Nhà Đất

Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ là bao nhiêu? Chi tiết 63 tỉnh thành

Diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ và tách thửa tại tại các địa phương là khác nhau. Dưới đây là tổng hợp chi tiết 63 tỉnh thành!

1. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Hà Nội

diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ là bao nhiêu? chi tiết 63 tỉnh thành

Diện tích tối thiểu cấp sổ đỏ tại Hà Nội cần căn cứ theo vùng

Căn cứ: Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND

Theo Điều 3: Diện tích tối thiểu cấp sổ đỏ tại Hà Nội như sau:
Các phường: 30m2
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn: 60m2
Các xã vùng đồng bằng: 80m2
Các xã vùng trung du: 120m2
Các xã vùng miền núi: 150m2

Theo Điều 5: Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

– Chiều rộng và chiều sâu từ 3m trở lên so với chỉ giới xây dựng.

– Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại bảng trên đối với các xã còn lại.

– Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.

2. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại TP Hồ Chí Minh

Căn cứ: Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND

Theo Điều 5 Tách thửa đối với đất ở:

Khu vực 1: Gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú. Tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
Khu vực 2: Gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện. Tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
Khu vực 3: Gồm các Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn). Tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

3. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Đà Nẵng

Căn cứ: Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND

Theo Khoản 1 Điều 1: Diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Diện tích đất ở tối thiểu 50,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các phường thuộc quận Hải Châu và quận Thanh Khê.

– Diện tích đất ở tối thiểu 60,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:

+ Các phường thuộc quận Sơn Trà;

+ Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ thuộc quận Ngũ Hành Sơn;

+ Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Đông thuộc quận Cẩm Lệ;

+ Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam thuộc quận Liên Chiểu.

– Diện tích đất ở tối thiểu 70,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,5m được áp dụng cho các khu vực sau đây:

+ Phường Hòa An thuộc quận Cẩm Lệ;

+ Các phường còn lại thuộc quận Liên Chiểu, trừ Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam.

– Diện tích đất ở tối thiểu 80,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:

+ Các phường còn lại thuộc quận Ngũ Hành Sơn, trừ Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ.

+ Các phường còn lại thuộc quận Cẩm Lệ, trừ các vị trí quy định Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ, Phường Hòa An

+ Vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.

– Diện tích đất ở tối thiểu 120,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 5,0m được áp dụng cho các xã thuộc huyện Hòa Vang, huyện Hoàng Sa, trừ vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.

4. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Hải Phòng

Căn cứ: Quyết định số 1394/2015/QĐ-UBND

Theo Điều 4 quy định về Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở, diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ ở Hải Phòng gồm:

Khu vực đô thị: Các phường: 50m2/hộ, các thị trấn: 60m2/hộ

Khu vực nông thôn:

– Tại huyện Bạch Long Vỹ: 50m2/hộ

– Các xã trên địa bàn các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Cát Hải: 100m2/hộ

Theo Khoản 1 Điều 5 Các thửa đất hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ hai điều kiện sau:

– Đối với khu vực đô thị (các phường thuộc quận và thị trấn thuộc huyện): phần diện tích được tách thửa đảm bảo chỉ giới xây dựng theo quy hoạch, cạnh nhỏ nhất của thửa đất phải ≥ 3,0m và đảm bảo tổng diện tích thửa đất ≥ 30,0 m2.

– Đối với các khu dân cư thuộc các xã trên địa bàn các huyện: diện tích tách thửa không nhỏ hơn 50% mức tối thiểu của hạn mức giao đất ở mới quy định tại Bảng trên.

5. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Cần Thơ

Căn cứ: Quyết định 19/2014/QĐ-UBND

Theo Điều 4 quy định Diện tích tối thiểu được phép tách thửa:

– Đất ở tại các phường, thị trấn: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn bốn mươi mét vuông (40m2).

– Đất ở tại các xã: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa bằng hoặc lớn hơn sáu mươi mét vuông (60m2).

– Các thửa đất được phép tách thửa phải có bề rộng và chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.

diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ là bao nhiêu? chi tiết 63 tỉnh thành

Diện tích đất tối thiểu để tách sổ đỏ tại Cần Thơ là 40m2

6. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại An Giang

Căn cứ: Quyết định 103/2016/QĐ-UBND

Theo Khoản 2 Điều 5 quy định Đối với đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh:

– Quy định về diện tích tối thiểu:

+ Tại các phường: 35m2

+ Tại các thị trấn: 40m2

+ Tại các xã: 45m2

7. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Căn cứ: Quyết định 23/2017/QĐ-UBND

Theo Khoản 1 Điều 4 quy định Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa:

– Đối với đất đã xây dựng nhà ở:

Áp dụng tại địa bàn các phường có diện tích và kích thước thửa đất: 45m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m tại đường phố có lộ giới > 20 m; 36m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m tại đường phố có lộ giới < 20m; Riêng tại địa bàn thị trấn, các xã và huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 40 m2, có chiều sâu thửa đất và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m.

– Đối với đất ở chưa xây dựng nhà ở:

Áp dụng tại địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc đô thị và Trung tâm huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 60 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m. Tại địa bàn các xã còn lại và khu vực khác của huyện Côn Đảo có diện tích và kích thước thửa đất: 100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.

– Đối với đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp:

Diện tích và kích thước thửa đất: 100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m.

8. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Bạc Liêu

Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu căn cứ: Quyết định 26/2018/QĐ-UBND

Theo Khoản 1 Điều 3 quy định đất phi nông nghiệp được phép tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa:

a) Khu vực phường, thị trấn:

– Đối với nhà ở liên kế hiện có cải tạo:

+ Trường hợp thửa đất là bộ phận cấu thành của cả dãy phố, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 25 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 2,5 m.

+ Trường hợp thửa đất đơn lẻ, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 50 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất, được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 05 m.

– Đối với thửa đất không thuộc quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này:

+ Thửa đất tiếp giáp với lộ giới nhỏ hơn 20 m, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 36 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 04 m.

