bộ phận sinh dục nam và dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn. Trong trường hợp bệnh quai bị, tình trạng sưng tấy thường bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi bắt đầu nhiễm bệnh.

2. Thoát vị bẹn (háng)

Đau tinh hoàn là bệnh gì? Đây có thể là triệu chứng của bệnh thoát vị bẹn háng. Bệnh này thường không nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể gây đau đớn. Nếu thấy đau tinh hoàn không rõ nguyên nhân, bạn nên đi khám ngay. Sẽ có một số trường hợp thoát vị bẹn cần phải phẫu thuật gấp.

3. Viêm mào tinh hoàn

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn? Khi bạn thấy đau bộ phận sinh dục nam, có thể là do mào tinh hoàn bị viêm nhiễm. Các triệu chứng viêm mào tinh hoàn bao gồm: cảm giác đau và viêm. Bìu có thể sưng và nóng khi chạm vào. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Viêm mào tinh hoàn mãn tính sẽ kéo dài hơn 6 tuần.

Mào tinh hoàn là một nhóm ống mỏng cuộn chặt. Mào tinh hoàn giúp mang tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh và ra ngoài cơ thể.

4. U nang sinh tinh – Spermatocele

Đau tinh hoàn là bệnh gì? Trong một số trường hợp triệu chứng này không xuất phát từ bệnh mà là do sự phát triển bất thường của u nang sinh tinh.

Ống sinh tinh là nơi chứa đầy dịch được hình thành bên trong mào tinh gần tinh hoàn. Những u nang này không phải là ung thư và thường không gây đau đớn. Nhưng đôi khi, những u nang này có thể phát triển với kích thước quá mức và trở nên khó chịu.

5. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nếu bạn thấy đau tinh hoàn, có thể bạn đang bị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đây là một nhóm các tĩnh mạch lớn bất thường gần tinh hoàn. Những tĩnh mạch lớn này có thể gây ra cảm giác khó chịu âm ỉ ở tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động hàng ngày. Tình trạng đau tinh hoàn thường cải thiện khi nằm xuống.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng có con và đôi khi được điều trị bằng phẫu thuật.

6. Xoắn tinh hoàn

Đau tinh hoàn là bệnh gì? Nguyên nhân có thể là do xoắn tinh hoàn. Đây là hiện tượng xoắn nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Điều này làm gián đoạn nguồn cung cấp máu đến tinh hoàn và dẫn đến đau dữ dội. Hiện tượng xoắn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng này cần được phẫu thuật ngay lập tức để cứu tinh hoàn.

Nếu bạn bị đau ở bộ phận sinh dục do xoắn tinh hoàn, hãy cẩn thận! Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến mất tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời.

7. Sỏi thận

Sỏi thận có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn. Sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang), gây đau lưng, bẹn hoặc bìu.

8. Hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh

Đau tinh hoàn là bệnh gì? Nếu bạn vừa thắt ống dẫn tinh, đây có thể là tác dụng phụ của việc này. Cơn đau này có thể xuất phát từ áp lực cao hơn trong ống dẫn tinh hoặc mào tinh và có thể dẫn đến hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh.

9. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi 15-35. Đôi khi nó có thể biểu hiện với cảm giác đau âm ỉ hoặc đau ở háng hoặc tinh hoàn, sưng tinh hoàn hoặc nặng hơn và đau ở vùng bụng dưới hoặc bìu.

Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau tinh hoàn, mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Tình trạng đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội có thể do xoắn tinh hoàn. Đây được xem là dấu hiệu nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bạn có thể phải phẫu thuật cắt tinh hoàn.

Những nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn ít nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng ( viêm mào tinh hoàn )
  • Chấn thương
  • Thoát vị bẹn
  • Tích tụ chất lỏng (u nang sinh tinh)
  • Sưng tĩnh mạch trong tinh hoàn (giãn tĩnh mạch thừng tinh)

Những câu hỏi thường gặp về đau tinh hoàn

Sau khi tìm được lời giải cho câu hỏi: Đau tinh hoàn là bệnh gì? Có thể bạn sẽ quan tâm những câu hỏi xoay quanh tình trạng này.

đau tinh hoàn là bệnh gì? có nguy hiểm không?

  • Đau tinh hoàn có cần phẫu thuật không?

Thông thường, triệu chứng đau tinh hoàn không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, trong những tình trạng khẩn cấp như xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn, bạn có thể cần phẫu thuật. Một số tình huống có thể cần phẫu thuật chữa đau tinh hoàn:

  • Xoắn tinh hoàn.
  • Phẫu thuật sửa chữa thoát vị.
  • Cắt mào tinh hoàn.
  • Cắt nhỏ thừng tinh.
  • Ung thư tinh hoàn.
  • Cắt bỏ tinh hoàn. Nếu cơn đau tinh hoàn của bạn không được điều trị bằng thuốc hoặc các thủ thuật ít xâm lấn. Hiếm khi nhưng bạn có thể cần phải cắt bỏ tinh hoàn để điều trị.. Đây được xem là phương sách cuối cùng.

Hãy nhớ rằng bất cứ khi nào bạn phẫu thuật, điều quan trọng là phải chăm sóc vết thương thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng. Làm theo lời khuyên của bác sĩ về cách làm sạch vết thương.

  • Đau tinh hoàn điều trị như thế nào?

Bạn có thể giảm đau tinh hoàn tại nhà. Một số biện pháp khắc phục để thử:

  1. Chườm đá vào vùng bị đau.
  2. Đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới bìu nếu bạn đang nằm.
  3. Đeo cốc hoặc dụng cụ hỗ trợ thể thao.
  4. Tắm nước ấm.
  5. Thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn.

Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, đau tinh hoàn nên được can thiệp và điều trị bằng phương pháp y tế. Nếu vấn đề không nghiệm trọng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau. Bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

  • Đau tinh hoàn bao lâu thì hết?

Đau tinh hoàn có thể kéo dài hoặc không, tùy thuộc vào giai đoạn cấp tính hay mãn tính. Nếu cơn đau của bạn là do chấn thương đơn giản như một cú đánh bất ngờ hoặc một cú ngã, nó sẽ chỉ đau trong khoảng một giờ. Nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn thế hoặc nếu nó trở nên tồi tệ hơn, hãy lập tức đến trung tâm y tế để được kiểm tra.

  • Làm thế nào để ngăn chặn cơn đau tinh hoàn?

Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện những bất thường. Ngoài ra, để phòng ngừa cơn đau tinh hoàn, hãy luôn đeo cốc thể thao trước khi chơi các môn thể thao có tính va chạm cao. Bạn cũng nên mặc quần áo bảo hộ trước khi làm công việc nguy hiểm để tránh bị thương.

  • Câu hỏi khác về tinh hoàn

Hy vọng bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc: đau tinh hoàn là gì? Với những thông tin y khoa về triệu chứng này, bạn có thể có những lựa chọn tốt hơn để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News