Nhà Đất

Dồn điền đổi thửa là gì? Những quy định dồn điền đổi thửa mới nhất

Tuy không phải là thuật ngữ mới nhưng khái niệm dồn điền đổi thửa là gì vẫn được nhiều người quan tâm. Vậy, thế nào là dồn điền đổi thửa và chi tiết điều kiện, hồ sơ, thủ tục dồn điền đổi thửa năm 2022 có gì thay đổi, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Khái niệm dồn điền đổi thửa là gì?

Dồn điền, đổi thửa là chủ trương, chính sách được nhà nước quy định đối với loại hình đất nông nghiệp. Theo đó, khái niệm dồn điền đổi thửa được hiểu là việc dồn ruộng đất từ các ô hoặc thửa nhỏ thành các thửa ruộng lớn.

dồn điền đổi thửa là gì? những quy định dồn điền đổi thửa mới nhất

Dồn điền, đổi thửa là chính sách của nhà nước áp dụng đối với đất nông nghiệp

Mục đích của việc dồn đất, dồn thửa này là giúp cho việc canh tác của người dân diễn ra thuận tiện và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, công tác sản xuất trở nên thống nhất trên quy mô lớn, năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn.

2. Điều kiện để dồn điền đổi thửa là gì?

Như Homedy đã giải thích khái niệm dồn điền đổi thửa là gì ở trên, có thể thấy rõ bản chất của chính sách này là chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa những người nông dân sử dụng đất trong cùng một địa phương với nhau. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể tự ý dồn điền đổi thửa mà cần phải đảm bảo đáp ứng 3 điều kiện sau đây:

    Thứ nhất, ô đất/thửa đất thực hiện dồn điền, đổi thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc có các giấy tờ nhằm chứng minh quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Ngoài ra, ô đất/thửa đất phải đảm bảo không tranh chấp, không bị kê biên quyền sử đụng đất để đảm bảo thi hành án và ô đất/thửa đất phải còn thời hạn sử dụng.

    Thứ hai, theo Điểm b, Khoản 1, Điều 179 quy định tại Luật Đất đai 2013, các cá nhân/hộ gia đình có quyền sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân/hộ gia đình khác trong phạm vi cùng một xã/phường/thị trấn. Trong đó, hạn mức quy định không quá 10 lần giao đất nông nghiệp của mỗi cá nhân/hộ gia đình.

    Thứ ba, việc dồn điền đổi thửa cần được cá nhân/hộ gia đình đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai và được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.

>> Có thể bạn cũng đang quan tâm: Thủ tục mua bán đất nông nghiệp và mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp mới nhất

3. Nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách dồn điền đổi thửa là gì?

Ngoài khái niệm và điều kiện của chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, bạn cũng nên tìm hiểu về nguyên tắc và ý nghĩa của chính sách dồn điền đổi thửa là gì?

3.1. Nguyên tắc của phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Nghị định 64 về dồn điền đổi thửa quy định công tác chỉ đạo dồn điền đổi thửa tại các địa phương phải được thực hiện công khai, minh bạch và đảm bảo tính đồng thuận cao của người dân. Theo đó, lãnh đạo các địa phương không được tự ý sắp đặt dồn điền đổi thửa mà không thông qua ý kiến người sử dụng đất.

Quan trọng hơn hết, phương án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp phải đảm bảo quy hoạch tổng thể. Như vậy mới tạo được sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài, không gây ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng…

3.2. Ý nghĩa của phương án dồn điền đổi thửa là gì?

Việc dồn điền đổi thửa là chủ trương của Nhà nước nhằm xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá. Vì vậy, chủ trương này đã và đang giải quyết hàng loạt vấn đề như:

    Giúp các cơ quan chức năng thuận lợi hơn trong việc quản lý công tác sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. Qua đó, giúp hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp đất đai liền kề, tranh chấp lối đi chung… của người sử dụng đất nông nghiệp.

    Giúp người dân giải quyết tình trạng manh mún, phân tách trong canh tác đất nông nghiệp. Người dân dễ dàng đưa cơ giới hoá và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hướng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

dồn điền đổi thửa là gì? những quy định dồn điền đổi thửa mới nhất

4. Hồ sơ đề nghị và thủ tục dồn điền đổi thửa là gì?

Dưới đây là hồ sơ đề nghị và hoàn thiện thủ tục dồn điền đổi thửa mà người dân cần chuẩn bị:

4.1. Hồ sơ đề nghị dồn điền đổi thửa gồm những gì?

Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, để thực hiện dồn điền đổi thửa cá nhân/hộ gia đình cần chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm các giấy tờ:

    Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận của từng cá nhân/hộ gia đình theo Mẫu số 10/ĐK;

    Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng);

    Văn bản chứng minh sự thỏa thuận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân/hộ gia đình;

    Quyết định chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất đã được UBND quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.

    Biên bản giao/nhận ruộng đất theo phương án dồn điền đổi thửa của địa phương (nếu có).

4.2. Thủ tục dồn điền đổi thửa là gì?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 78 Nghị định 43/2014 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung tại Khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau:

1. Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung đã được thay đổi vào đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

2. Văn phòng đăng ký đất đai chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lãnh đạo UBND cấp huyện nhằm giải quyết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng đã được duyệt phương án dồn điền đổi thửa.

3. Lập mới/cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai về đất đã được dồn điền đổi thửa là gì. Đồng thời, tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tại xã/phường/thị trấn nơi có đất.

>> Có thể bạn cũng đang quan tâm: Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp khi có quyết định thu hồi đất

5. Quy định mới về việc cấp sổ đỏ cho đất dồn điền đổi thửa năm 2022

Đất dồn điền đổi thửa có được cấp sổ đỏ không? Câu trả lời là có. Từ ngày 8/2/2021, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định người dân khi thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa sẽ không phải thay đổi sổ đỏ mà được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ mới. Theo đó, quy trình xin cấp mới sổ đỏ cho đất dồn điền đổi thửa theo quy định mới được thực hiện qua các bước:

    B1: Người dân nộp hồ sơ các giấy tờ liên quan đến thửa đất/ô đất như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai.

    B2: Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận vào đơn đề nghị cấp sổ đỏ mới nếu hồ sơ của người dân đầy đủ, đúng theo quy định.

    B3: Văn phòng đăng ký đất đai gửi hồ sơ lên Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lãnh đạo UBND cấp huyện cấp sổ đỏ mới cho đối tượng đã được duyệt phương án dồn điền đổi thửa.

    B4: Văn phòng đăng ký đất đai lập mới hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính về đất đã được dồn điền đổi thửa. Đồng thời, tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tại xã/phường/thị trấn nơi có đất.

Bài viết về dồn điền đổi thửa là gì và những quy định dồn điền đổi thửa mới nhất của Homedy xin được khép lại tại đây. Cũng phải khẳng định rằng, dồn diền đổi thửa là một chủ trương, chính sách vô cùng hữu ích của Nhà nước trong việc xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trở nên thuận tiện hơn, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất được nâng lên đáng kể trong suốt những năm qua.

Mời bạn cùng truy cập nền tảng kết nối bất động sản Homedy mỗi ngày để cập nhật những tin đăng mua bán nhà đất liên tục trên thị trường bất động sản hiện nay!

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News