+ Thửa đất tiếp giáp lộ giới bằng hoặc lớn hơn 20 m, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 45 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 05 m.

b) Khu vực xã: Diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 60 m, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng hoặc hành lang lộ giới bằng hoặc lớn hơn 04 m.

c) Diện tích tối thiểu tách thửa quy định tại Điểm a và b, Khoản 1 Điều này, không tính diện tích đất hành lang bảo vệ an toàn công trình.

9. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Bắc Giang

Căn cứ: Quyết định 745/2014/QĐ-UBND

Theo Điều 7 quy định về Diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa:

– Đối với đất ở đô thị, đất ở nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc vùng quy hoạch phát triển đô thị thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp không có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất sau khi tách thửa phải có diện tích đất ở tối thiểu từ 24 m2 trở lên với kích thước mặt tiền tối thiểu phải từ 3m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 5,5 m trở lên; trường hợp phải có lối vào cho thửa đất phía sau thì chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5 m.

– Đối với đất ở nông thôn và các trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất tối thiểu sau khi tách thửa phải có diện tích đất tối thiểu từ 48 m2 trở lên với kích thước mặt tiền tối thiểu phải từ 04 m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 08 m trở lên; trường hợp phải có lối vào cho thửa đất phía sau thì chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5 m.

– Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa để hợp với thửa đất liền kề thì thửa đất còn lại sau khi tách thửa và thửa đất mới được hình thành sau khi hợp thửa phải có diện tích tối thiểu, kích thước mặt tiền, chiều sâu, lối vào cho thửa đất phía sau bảo đảm theo quy định tại 2 khoản trên.

10. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Bắc Kạn

Căn cứ Quyết định 21/2014/QĐ-UBND

Theo Khoản 1 Điều 11 quy định về Điều kiện được tách thửa, hợp thửa đối với đất ở:

Diện tích tối thiểu của thửa đất ở được tách thửa phải đảm bảo các thửa đất mới được hình thành sau khi chia tách có diện tích tối thiểu là 30 (ba mươi) m2 (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng) và có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi mà có độ dài tối thiểu là 03 (ba) m.

11. Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu tại Bắc Ninh

Căn cứ: Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND

Theo Điều 7 quy định về Diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa:

– Đối với đất ở đô thị, đất ở nông thôn ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc quy hoạch khu đô thị mới thì diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 40,0 m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 3,5 m.

– Đất ở nông thôn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 70,0 m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 4,0 m.

12. Diện tích cấp sổ đỏ và diện tích tách thửa tại Bến Tre

Căn cứ: Quyết định 38/2018/QĐ-UBND

Theo Điều 3 quy định về Diện tích tối thiểu được phép tách thửa:

Diện tích tối thiểu của thửa đất mới được hình thành và thửa đất còn lại sau khi trừ hành lang an toàn bảo vệ công trình công cộng (gồm công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện) như sau:
Tại các phường: 36m2
Tại các thị trấn: 40m2
Tại các xã: 50m2
Đối với diện tích đất ở, ngoài mức diện tích tối thiểu quy định tại bảng trên, các thửa đất sau khi tách thửa phải có: Chiều rộng mặt tiền và chiều sâu của thửa đất ≥ 4 m (lớn hơn hoặc bằng bốn mét).

13. Diện tích cấp sổ đỏ và diện tích tách thửa tại Bình Dương

Căn cứ: Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND

Theo Khoản 2 Điều 3 quy định về Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở:
Tại các phường: 60m2
Tại các thị trấn: 80m2
Tại các xã: 100m2

14. Diện tích cấp sổ đỏ và diện tích tách thửa tại Bình Định

Căn cứ: Quyết định 40/2014/QĐ-UBND

Theo Điều 3 quy định về Diện tích đất tối thiểu được tách thửa:
Đất ở: 40m2
Đất nông nghiệp: 300m2
Đất nông nghiệp và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch, tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở: 40m2

15. Diện tích cấp sổ đỏ và diện tích tách thửa tại Bình Phước

Căn cứ: Quyết định 31/2014/QĐ-UBND

Theo Điều 3 quy định về Hạn mức tách thửa đất ở:

– Đất ở tại các phường thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các thị trấn thuộc các huyện, diện tích tách thửa tối thiểu quy định như sau:

+ Đối với thửa đất tại các khu quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có quy định rõ kích thước, diện tích, lộ giới, chỉ giới và khoảng lùi xây dựng, mật độ xây dựng thì việc tách thửa phải thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt;

+ Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 45m2 (bốn mươi lăm mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05m;

+ Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 36m2 (ba mươi sáu mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 04m.

– Đất ở tại các xã thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các huyện: Diện tích tách thửa tối thiểu là 100m2 (một trăm mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05m.

– Thửa đất tách ra phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông công cộng.

16. Tại Bình Thuận

Căn cứ: Quyết định số 52/2018/QĐ-UBND

Theo Điều 5 quy định về Tách thửa đối với thửa đất ở nông thôn và Điều 6 quy định về Tách thửa đối với thửa đất ở đô thị:

Đô thị: 40m2 và có chiều rộng tối thiểu là 3,5 m (mặt tiếp giáp đường hiện hữu và đường do tự bố trí), có chiều dài tối thiểu là 5,0 m. (đã trừ chỉ giới xây dựng đối với những khu vực có quy định chỉ giới xây dựng).

Nông thôn: 60 m2 và có chiều rộng tối thiểu là 4,0 m (mặt tiếp giáp đường hiện hữu hoặc đường tự bố trí), có chiều dài tối thiểu là 8,0 m.

