Khoa học

Để có thể sinh tồn trên sao Hỏa, con người phải làm gì?

Giả sử bạn là một phi hành gia vừa đáp xuống hành tinh Đỏ, đây sẽ là những vấn đề đầu tiên mà bạn phải đối mặt.

hành tinh đỏ, sao hỏa, để có thể sinh tồn trên sao hỏa, con người phải làm gì?

Nước, thức ăn, nơi ở và oxy

Đây là một danh sách ngắn gọn gồm 4 yếu tố cơ bản của sự sống được Phylindia Gant, một tiến sĩ Khoa học Địa chất tại Đại học Florida cho biết. Trong đó, thứ đầu tiên cần có để đảm bảo sự sống là oxy.

Bầu không khí trên sao Hỏa

“Tại đây, trên Trái đất, oxy có sẵn trong không khí mà chúng ta hít thở ở đây trên Trái đất”, TS. Gant nói. “Thực vật và một số loại vi khuẩn cung cấp nó cho chúng ta”.

Tuy nhiên ở bầu khí quyển vốn dĩ rất mỏng của sao Hỏa, với thể tích chỉ bằng 1% bầu khí quyển trên Trái đất, chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Nói cách khác, không khí trên sao Hỏa ít hơn tới 99% so với trên Trái đất.

Đó là vì sao Hỏa có kích thước chỉ bằng một nửa Trái đất, cộng với lực hấp dẫn không đủ mạnh để ngăn các khí trong khí quyển thoát ra ngoài không gian.

Còn lưu đọng lại trên bề mặt sao Hỏa là loại khí dồi dào nhất, nhưng cũng cực độc với con người khi ở nồng độ cao, chính là CO2, với tỷ lệ chiếm tới 96% bầu không khí.

Nếu bạn cố gắng thở trên bề mặt sao Hỏa mà không có bộ đồ vũ trụ cung cấp oxy, bạn sẽ chết ngay lập tức do ngạt thở. Ngay cả khi đảm bảo được dưỡng khí, áp suất khí quyển thấp cũng sẽ khiến máu của bạn sôi lên, dẫn tới cái chết là điều không thể tránh khỏi.

Môi trường khắc nghiệt

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào về sự sống trên sao Hỏa, đủ để cho thấy đây là một môi trường khắc nghiệt tới đâu.

Bên cạnh việc có rất ít không khí, sao Hỏa hầu như không có nước ở thể lỏng trên bề mặt, nhiệt độ cực kỳ lạnh (vào ban đêm, nhiệt độ có thể giảm xuống -73 độ C).

Thế nhưng, thực tế rằng có rất nhiều sinh vật trên Trái đất tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt. Theo đó, sự sống đã được tìm thấy trong các tảng băng ở Nam Cực, dưới đáy đại dương và hàng km dưới bề mặt Trái đất.

Nhiều nơi trong số đó có nhiệt độ rất nóng hoặc quá lạnh, hầu như không có nước và rất ít (cho tới không có) oxy.

Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng ở một nơi nào đó trên sao Hỏa, chắc chắn sẽ có sự sống. Và ngay cả khi sự sống không còn tồn tại trên sao Hỏa, có thể nó đã xảy ra hàng tỷ năm trước, khi hành tinh này sở hữu bầu khí quyển dày hơn, nhiều oxy hơn, nhiệt độ ấm hơn và còn giữ lại một lượng nước đáng kể trên bề mặt.

Đó là một trong những mục tiêu của sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa do NASA thực hiện, đã kéo dài hàng chục năm, nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống dưới dạng hóa thạch, hay các vi sinh vật trên hành tinh này.

hành tinh đỏ, sao hỏa, để có thể sinh tồn trên sao hỏa, con người phải làm gì?

Tự chế được oxy, con người có thể sống trên sao Hỏa?

Trong số 7 thiết bị có trên tàu tự hành Perseverance bao gồm MOXIE, một thiết bị có khả năng phân tách CO2 ra khỏi bầu khí quyển sao Hỏa và biến đổi nó thành oxy.

Nếu MOXIE hoạt động theo cách mà các nhà khoa học hy vọng, các phi hành gia trong tương lai sẽ không chỉ tự tạo ra oxy, mà họ có thể sử dụng nó như một thành phần trong nhiên liệu tên lửa để bay trở lại Trái đất.

