Dị Ứng

Dị ứng mũi và mắt: Tìm hiểu triệu chứng và biện pháp chữa trị!

Dị ứng là phản ứng của cơ thể đối với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng). Vì dị nguyên rất đa dạng nên cũng có nhiều loại dị ứng khác nhau. Trong đó, dị ứng mũi và dị ứng mắt là 2 tình trạng phổ biến với những dấu hiệu, triệu chứng riêng và thường không có nguy cơ lây lan.

Dị ứng ở mắt còn gọi là viêm kết mạc dị ứng, dị ứng mũi được nhiều người biết đến hơn qua tên gọi viêm mũi dị ứng. Những tác nhân chính gây dị ứng mũi và mắt là mạt bụi, nấm mốc, lông động vật và phấn hoa. Do các triệu chứng dị ứng mắt rất dễ nhận biết, như ngứa, đỏ và chảy nước mắt nên bài viết sau chỉ tập trung vào các triệu chứng dị ứng mũi cùng các biện pháp giảm dị ứng mắt và dị ứng mũi.

Dị ứng mũi: 4 triệu chứng thường gặp

1. Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

dị ứng mũi và mắt: tìm hiểu triệu chứng và biện pháp chữa trị!

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi là một trong những triệu chứng dị ứng mũi phổ biến nhất. Người bị dị ứng cần ghi nhớ dị nguyên để hạn chế, tránh tiếp xúc với chúng. Nếu bạn chưa biết tác nhân gây dị ứng của mình là gì, bạn có thể khám tại các chuyên khoa dị ứng hay khoa da liễu để xác định.

Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hãy ở bên trong nhà khi lưu lượng phấn hoa ngoài trời đang lên cao. Nếu dị ứng lông mèo hoặc lông chó, đừng quên rửa tay và thay quần áo sau khi chơi với thú cưng.

Để nhanh thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi khó chịu, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn, thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi natri cromolyn (không sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 3 lần/ngày hay theo đúng chỉ định của bác sĩ). Hãy đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn đối với bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 7 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khoảng 5 ngày, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác.

2. Đau xoang: Dấu hiệu dị ứng mũi

dị ứng mũi và mắt: tìm hiểu triệu chứng và biện pháp chữa trị!

Xoang là những hốc nhỏ phía sau trán, má và mắt. Nếu chất nhầy tích tụ ở những khu vực này do dị ứng, bạn có thể cảm thấy đau và như có lực đè nén lên xoang.

Để giảm tắc nghẽn xoang, hãy dùng đắp khăn ẩm và ấm phủ mặt hoặc xông vùng mặt vài lần mỗi ngày kết hợp với xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần, bạn cần đến viện ngay.

Tìm hiểu thêm Bổ trợ cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý một cách đầy đủ và hiệu quả

3. Hắt hơi

Dị ứng mũi có thể làm người bệnh liên tục hắt xì hơi, ngứa mắt ngứa mũi hắt xì gây nhiều phiền toái. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với các kháng nguyên gây dị ứng. Trường hợp không thể tránh được dị nguyên, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn. Trong trường hợp thuốc này vẫn không đem lại nhiều hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc xịt steroid cho mũi.

4. Dấu hiệu dị ứng mũi: Xuất hiện hội chứng chảy dịch mũi sau

dị ứng mũi và mắt: tìm hiểu triệu chứng và biện pháp chữa trị!

Thông thường, người bị dị ứng có xu hướng nuốt chất nhầy mà không hay biết. Tuy nhiên, nếu chất nhầy đặc hoặc lượng chất nhầy nhiều, hội chứng chảy dịch mũi sau có thể xuất hiện, khiến người bệnh cảm giác như chất nhầy chảy ra từ sau mũi vào cổ họng hoặc như có khối u trong cổ họng làm đau hoặc gây kích ứng.

Trong trường hợp này, người bệnh cần uống thêm nhiều nước hoặc dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm loãng chất nhầy và giảm đau.

Các biện pháp giúp giảm triệu chứng dị ứng mũi và mắt

Điều trị dị ứng mắt

dị ứng mũi và mắt: tìm hiểu triệu chứng và biện pháp chữa trị!