17. Tại Cao Bằng

Căn cứ: Theo Điều 3 Quyết định 44/2014/QĐ-UBND quy định về Diện tích được phép tách thửa đối với đất ở:

– Đối với đất ở tại đô thị: Thửa đất sau khi tách thửa phải đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:

+ Diện tích thửa đất phải tối thiểu 36 m2

+ Chiều rộng lô đất bằng tối thiểu 3,5 m

– Đối với đất ở tại nông thôn: Thửa đất sau khi được phép tách thửa phải đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:

+ Diện tích thửa đất phải tối thiểu 60 m2

+ Chiều rộng lô đất bằng tối thiểu 4,0 m

18. Tại Cà Mau

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND quy định về Hạn mức tối thiểu tách thửa:

– Thửa đất ở trong các khu đất ở thuộc khu vực các phường, thị trấn sau khi tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Diện tích của thửa đất (sau khi trừ hành lang an toàn hoặc chỉ giới đường đỏ; chỉ giới xây dựng) tối thiểu là 36 m2

+ Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m

+ Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m

– Thửa đất ở trong khu vực thuộc các xã, sau khi tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Diện tích của thửa đất (sau khi trừ hành lang an toàn hoặc chỉ giới đường đỏ; chỉ giới xây dựng) tối thiểu là 50 m2

+ Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m

+ Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m

19. Tại Gia Lai

Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 14/2015/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở:

Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa diện tích tối thiểu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Đối với phường, thị trấn: Đối với đường có chỉ giới ≥ 20m thì diện tích tối thiểu của thửa đất ≥ 45m2 và bề rộng không nhỏ hơn 3m, chiều sâu không nhỏ hơn 5m; Đối với các đường còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất ≥ 36m2 và bề rộng không nhỏ hơn 3m, chiều sâu không nhỏ hơn 5m.

– Đối với các xã còn lại: Diện tích tối thiểu của thửa đất ≥ 50m2 và bề rộng không nhỏ hơn 4m, chiều sâu không nhỏ hơn 5m.

– Các thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo có lối đi vào thửa đất.

20. Tại Hòa Bình

Căn cứ theo Điều 4, Điều 5 Quyết định 26/2014/QĐ-UBND quy định như sau:

– Khu vực nông thôn, bao gồm các xã thuộc các huyện và các xã thuộc thành phố Hòa Bình. Diện tích thửa đất sau khi tách phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau thì được tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận):

+ Diện tích thửa đất ≥ 40 m2

+ Bề rộng thửa đất ≥ 4 m

+ Chiều sâu thửa đất ≥ 4 m

– Khu vực đô thị bao gồm các phường thuộc thành phố và các thị trấn thuộc các huyện. Diện tích thửa đất sau khi tách phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau thì được tách thửa và cấp giấy chứng nhận:

+ Diện tích thửa đất ≥ 36 m2

+ Bề rộng thửa đất ≥ 3 m

+ Chiều sâu thửa đất ≥ 3 m

21. Tại Hà Giang

Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND quy định về Diện tích đất ở tối thiểu sau khi được phép tách thửa:

– Các thửa đất ở được hình thành từ việc tự tách thửa của các hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: Diện tích tối thiểu sau khi trừ chỉ giới xây dựng là 36,0m2; cạnh tiếp giáp với trục đường giao thông chính tối thiểu là 3,0 mét, chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 5 mét.

– Đối với đất khu dân cư khi chia tách thửa đất ở theo khoản 1 điều này mà có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 2 mét.

22. Tại Hà Nam

Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 36/2017/QĐ-UBND quy định về Chia tách, hợp thửa đất:

Thửa đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy hoạch là đất ở khi chia tách thửa đất phải đảm bảo các điều kiện như sau:

– Đối với phường, thị trấn: diện tích ≥ 40m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 3,5m.

– Đối với xã: diện tích ≥ 60m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 4m.

23. Tại Hà Tĩnh

Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 72/2014/QĐ-UBND quy định về Diện tích thửa đất ở tối thiểu sau khi tách thửa:

– Khu vực nông thôn: 40m2

– Các vị trí bám đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ: 60m2

– Các vị trí còn lại: 75m2

Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa đảm bảo có lối đi ra đường công cộng và có kích thước cạnh như sau:

– Đối với khu vực đô thị có kích thước cạnh tối thiểu là 4m.
– Đối với khu vực nông thôn có kích thước cạnh tối thiểu là 5m.

24. Tại Hưng Yên

Căn cứ theo Điều 9 Quyết định 18/2014/QĐ-UBND Quy định diện tích tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách thửa để cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân như sau:

– Đối với các thửa đất ở tại đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30,0 m2 (ba mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 3,0m (ba mét);kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là5,0m (năm mét).

– Đối với các thửa đất ở tại nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa được quy định như sau:

+ Các vị trí đất ven quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, ven chợ thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40,0 m2 (bốn mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0m (bốn mét);kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là8,0m (tám mét).

+ Các vị trí đất còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 50,0m2 (năm mươi mét vuông); kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0m (bốn mét);kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là10,0m (mười mét).

25. Tại Hải Dương

Căn cứ theo Điều 10 Quyết định 22/2018/QĐ-UBND quy định Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị và khu vực nông thôn:

– Đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m2 (ba mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 3m (ba mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét).

– Đối với thửa đất ở thuộc khu vực nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 60m2 (sáu mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 4m (bốn mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét).

– Trường hợp cạnh tiếp giáp mặt đường chính có kích thước từ 1,5m đến dưới 3,0m, đồng thời diện tích thửa đất sau tách thửa đảm bảo diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa nhưng phần diện tích có cạnh tiếp giáp mặt đường chính và chiều sâu vào phía trong của thửa đất phải sử dụng làm đường đi, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở.

26. Tại Hậu Giang

Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 35/2015/QĐ-UBND quy định Hạn mức tối thiểu tách thửa:

– Thửa đất ở trong các khu đất ở được quy hoạch mới khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới (hoặc chỉ giới đường đỏ) lớn hơn hoặc bằng 20m, sau khi tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Diện tích của thửa đất (sau khi trừ hành lang an toàn hoặc chỉ giới đường đỏ) tối thiểu là 45m2.

+ Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5m.

+ Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5m.

– Thửa đất ở không thuộc quy định bên trên, sau khi tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Diện tích của thửa đất (sau khi trừ hành lang an toàn hoặc chỉ giới đường đỏ) tối thiểu là 36m2.

+ Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.

+ Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.

27. Tại Điện Biên

Căn cứ theo Điều 10 Quyết định 28/2014/QĐ-UBND:

– Đối với đất ở tại đô thị diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách là 40 m2; chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 3 mét; chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 5 mét.
– Đối với đất ở tại nông thôn quy định cụ thể như sau:

+ Đất ở tại các xã ven đô thị, xã vùng thấp không thuộc trường hợp quy định trên thì diện tích tổi thiểu là 60m2; chiều rộng tối thiểu là 4 mét; chiều dài tối thiểu là 8 m.

+ Đất ở nông thôn thuộc các xã không thuộc trường hợp quy định trên thì diện tích tối thiểu là 70 m2; chiều rộng tối thiểu là 4 mét; chiều dài tối thiểu là 10 mét.

28. Tại Đắk Lắk

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 36/2014/QĐ-UBND:

Đối với đất ở:

– Đối với các phường, thị trấn:

+ Trường hợp tách thửa do thực hiện quy hoạch: Diện tích còn lại sau khi thực hiện quy hoạch được phép hình thành thửa đất mới phải đáp ứng điều kiện diện tích bằng hoặc lớn hơn 20m2, chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3m;

+ Trường hợp tách thửa để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng một phần thửa đất: Diện tích bằng hoặc lớn hơn 40m2, chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3m;

– Đối với các xã: Diện tích bằng hoặc lớn hơn 60m2, chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 4m.

29. Tại Đắk Nông

Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND:

– Đất ở đô thị:

+ Tiếp giáp với đường có lộ giới từ 20 m trở lên: Diện tích tối thiểu từ 55 m2 trở lên và chiều rộng từ 5 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên.

+ Đối với lô đất tiếp giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 20 m: Diện tích tối thiểu từ 46 m2 trở lên và chiều rộng từ 4 m trở lên, chiều sâu từ 4 m trở lên.

– Đất ở nông thôn: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa từ 90 m2 trở lên và chiều rộng từ 5 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên.

– Đối với thửa đất giáp với tuyến đường có lộ giới từ 20 m trở lên phải bảo đảm 03 yếu tố: Diện tích tách thửa từ 45 m2, chiều rộng từ 4 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên.

30. Tại Đồng Nai

Căn cứ theo Quyết định 03/2018/QĐ-UBND:

Các phường và các xã Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh: 60m2
Các xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước, thuộc thành phố Biên Hòa; các thị trấn thuộc các huyện: 80m2
Các xã còn lại thuộc thị xã Long Khánh và các huyện: 100m2

– Thửa đất thuộc địa bàn các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện mà vị trí tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20 m thì thửa đất hình thành sau tách thửa phải có chiều rộng ≥ 5 m.

– Đối với thửa đất thuộc các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện mà vị trí tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20 m thì các thửa đất phải có chiều rộng ≥ 4m.

– Đối với thửa đất thuộc các xã còn lại thuộc các huyện thì các thửa đất phải có chiều rộng ≥ 4,5m.

diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ là bao nhiêu? chi tiết 63 tỉnh thành

Đất nền Đồng Nai

31. Tại Đồng Tháp

Diện tích tối thiểu cấp sổ đỏ căn cứ theo Điều 4 – Điều 5 – Điều 6 Quyết định 50/2017/QĐ-UBND:

Nông thôn: 60 m2

– Kích thước cạnh tiếp giáp với đường giao thông (mặt tiền) (có lộ giới ≥ 20 m) tối thiểu phải đảm bảo từ 5 m trở lên.

– Mặt tiền (có lộ giới < 20 m) tối thiểu phải đảm bảo từ 4 m trở lên.

Đô thị: 40 m2

– Mặt tiền (có lộ giới ≥ 20 m tối thiểu phải đảm bảo từ 5 m trở lên.

– Mặt tiền (có lộ giới < 20 m) tối thiểu phải đảm bảo từ 4 m trở lên.

32. Tại Khánh Hòa

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND và Điều 1 Quyết định 30/2016/QĐ-UBND:

Đất ở đô thị: Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m    ≥ 45 m2

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.

Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới từ 10m đến < 20 m    ≥ 36 m2

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 4 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 4 m.

Thửa đất nằm tiếp giáp hẻm, đường nội bộ có lộ giới < 10 m    ≥ 36 m2

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 3 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 3 m.

Đất ở nông thôn: Thửa đất tiếp giáp đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, liên thôn, liên xã ≥ 45 m2

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.

Các đảo    ≥ 40m2

+ Bề rộng của lô đất ≥ 4m;

+ Chiều sâu của lô đất ≥ 4m.

Khu vực khác còn lại    ≥ 60 m2

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.

33. Tại Kiên Giang

Căn cứ Điều 3 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND:

Loại đất    Diện tích tối thiểu    Lưu ý
Thửa đất ở tiếp giáp với đường giao thông có chỉ giới xây dựng ≥ 20m    45 m2    
– Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5 m;

– Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5 m.

Thửa đất ở không thuộc trường hợp trên    36 m2

– Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m;

– Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m.

34. Tại Kon Tum

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 62/2014/QĐ-UBND:

Đối với đất ở tại đô thị:

– Trường hợp lô đất được tách thửa không tiếp giáp với trục đường phải có đủ các điều kiện:

+ Diện tích tối thiểu được tách thửa là 40m2;

+ Chiều rộng tối thiểu là 4,0m, chiều dài tối thiểu là 4,0m;

– Trường hợp lô đất được tách thửa tiếp giáp với trục đường có lộ giới từ 20m trở lên phải có đủ các điều kiện:

+ Diện tích tối thiểu được tách thửa của lô đất là 45m2;

+ Chiều rộng (cạnh tiếp giáp với trục đường) tối thiểu là 5,0m, chiều dài tối thiểu là 6,5m.