Rõ ràng, nếu con người càng có thể tạo ra nhiều oxy trên sao Hỏa, thì chúng ta càng thu hẹp khoảng cách với Trái đất hơn, và các du khách cũng có thể dễ dàng thực hiện một chuyến bay tới đây.

Nhưng ngay cả trong điều kiện lý tưởng, các phi hành gia vẫn sẽ cần một bộ đồ vũ trụ chuyên dụng, nhằm đảm bảo cân bằng áp suất.

Hiện tại, NASA đang gấp rút nghiên cứu các công nghệ mới cần thiết để đưa con người lên sao Hỏa, và ý tưởng này có thể xảy ra trong thập kỷ tới, vào cuối những năm 2030.

Tỷ phú Elon Musk – nhà sáng lập của SpaceX cũng đặt mục tiêu đưa khoảng 1 triệu người lên sao Hỏa trong những thập kỷ tới nhằm tạo ra một thành phố tại đây. Trước đó, Elon Musk cũng từng tuyên bố năm 2026 là năm mà ông tin rằng SpaceX sẽ hạ cánh các phi hành gia đầu tiên xuống sao Hỏa, nhưng rất nhiều thứ có thể xảy ra sai sót từ nay đến lúc đó.


Sao Hỏa

Sao Hỏa hay Hỏa tinh là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời và là hành tinh có kích thước bé thứ hai trong Hệ Mặt Trời, chỉ lớn hơn Sao Thủy. Nó thường được gọi với tên khác là “Hành tinh Đỏ”, do sắt oxide có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng.

Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất.

Ngày và mùa trên sao Hỏa tương đối giống Trái Đất, do chu kì tự quay và độ nghiêng của trục quay so với mặt phẳng xích đạo là như nhau. Ngọn núi Olympus Mons trên sao Hỏa là núi lửa lớn nhất và cao nhất từng được biết tới trong Hệ Mặt Trời, còn hẻm núi Velles Marineris là một trong những hẻm núi lớn nhất trong Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng nằm ở bán cầu Bắc bao phủ tới 40% bề mặt hành tinh và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ. Hai mặt trăng Phobos và Deimos của sao Hỏa đều nhỏ và có hình thù kì lạ.

Sao Hỏa đã được thám hiểm bởi vài con tàu vũ trụ. Mariner 4 là con tàu đầu tiên đặt chân lên ngôi sao đỏ. Được NASA phóng vào không gian ngày 28 tháng 11 năm 1964, nó tiếp cận gần hành tinh nhất vào ngày 15 tháng 7 năm 1965. Mariner 4 đã phát hiện vành đai phóng xạ yếu của sao Hỏa, khoảng 0,1% của Trái Đất, và chụp những bức hình đầu tiên của một hành tinh khác trong vũ trụ. Tàu vũ trụ đặt chân lên sao Hỏa gần đây nhất là Tianwen-1 của CNSA và tàu thám hiểm Zhurong vào ngày 14 tháng 5 năm 2021. Tàu thám hiểu Zhurong đựoc phóng thành công vào ngày 22 tháng 5 năm 2021, giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai phóng thành công một tàu thám hiểm lên sao Hỏa, sau Mĩ.

Rất nhiều cuộc điều tra về khả năng sinh sống trên sao Hỏa trong quá khứ cũng như khả năng xuất hiện sự sống đang được tiến hành. Các mục tiêu sinh vật học vũ trụ đang được lên kế hoạch, như tàu thám hiểm Rosalind Franklin của Cục Hàng Không Châu Âu. Nước lỏng không thể tồn tại trên sao Hỏa do áp suất khí quyển thấp, ít hơn 1% áp suất khí quyển trên Trái Đất. Hai cực băng của Sao Hỏa dường như được cấu thành phần lớn từ nước.

Sao Hỏa có thể dễ dàng nhìn từ Trái Đất bằng mắt thường. Cấp sao biểu kiến của nó đạt giá trị −2,94 chỉ đứng sau Sao Kim, Mặt Trăng, và Mặt Trời. Các kính thiên văn quang học trên mặt đất thường bị giới hạn trong việc phân giải các đặc điểm của hành tinh đỏ tại khoảng cách khoảng 300 km khi sao Hỏa và Trái Đất gần nhau nhất do khí quyển của Trái Đất.

