Dị Ứng

Dị ứng dầu dừa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất!

Dù không phổ biến nhưng dị ứng dầu dừa vẫn có thể xảy ra. Hiểu rõ các triệu chứng cũng như cách điều trị sẽ giúp bạn sớm phát hiện và không thấy hoang mang khi tìm cách xử lý.

Dầu dừa ngày càng trở nên phổ biến cả trong lẫn ngoài bếp. Đây không chỉ là loại dầu ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn được chứng minh là có đặc tính nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da. Thế nhưng, dù có tốt cho sức khỏe thế nào đi nữa thì dầu dừa vẫn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng. Làm thế nào để biết mình có đang bị dị ứng hay không? Khi bị dị ứng thì cần làm gì? Xem ngay những chia sẻ dưới đây, Hello Bacsi sẽ giúp bạn “tháo gỡ” những băn khoăn này.

Dấu hiệu dị ứng dầu dừa

Dù không phổ biến nhưng nguy cơ gặp phải dị ứng dầu dừa là vẫn có. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mẩn ngứa
  • Nổi mề đay
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Sốc phản vệ (triệu chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tình mạng với đặc trưng là khó thở và thở khò khè)

Tình trạng sốc phản vệ do dầu dừa rất hiếm xảy ra. Người bị dị ứng cũng có thể bị viêm da tiếp xúc với các triệu chứng đặc trưng như phát ban, da bị phồng rộp. Tình trạng này thường gặp trong các trường hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu dừa, chẳng hạn như kem dưỡng da.

Sử dụng dầu dừa dưỡng da có gây dị ứng?

dị ứng dầu dừa: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất!

Dầu dừa không chỉ mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà còn có tác dụng thần kỳ đối với da. Hầu hết các nghiên cứu đều công nhận hiệu quả dưỡng da của dầu dừa tốt hơn nhiều so với các thành phần mỹ phẩm tổng hợp. Dầu dừa hợp với mọi loại da, không nhờn, hấp thụ nhanh, giúp nuôi dưỡng và dưỡng ẩm sâu.

Việc sử dụng dầu dừa có gây mụn không? Đây cũng là băn khoăn rất thường gặp vì nhiều người rằng cho rằng dùng dầu dừa dưỡng da có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào công nhận điều này.

Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với các hợp chất có nguồn gốc từ dừa như cocamidopropyl betaine có trong mỹ phẩm, dầu gội, xà phòng, chất tẩy rửa và nước rửa tay. Thậm chí, tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng này còn phổ biến hơn so với việc dị ứng dầu dừa thông qua thực phẩm. Các triệu chứng thường gặp là nổi mẩn đỏ, da khô, phát ban…

Ngoài ra, dầu dừa cũng có thể can thiệp vào hệ vi sinh vật trên da. Axit lauric trong dầu dừa là một chất kháng khuẩn cực mạnh có thể tiêu diệt các vi sinh vật gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn một lượng lớn vi sinh vật có lợi trên da. Những vi sinh vật có lợi này có vai trò giúp bản vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

Khi có dấu hiệu dị ứng phải làm sao?

dị ứng dầu dừa: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả nhất!

Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng nhẹ, chẳng hạn như nổi mề đay hoặc phát ban và nghi ngờ dầu dừa là “thủ phạm” thì bạn cần:

  • Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn, các sản phẩm đã sử dụng và các triệu chứng đang gặp phải
  • Liệt kê tất cả các loại thực phẩm bạn đã ăn, kể các các thành phần trong món ăn. Ví dụ, nếu bạn nấu ăn với dầu dừa, hãy ghi lại.
  • Ghi chú thời điểm xuất hiện các triệu chứng. Chẳng hạn nếu bạn ăn món gà chiên chế biến từ dầu dừa và 1 giờ sau xuất hiện triệu chứng dị ứng thì cần ghi lại.
  • Liệt kê những thay đổi gần đây chẳng hạn như bạn mới đổi bột giặt hay sữa tắm hoặc mới dùng một sản phẩm dưỡng da mới…

Sắp xếp thời gian đi khám và cho bác sĩ xem những ghi chép của bạn. Nếu cần, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm dị ứng để xác định chắc chắn. Trường hợp bạn có các triệu chứng như tức ngực, khó thở thì cần đi khám ngay lập tức.

Nên tránh gì khi bị dị ứng dầu dừa?

Tình trạng dị ứng dầu dừa là rất hiếm gặp. Ngoài ra, protein gây dị ứng ở dừa cũng rất đặc trưng, hiếm có protein tương tự nên nếu bị dị ứng với dầu dừa thì bạn cũng ít khi bị dị ứng với các loại thực phẩm khác. Trong khi đó, nếu bị dị ứng đậu phộng, bạn cũng có thể dị ứng với đậu nành do protein đậu nành tương tự với protein gây dị ứng ở đậu phộng. Tuy nhiên, dù vậy, nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại hạt thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dừa hoặc dầu dừa.

Dừa và dầu dừa thường được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thực phẩm. Nếu bị dị ứng, bạn cần xem kỹ các thông tin trên bao bì để chắc chắn thực phẩm mà bạn chọn không có chứa dầu dừa. Dưới đây là những thực phẩm thường có chứa dầu dừa mà bạn cần cẩn thận:

  • Bắp rang bơ
  • Bánh ngọt
  • Sô cô la
  • Kẹo
  • Sữa công thức cho trẻ nhỏ

Dầu dừa cũng rất phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm. Trước khi mua, bạn cần kiểm tra thật kỹ thông tin thành phần được in trên bao bì.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News