– Trường hợp lô đất được tách thửa tiếp giáp với trục đường có lộ giới nhỏ hơn 20m phải có đủ các điều kiện:

+ Diện tích tối thiểu được tách thửa của lô đất là 40m2;

+ Chiều rộng (cạnh tiếp giáp với trục đường) tối thiểu là 4,0m, chiều dài tối thiểu là 5,5m.

Đối với đất ở tại nông thôn: Lô đất được tách thửa phải có đủ các điều kiện:

– Diện tích tối thiểu là 72m2;

– Chiều rộng tối thiểu 4,5m, chiều dài tối thiểu 16m.

35. Tại Lai Châu

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 35/2014/QĐ-UBND:

Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phải phù hợp với quy định về xây dựng nhà ở:

– Đối với đất ở tại đô thị thì các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là 80 m2 và kích thước chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 04 mét (4m);

– Đối với đất ở tại nông thôn thì các thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là 120 m2 và kích thước chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 05 mét (5m);

– Trường hợp thửa đất xin tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng đồng thời hợp với thửa đất khác để hình thành thửa đất mới mà đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định tại Khoản này thì được phép tách thửa.

36. Tại Long An

Căn cứ theo Điều 4 và Điều 5 Quyết định 66/2018/QĐ-UBND:

Đối với đất ở đô thị (các phường, thị trấn):

– Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 45 m2, trong đó:

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m;

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m.

– Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 36 m2, trong đó:

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m.

– Đối với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông nhưng chưa quy định lộ giới, sau khi tách thửa thì diện tích thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, trong đó:

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.

Đối với đất ở nông thôn (các xã):

– Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m;

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.

– Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, trong đó:

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.

– Đối với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông nhưng chưa có quy định lộ giới thì sau khi tách thửa, diện tích thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau: Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 20 m.

37. Tại Lào Cai

Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 108/2016/QĐ-UBND:

* Đối với những nơi đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt và công bố hoặc khu vực thực hiện theo quy chế đô thị đã được phê duyệt.

* Đối với những nơi chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt hoặc khu vực thực hiện theo quy chế đô thị đã được phê duyệt

Đối với khu vực đô thị

Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 60,0 m2 và phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường

+ Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 3,5 mét;

+ Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 10,0 mét.

– Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường.

+ Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 3,5 mét;

+ Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 10,0 mét.

Đối với khu vực nông thôn bao gồm trung tâm các xã (theo ranh giới quy hoạch được phê duyệt), các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến liên huyện, liên xã và những nơi đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 100,0 m2 và phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường.

+ Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 5,0 mét;

+ Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 12,5 mét.

– Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường.

+ Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 5,0 mét;

+ Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 12,5 mét.

Đối với các khu vực nông thôn khác còn lại:

Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 150 m2 và phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường.

+ Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 8,0 mét;

+ Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 15,0 mét.

– Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường.

+ Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 8,0 mét;

+ Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 15,0 mét.

38. Tại Lâm Đồng

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 33/2015/QĐ-UBND:

Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà phố: 40 m2. Kích thước theo mặt đường chính ≥ 4,0 m đối với đường đã có tên hoặc đường, đường hẻm có lộ giới ≥ 10 m. Kích thước theo mặt đường hẻm ≥ 3,3 m đối với các đường, đường hẻm còn lại.

Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà liên kế có sân vườn: 72 m2. Kích thước theo mặt đường chính ≥ 4,5 m; Kích thước theo mặt đường hẻm ≥ 4,0 m.
Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà song lập: 280 m2. Kích thước theo mặt đường chính ≥ 20,0 m (tính cho 02 lô); Kích thước theo mặt đường ≥ 16,0 m (tính cho 02 lô).
Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà biệt lập: 250 m2. Kích thước theo mặt đường chính ≥ 12,0 m. Kích thước theo mặt đường ≥ 10,0 m
Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng biệt thự: 400 m2. Kích thước theo mặt đường ≥ 14,0 m
Đất ở nông thôn (thuộc địa bàn các xã): 72 m2. Kích thước theo mặt đường ≥ 4,5 m.
Kích thước theo chiều sâu của các thửa đất đảm bảo ≥ 6,0 m (không tính khoảng lùi) đối với các khu vực đã có quy định khoảng lùi; ≥ 10,0 m đối với các khu vực chưa có quy định khoảng lùi.

39. Tại Lạng Sơn

Căn cứ Quyết định 22/2014/QĐ-UBND và Quyết định 23/2014/QĐ-UBND:
Đất ở đô thị: 40 m2. Mặt tiền (là cạnh tiếp giáp với chỉ giới xây dựng) tối thiểu là 3 m hoặc chiều sâu thửa đất (tính từ chỉ giới xây dựng trở vào) tối thiểu là 3 m.
Đất ở nông thôn: Khu vực đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các trục đường giao thông chính ven đô thị: 40 m2    Kích thước các cạnh của mỗi thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu phải có chiều rộng và chiều dài lớn hơn hoặc bằng 3m.
Các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trừ trường hợp trên: 60 m2. Kích thước các cạnh của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu phải có chiều rộng và chiều dài lớn hơn hoặc bằng 5 m.

40. Tại Nam Định

Căn cứ Quyết định 14/2018/QĐ-UBND:
I    Khu vực I:            
1    Khu vực các phường thành phố Nam Định, các thị trấn:            
1.1    Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường > 2,5 m: 30m2
1.2    Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường ≤ 2,5 m: 45m2
2    Thửa đất trong các khu quy hoạch xây dựng đô thị:            
2.1    Đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20 m: 36m2
2.2    Đường phố có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 20 m: 45m2
II    Khu vực II: 50m2
III    Khu vực III: 80m2

41. Tại Nghệ An

Căn cứ Quyết định 16/2018/QĐ-UBND:

Vị trí    Diện tích    KÍch thước các cạnh thửa đất
Các phường thuộc thành phố Vinh    50m2    Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu 4m; các trường hợp lô đất bám các tuyến đường giao thông thì mặt tiền không được nhỏ hơn 4 m
Tại các địa bàn còn lại    80m2    Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu 5 m; các trường hợp lô đất bám các tuyến đường giao thông thì mặt tiền không được nhỏ hơn 5 m.

