Chùa

Đi Chùa Cổ Lễ Cầu May quần thể kiến trúc Phật giáo độc đáo!

Nếu bạn là người quan tâm đến đạo Phật thì chắc chắn không thể không biết đến chùa Cổ Lễ ở Nam Định. Đây là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta. Hôm nay, Ximgo sẽ đưa các bạn đến với chốn linh thiêng này.

1. Giới thiệu chung về Chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ hay còn gọi là chùa Thần Quang là ngôi chùa khác hẳn với các ngôi chùa khác của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nó là sự kết hợp giữa nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam với văn hóa phương Đông và phương Tây.

Chùa Cổ Lễ được xây dựng từ thời Lý Thần Tông, là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng bằng gỗ với kiến trúc cổ. Về sau ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần bằng vặt liệu hiện đại để đảm bảo sự bền vững và an toàn.
Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định hoặc bạn có thể tham khảo tại đây:

2. Cách đi đến Chùa Cổ Lễ

2.1. Phương tiện di chuyển 

Chùa Cổ Lễ nằm ngay cạnh quốc lộ 21A nên các bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe khách, taxi hoặc xe máy cho các bạn trẻ muốn trải nghiệm. Nơi đây không còn xâ lạ với người dân Nam Định nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung.

đi chùa cổ lễ cầu may quần thể kiến trúc phật giáo độc đáo!

Chùa Cổ Lễ, Nam Định

2.2. Giờ mở cửa

Chùa Cổ Lễ mở cửa tất cả các ngày trong tuần nên bất cứ lúc nào các bạn cũng có thể ghé thăm. Nơi đây sẽ tạo cho bạn cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, giúp bạn xóa tan nhung lo toan, mệt mỏi của cuộc sống thường nhật.

3. Hành trình tham quan Chùa Cổ Lễ

3.1. Kiến trúc 

Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng độc đáo vì có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ, đền thờ.

Chùa có kiến trúc chính là chùa Thần Quang thờ Phật và một vị Thánh là Thiền sư Nguyễn Minh Không. Các kiến trúc phụ xen kẽ với vườn cây, hồ nước tạo cảnh quan sơn thủy hữu tình.  Chùa được xây dựng trên một mảnh đất vuông, rộng gần 10 mẫu, xung quanh có sông nhỏ.

đi chùa cổ lễ cầu may quần thể kiến trúc phật giáo độc đáo!

Chùa Cổ Lễ, Nam Định

Phía trước chùa là Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m, đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn đầu quay về phía chùa ở giữa hồ sen. Bốn góc hồ là bốn hòn núi giả. Trong lòng tháp có cầu thang xoắn ốc với 98 bậc từ chân lên đến đỉnh tháp.
Tòa Phật Giáo Hội Quán và Quan Âm Đài, ở hai bên có Phủ Đền, Cầu Núi. Tòa Chính cung bằng gỗ bạch đàn cao 29m.

Bên trong có một hồ sen lớn, giữa hồ có một chiếc chuông nặng 9000kg gọi là chuông Đại Hồng Chung. Chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m với họa tiết cánh sen, hoa lá , sông nước. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam

Phía sau có một tháp chuông lớn 3 tầng cao hơn 13m gọi là Kim Chung Bảo Các. Tầng 2 của tháp chuông có treo một quả chuông đồng to đúc năm 2003 cao hơn 4m, rộng hơn 2m, nặng 9000kg. Tầng 3 có treo một quả chuông đồng nặng 300kg được đúc từ thời Lê Cảnh Thịnh.

đi chùa cổ lễ cầu may quần thể kiến trúc phật giáo độc đáo!

Chùa Cổ Lễ, Nam Định

Sau gác chuông là khu lăng mộ tổ của chùa.
Trong chùa có tượng Phật Thích Ca cao hơn 4m được đặt trên đài sen trắng, phía sau có vầng hào quang lấp lánh.

3.2. Hội chùa 

Thời gian: từ 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.

đi chùa cổ lễ cầu may quần thể kiến trúc phật giáo độc đáo!

Chùa Cổ Lễ, Nam Định

Trong thời gian diễn ra hội chùa sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền như : lễ rước Phật, lễ rước tổ của 5 cửa họ làng Cổ Lễ lên chùa, trò chơi dân gian ( đấu vật, đánh cờ người…),  đặc biệt không thể thiếu là cuộc thi bơi chải truyền thống trên sông.
Nếu thu xếp được bạn hãy đến với chùa Cổ Lễ vào thời điểm này để có cơ hội trải nghiệp một phần giá trị truyền thống của dân tộc nhé

đi chùa cổ lễ cầu may quần thể kiến trúc phật giáo độc đáo!

Chùa Cổ Lễ, Nam Định

4. Những địa điểm lưu trú và ăn uống quanh Chùa Cổ Lễ

Nếu đã tham quan hết quần thể di tích chùa Cổ Lễ các bạn có thể ghé qua vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy)  để thư giãn, qua bãi tắm Quất Lâm tắm và thưởng thức những món ngon từ tôm, mực, ngao… được chế biến rất đặc trưng và độc đáo.
Nếu đã đến Nam Định thì cũng đừng quên ghé qua Đền Trần, Đền Cổ Trạch…

Ở Nam Định tuy là một tỉnh nhỏ nhưng có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ đẹp, sạch sẽ và giá cả được đánh giá là khá bình dân. Bạn có thể tham khảo khách sạn Nam Cường, khách sạn Malisa, khạch sạn An Khang…
Không cần đi đâu xa, bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn đơn giản nhưng đậm chất Nam Định ngay tại trung tâm thành phố như phở bò, nem nắm, bún đũa, bánh cuốn, bánh gai…

5. Lưu ý khi tới Chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ là chốn linh thiêng nên khi đến đây tham quan, vãn cảnh các bạn hãy lưu ý:

  1. Ăn mặc lịch sự, kín đáo tránh hớ hênh.
  2. Không được có hành động phản cảm làm mất đi nét tôn nghiêm của chùa.
  3. Thắp ít hương, nếu được chỉ thắp ở cửa chính, không đốt vàng mã để bảo vệ môi trường, giảm nguy cơ cháy nổ và tránh lãng phí.
  4. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản chung của chùa.

Hy vọng những gì Ximgo chia sẻ về chùa Cổ Lễ sẽ giúp ích cho bạn.

Nguồn ảnh: FB/Instagram

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News