Để giảm triệu chứng ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt hay ngứa mắt, ngứa mũi hắt xì do mắt bị dị ứng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên: Người hay bị dị ứng nên sử dụng kính mát hoặc kính bảo hộ khi ra ngoài trời để hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, cố gắng không dụi mắt để tránh kích ứng.
  • Không đeo kính áp tròng:. Vì bề mặt của kính áp tròng có thể tích tụ các dị nguyên trong không khí nên cần cân nhắc việc đeo contact lens nếu bạn đã và đang bị viêm kết mạc dị ứng. Bạn cũng có thể chuyển sang các loại kính áp tròng dùng một lần để đeo và thay mỗi ngày nếu thật cần thiết.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt để giảm ngứa, đỏ mắt và chảy nước mắt do dị ứng. Nếu các triệu chứng dị ứng ở mắt tương đối nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê đơn. Nếu các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn hoặc thuốc bạn đang dùng không có hiệu quả như mong đợi, bạn cần đến bác sĩ nhãn khoa để thăm khám để được kê đơn thuốc khác.
  • Tìm hiểu liệu pháp giải mẫn cảm: Nếu không có biện pháp nào hiệu quả, hãy tham vấn thông tin từ bác sĩ về liệu pháp giải mẫn cảm. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ tiêm một lượng nhỏ dị nguyên để giúp hình thành khả năng miễn dịch dần dần, từ đó làm giảm các phản ứng dị ứng.

Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách

Điều trị dị ứng mũi

dị ứng mũi và mắt: tìm hiểu triệu chứng và biện pháp chữa trị!

Đối với dị ứng mũi, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc chống dị ứng để điều trị. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi dùng thuốc chống dị ứng:

  • Thuốc kháng histamin làm giảm các phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn sự gắn kết của histamine vào các tế bào trong cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng. Thuốc được dùng để trị tình trạng ngứa mắt ngứa mũi hắt xì, chảy nước mắt, ngứa họng…
  • Thuốc kháng cholinergic như ống hít ipratropium bromide có thể giúp chữa sổ mũi dai dẳng.
  • Steroid nhỏ mũi an toàn và hiệu quả khi dùng trị sổ mũi, ngứa mũi, đặc biệt là nghẹt mũi.
  • Việc kết hợp thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc hít steroid là lựa chọn tốt cho trường hợp dị ứng mũi vừa hoặc nặng.
  • Việc sử dụng thuốc thông mũi giúp giảm phù nề niêm mạc mũi để có thể thở dễ dàng hơn. Thuốc cũng làm giảm kích thước của các mạch máu trên lòng trắng (màng cứng) của mắt để giảm đỏ mắt. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này tối đa từ 3-5 ngày.
  • Thuốc nhỏ mắt corticosteroid có thể được kê đơn để giảm các triệu chứng dị ứng mắt cấp tính. Tuy nhiên, cần thận trọng với những tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài các loại thuốc này như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Bên cạnh đó, người bị dị ứng mũi có thể áp dụng thêm một số biện pháp tại nhà để giảm các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như:

  • Sử dụng gừng: Gừng hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên, là tác nhân kháng virus mạnh và tăng cường miễn dịch. Bạn có thể vừa uống trà gừng để giảm nghẹt mũi và đau xoang vừa tận dụng hơi nóng của trà để xông mũi. Bạn cũng có thể kết hợp gừng với các loại thảo mộc khác như nghệ.
  • Sử dụng máy lọc không khí để giảm bớt các dị nguyên tại nhà như mạt bụi, lông thú cưng, bụi bẩn, bào tử nấm mốc… Bạn có thể cân nhắc chọn thiết bị có bộ lọc HEPA (High efficiency particulate air filter).
  • Sử dụng máy hút ẩm: Nếu dị ứng mũi do nấm mốc, bạn cần giảm độ ẩm trong nhà để giảm tỷ lệ nấm mốc, vì nấm mốc sinh sôi và phát triển ở những nơi ẩm ướt. Độ ẩm phải từ 30-60% để ngăn nấm mốc phát triển, không nên giảm xuống dưới 30% vì có thể gây khó chịu cho mũi.
  • Sử dụng tinh dầu như chanh, cam quýt, bạc hà và bạch đàn. Bạn cũng có thể dùng các viên tinh dầu hòa tan để đặt trong phòng tắm. Khi có hơi nước từ vòi sen, hương tinh dầu có thể giúp bạn dễ chịu hơn.

Tìm hiểu thêm Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng ra sao để có hiệu quả? Đừng bỏ lỡ!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News