42. Tại Ninh Bình

Căn cứ Quyết định 24/2014/QĐ-UBND:

Diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa phải bảo đảm đủ điều kiện sau:

– Có diện tích không nhỏ hơn 36 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3 m đối với đất ở tại các phường và thị trấn.

– Có diện tích không nhỏ hơn 45 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m đối với đất ở tại các xã.

43. Tại Ninh Thuận

Căn cứ Điều 4 Quyết định 85/2014/QĐ-UBND quy định Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở:

Khu vực    Diện tích tối thiểu    Lưu ý
Đô thị    40m2    Cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách, tối thiểu phải là 3,5m.
40m2    Cạnh ngắn nhất của thửa đất tối thiểu phải là 3,5m và khoảng cách cạnh cách cạnh không được nhỏ hơn 3m.
Nông thôn    80m2    Cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m.
100m2    Cạnh ngắn nhất của thửa đất bị tách thửa sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m.

44. Tại Phú Thọ

Căn cứ Điều 4 Quyết định 12/2014/QĐ-UBND:
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở:
– Thửa đất ở chỉ được tách thửa khi diện tích của các thửa đất hình thành sau khi tách từ thửa đất đó không nhỏ hơn 50 m2.
– Trường hợp thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn 50 m2 do tách thửa từ trước ngày 13/6/2007 được xem xét cấp Sổ đỏ.

45. Tại Phú Yên

Căn cứ Quyết định 42/2014/QĐ-UBND:
Đối với đất ở, đất nông nghiệp nằm trong thửa đất có nhà ở.
– Diện tích của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải có diện tích lớn hơn hoặc bằng mức quy định dưới đây:
STT    Khu vực    Đất ở (m2)    Đất nông nghiệp (không phải đất chuyên trồng lúa) nằm trong thửa đất có nhà ở (m2)
Đất chưa xây dựng nhà ở    Đất đã xây dựng nhà ở
1    Các phường    55    45    60
2    Các thị trấn và các xã được quy hoạch xây dựng đô thị (phát triển thành phường, thị trấn)    60    50    80
3    Các xã khu vực nông thôn và không thuộc quy hoạch phát triển đô thị    80    60    100
– Kích thước của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có kích thước bề rộng mặt tiền giáp với chỉ giới xây dựng và chiều sâu của thửa đất theo quy định sau:

+ Khu vực các phường, thị trấn và các xã được quy hoạch xây dựng đô thị.

-> Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m, phải đồng thời đảm bảo yêu cầu về diện tích bảng trên và kích thước tối thiểu như sau:

Bề rộng mặt tiền của thửa đất ≥ 5m;

Chiều sâu của thửa đất ≥ 5m.

-> Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m, phải đồng thời đảm bảo yêu cầu về diện tích tại điểm a khoản 1 Điều này và kích thước tối thiểu như sau:

Bề rộng mặt tiền của thửa đất ≥ 4m;

Chiều sâu của thửa đất ≥ 4m.

Trường hợp thửa đất có hai mặt tiền vừa tiếp giáp với đường lộ giới ≥ 20m, vừa tiếp giáp với đường có lộ giới < 20m thì áp dụng như trường hợp tiếp giáp đường có lộ giới ≥ 20m.

+ Các xã khu vực nông thôn và không thuộc quy hoạch phát triển đô thị: Đối với các đường liên thôn, liên xã và các khu vực khác, thửa đất phải đồng thời đảm bảo yêu cầu về diện tích tại điểm a khoản 1 Điều này và kích thước tối thiểu như sau:

Đối với đất nông nghiệp (không phải đất chuyên trồng lúa) nằm xen kẽ trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch khu dân cư: Diện tích của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa có diện tích lớn hơn hoặc bằng mức quy định tại bảng trên và bề rộng mặt tiền của thửa đất ≥ 5m, không phân biệt lộ giới.

– Đối với khu vực đô thị:

+ Các phường thuộc thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu, các thị trấn thuộc các huyện Tuy An, Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa ≥ 150m2.

+ Các thị trấn thuộc các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh ≥ 200m2;

– Đối với khu vực nông thôn: Các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố ≥ 250m2.

– Trường hợp thửa đất có hình dáng dài, cơ quan có thẩm quyền cho phép tách thửa đất xem xét điều kiện hợp khối, kiến trúc cảnh quan của khu dân cư theo quy hoạch để giải quyết cho phù hợp, tuy nhiên diện tích và kích thước không nhỏ hơn mức quy định tại bảng trên.

46. Tại Quảng Bình

Căn cứ Quyết định 23/2017/QĐ-UBND:

Loại đất    Diện tích tối thiểu    Lưu ý
Đất phi nông nghiệp do tổ chức sử dụng    300m2    Cạnh nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 10m
Đất phi nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng    30m2    Cạnh nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 4m.

47. Tại Quảng Nam

Căn cứ Quyết định 12/2015/QĐ-UBND:

– Đối với đất thuộc khu vực I: Diện tích tối thiểu để xây dựng nhà ở là 40,0m2 và phải đảm bảo chiều rộng từ 4,0 m trở lên;

– Đối với đất thuộc khu vực II: Diện tích tối thiểu để xây dựng nhà ở là 50,0m2 và phải đảm bảo chiều rộng thửa đất từ 4,0 m trở lên;

– Đối với đất thuộc khu vực III: Diện tích tối thiểu để xây dựng nhà ở là 60,0m2 và phải đảm bảo chiều rộng (mặt tiền) thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng từ 4,0 m trở lên.