Cho đến khi tàu Mariner 4 lần đầu tiên bay ngang qua Sao Hỏa vào năm 1965, đã có nhiều suy đoán về sự có mặt của nước lỏng trên bề mặt hành tinh này. Chúng dựa trên những quan sát về sự biến đổi chu kỳ về độ sáng và tối của những nơi trên bề mặt hành tinh, đặc biệt tại những vĩ độ vùng cực, nơi có đặc điểm của biển và lục địa; những đường kẻ sọc dài và tối ban đầu được cho là những kênh tưới tiêu chứa nước lỏng. Những đường sọc thẳng này sau đó được giải thích như là những ảo ảnh quang học, mặc dù các chứng cứ địa chất thu thập bởi các tàu thăm dò không gian cho thấy Sao Hỏa có khả năng đã từng có nước lỏng bao phủ trên diện rộng ở bề mặt của nó. Năm 2005, dữ liệu từ tín hiệu radar cho thấy sự có mặt của một lượng lớn nước đóng băng ở hai cực và tại các vũng vĩ độ trung bình. Robot tự hành Spirit đã lấy được mẫu các hợp chất hóa học chứa phân tử nước vào tháng 3 năm 2007. Tàu đổ bộ Phoenix đã trực tiếp lấy được mẫu nước đóng băng trong lớp đất nông trên bề mặt vào ngày 31 tháng 7 năm 2008.

Sao Hỏa có hai vệ tinh: Phobos và Deimos, chúng là các vệ tinh nhỏ và dị hình. Đây có thể là các tiểu hành tinh bị Hỏa Tinh bắt được, tương tự như 5261 Eureka – một tiểu hành tinh Troia của Hỏa Tinh. Hiện nay có ba tàu quỹ đạo còn hoạt động đang bay quanh Sao Hỏa: Mars Odyssey, Mars Express, và Mars Reconnaissance Orbiter. Trên bề mặt nó có robot tự hành thám hiểm Sao Hỏa (Mars Exploration Rover) Opportunity không còn hoạt động và cặp song sinh với nó robot tự hành Spirit đã ngừng hoạt động, cùng với đó là những tàu đổ bộ và robot tự hành trong quá khứ-cả thành công lẫn không thành công. Tàu đổ bộ Phoenix đã hoàn thành phi vụ của nó vào năm 2008. Những quan sát bởi tàu quỹ đạo đã ngừng hoạt động của NASA Mars Global Surveyor chỉ ra chứng cứ về sự dịch chuyển thu nhỏ và mở rộng của chỏm băng cực bắc theo các mùa. Tàu quỹ đạo Mars Reconnaissance Orbiter của NASA đã thu nhận được các bức ảnh cho thấy khả năng có nước chảy trong những tháng nóng nhất trên sao Hỏa.

Đặc tính vật lý: Bán kính của Sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái Đất, với diện tích bề mặt chi hơi nhỏ hơn tổng diện tích đất liền của Trái Đất. Tỷ trọng của nó nhỏ hơn của Trái Đất, với thể tích chỉ bằng 15% thể tích Trái Đất và khối lượng chỉ bằng 11%, do đó chỉ bằng 38% trọng lực bề mặt của Trái Đất. Trong khi Sao Hỏa có đường kính và khối lượng lớn hơn Sao Thủy thì Sao Thủy lại có tỷ trọng cao hơn. Điều này làm cho hai hành tinh có giá trị gia tốc hấp dẫn tại bề mặt gần bằng nhau-của Sao Hỏa chỉ lớn hơn có 1%. Sao Hỏa cũng là hành tinh có giá trị kích thước, khối lượng và gia tốc hấp dẫn bề mặt ở giữa khi so với Trái Đất và Mặt Trăng (Mặt Trăng có đường kính bằng một nửa của Sao Hỏa, trong khi Trái Đất có đường kính gấp đôi Hỏa Tinh; Trái Đất có khối lượng gấp chín lần khối lượng Sao Hỏa trong khi Mặt Trăng có khối lượng chỉ bằng một phần chín so với Hỏa Tinh). Màu sắc vàng cam của bề mặt Sao Hỏa là do lớp phủ chứa sắt(III) oxide, thường được gọi là hematit, hay rỉ sét. Những màu sắc bề mặt phổ biến khác bao gồm vàng, nâu, màu nâu vàng và hơi xanh lục, tùy thuộc vào những khoáng sản có mặt.

Wikipedia!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News