48. Tại Quảng Ngãi

Căn cứ: Điều 8 Quyết định 54/2015/QĐ-UBND

– Khu vực đô thị, huyện Lý Sơn, các xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Châu, Bình Hải, Bình Trị thuộc huyện Bình Sơn; Tịnh Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú thuộc thành phố Quảng Ngãi; Đức Lợi thuộc huyện Mộ Đức; Phổ Thạnh, Phổ Quang thuộc huyện Đức Phổ; khu vực có thửa đất tiếp giáp với Quốc lộ 1A; khu vực có thửa đất tiếp giáp với Quốc lộ 24 (đoạn từ xã Phổ An đến hết địa phận xã Phổ Phong): 50m2.

– Các khu vực khác còn lại: 100m2.

– Diện tích tối thiểu tách thửa quy định trên phải có kích thước các cạnh thửa đất tối thiểu: Chiều rộng mặt tiền thửa đất tối thiểu là 3m.

49. Tại Quảng Ninh

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Quyết định 1768/2014/QĐ-UBND:

Diện tích các thửa đất sau khi tách thửa không nhỏ hơn 45m2, chiều rộng (chiều bám đường) và chiều sâu không nhỏ hơn 4,5m (không kể diện tích lối đi, hệ thống thoát nước, phần diện tích thửa đất nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang đường ống xăng dầu, hành lang đường điện và hành lang các công trình khác không được phép xây dựng nhà ở).

50. Tại Quảng Trị

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Quyết định 39/2017/QĐ-UBND:

Đối với đất ở:

– Khu vực đô thị là 36,0 m2, có chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 4,0 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 9,0 m.

– Khu vực nông thôn là 45,0 m2, có chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 5,0 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 9,0 m.

Diện tích thửa đất ở tối thiểu áp dụng tại điểm này không bao gồm diện tích đất vườn, ao liên thửa trong cùng thửa đất chưa được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa không đủ diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa thì người sử dụng đất phải thực hiện hiện chuyển mục đích sử dụng đất mới được tách thửa.

Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

– Đối với hộ gia đình, cá nhân là 24 m2, có kích thước một chiều tối thiểu là 3,0 m, còn chiều còn lại tối thiểu là 8,0 m.

– Đối với tổ chức thì căn cứ theo dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc dự án sản xuất kinh doanh được chấp thuận.

Các loại đất còn lại: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

51. Tại Sóc Trăng

Căn cứ Quyết định 02/2018/QĐ-UBND:

Đối với đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích tối thiểu được tách thửa là 40 m2 (đã trừ diện tích trong hành lang bảo vệ công trình công cộng) và việc tách thửa đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc đầu tư xây dựng công trình trên phần đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được tách thửa phải phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

52. Tại Sơn La

Căn cứ Quyết định 14/2014/QĐ-UBND và Quyết định 02/2017/QĐ-UBND

Đối với đất ở

– Khu vực đô thị (Phường, thị trấn): Diện tích tối thiểu để được công nhận là đất ở sau khi tách thửa phải từ 35 m2 trở lên. Cạnh thửa đất theo chiều mặt đường tối thiểu là 3,5 m, cạnh chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 5 m.

– Khu vực nông thôn: Diện tích tối thiểu để được công nhận là đất ở sau khi tách thửa quy định cụ thể như sau:

+ Khu vực thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã, khu vực giáp ranh với đô thị (trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới phường, thị trấn), thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng từ 13 m trở lên: Diện tích tối thiểu để bố trí thửa đất ở phải từ 50 m2 trở lên, cạnh thửa đất theo chiều mặt đường tối thiểu là 4 m, cạnh chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 5 m.

+ Các khu vực còn lại: Diện tích tối thiểu để bố trí lô đất ở phải từ 60 m2 trở lên, cạnh thửa đất theo chiều mặt đường tối thiểu là 5 m, cạnh chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 6 m.

53. Tại Thanh Hóa

Căn cứ Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND và quyết định 4655/2017/QĐ-UBND:

Đối với địa bàn xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố:

– Về diện tích là 50 m2;

– Về kích thước cạnh là 4 m.

Đối với địa bàn xã miền núi.

– Về diện tích là 60 m2;

– Về kích thước cạnh là 5 m.

Lưu ý: Riêng với địa bàn xã Hải Thanh, xã Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia; xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc.

– Về diện tích là 30m2;

– Về kích thước cạnh là 3m.

54. Tại Thái Bình

Căn cứ Quyết định 08/2018/QĐ-UBND:

– Đất ở tại đô thị: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 3m;

– Đất ở tại nông thôn: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m.

55. Tại Thái Nguyên

Căn cứ Quyết định 38/2014/QĐ-UBND:

Theo Điều 8 Quyết định 38/2014/QĐ-UBND diện tích tối thiểu sau khi tách đối với đất phi nông nghiệp và đối với đất nông nghiệp đã được quy hoạch là đất phi nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt

– Đối với đất ở tại đô thị hoặc được quy hoạch sử dụng vào đất ở thì diện tích thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 40m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 3m và chiều sâu không nhỏ hơn 5m.

– Đối với đất ở tại nông thôn hoặc được quy hoạch sử dụng vào đất ở quy định cụ thể như sau:

+ Đất ở tại các xã trung du thì diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 60 m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 4 m và chiều sâu không nhỏ hơn 5 m.

+ Đất ở tại xã miền núi, xã vùng cao thì diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 70 m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 4 m và chiều sâu không nhỏ hơn 5 m.

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hoặc thuộc quy hoạch sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 100 m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 4 m và chiều sâu không nhỏ hơn 5 m.

– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phần diện tích đất còn lại và diện tích đất chuyển mục đích sau khi tách thửa được xác định theo từng loại đất.

56. Tại Thừa Thiên Huế

Căn cứ Điều 3 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND:

Địa bàn    Diện tích tách thửa (m2)
Các phường của thành phố Huế    40
Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã    60
Các xã đồng bằng    70
Các xã trung du, miền núi    100
– Kích thước cạnh mặt tiền: lớn hơn hoặc bằng 4 mét;

– Kích thước cạnh tiếp giáp với cạnh mặt tiền (theo hướng vuông góc): lớn hơn hoặc bằng 5 mét.

57. Tại Tiền Giang

Căn cứ Điều 4 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND:

Vị trí    Diện tích tách thửa (m2)
1. Các phường thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho    40
2. Các khu dân cư; mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thuộc địa bàn các huyện, thành, thị; các thị trấn thuộc huyện; các xã thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho (trừ các thửa đất tại vị trí 1)    50
3. Tại các vị trí còn lại của các xã thuộc huyện    100
Các thửa đất ở được phép tách thửa phải có chiều ngang mặt tiền từ 4 m trở lên.

58. Tại Trà Vinh

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND:

Các phường: 36m2
Các thị trấn: 40m2
Các xã: 50m2

59. Tại Tuyên Quang

Căn cứ Điều 5 Quyết định 16/2014/QĐ-UBND:

– Diện tích tối thiểu của thửa đất ở tại nông thôn, thửa đất ở tại đô thị được tách thửa phải đảm bảo các thửa đất mới được hình thành sau khi chia tách có diện tích tối thiểu là 36 m2 (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng) và có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:

+ Thửa đất đề nghị chia tách phải có Sổ đỏ phù hợp với quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không có tranh chấp.

+ Thửa đất mới được hình thành sau khi tách thửa phải có chiều rộng tối thiểu là 04 mét, chiều sâu tối thiểu là 09 mét tính từ chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng hoặc chỉ giới quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Thửa đất mới được hình thành sau khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn 36 m2 hoặc kích thước cạnh thửa không đáp ứng được yêu cầu theo quy định trên nhưng trên đất đã có nhà ở riêng, ổn định từ trước ngày 01/01/2009 thì được thực hiện tách thửa theo quy định. Khi chủ sử dụng đất cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

60. Tại Tây Ninh

Căn cứ Điều 9 Quyết định 04/2016/QĐ-UBND:

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp nằm trong phạm vi khu dân cư hiện hữu, phù hợp với quy hoạch đất ở hoặc nằm trong phạm vi quy hoạch khu dân cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được quy định cụ thể như sau:

– Tại các phường, thị trấn:

+ Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20 m: 45 m2.

+ Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20 m: 36 m2.

– Tại các xã:

+ Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20 m: 60 m2.

+ Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20 m: 50 m2.

Ngoài diện tích tối thiểu thửa đất phải đảm bảo có lối đi ra đường công cộng đồng thời đảm bảo phải có chiều rộng và chiều sâu của thửa đất như sau:

– Đối với đất ở và đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư hiện hữu, phù hợp với quy hoạch đất ở:

+ Tại các phường, thị trấn: Kích thước cạnh của thửa đất tối thiểu là 03 (ba) mét;

+Tại các xã: Kích thước cạnh của thửa đất tối thiểu là 04 (bốn) mét.

– Đối với đất ở và đất nông nghiệp nằm trong phạm vi quy hoạch khu dân cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:

– Đối với đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20 m: Kích thước cạnh của thửa đất tối thiểu là 05 m;

– Đối với đường có lộ giới nhỏ hơn 20 m: Kích thước cạnh của thửa đất tối thiểu là 04 m.

61. Tại Vĩnh Long

Căn cứ Quyết định 13/2016/QĐ-UBND:

a. Đất nông nghiệp            
– Các phường thuộc thành phố, thị xã và các thị trấn            
+ Tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m    45m2    ≥ 5m    ≥ 5m
+ Tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m hoặc tiếp giáp với các hẻm, đường phố không có lộ giới, hoặc những thửa đất còn lại của phường, thị trấn.    36m2    ≥ 4m    ≥ 4m
– Các xã thuộc thành phố, thị xã    ≥ 100m2        
– Các xã thuộc huyện    ≥ 200m2        
b. Đất ở: áp dụng đối với các phường, xã, thị trấn thuộc huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh            
– Tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m    45 m2    ≥ 5 m    ≥ 5 m
– Tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m hoặc tiếp giáp với các hẻm, đường phố không có lộ giới hoặc những thửa đất còn lại của xã, phường, thị trấn.    36 m2    ≥ 4 m    ≥ 4 m
c. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở    40 m2    ≥ 4 m    ≥ 4 m

62. Tại Vĩnh Phúc

Căn cứ Quyết định 28/2016/QĐ-UBND:

– Diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu trên địa bàn tỉnh là 30m2.

– Điều kiện chia, tách thửa đất ở:

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển nhượng, tặng cho, chia tách thửa đất ở để hình thành thửa mới mà không có sự nhập thửa giữa các thành viên trong hộ gia đình, hoặc giữa những hộ gia đình, cá nhân với nhau thì diện tích thửa đất mới hình thành sau khi chia tách phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 03 m trở lên và diện tích không nhỏ hơn 30 m2.
+ Trường hợp khi chia tách thửa đất có hình thành đường giao thông thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 1,5 mét và diện tích, kích thước thửa đất sử dụng để xây dựng nhà ở từ 30 m trở lên.
+ Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có quy chế quản lý hoạt động xây dựng hay quy chế quản lý quy hoạch thì việc tách thửa phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt;
+ Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

63. Tại Yên Bái

Căn cứ Điều 10 Quyết định 19/2017/QĐ-UBND:

– Đối với thửa đất ở tại các phường và các thị trấn: Diện tích không nhỏ hơn 40 m2, kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 3,5 m;

– Đối với thửa đất ở tại các xã: Diện tích không nhỏ hơn 60 m2, kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m.

Hy vọng những thông tin tổng hợp diện tích tối thiểu cấp sổ đỏ các tỉnh thành trên hữu ích với bạn!

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News