Phong Thuỷ

Đốt vàng mã trong tháng Cô hồn như thế nào mới là chuẩn?

Câu hỏi: “Đốt vàng mã trong tháng Cô hồn thế nào cho chuẩn” là câu hỏi khiến mọi người phân vân khi có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc này.

phong tục việt nam, tâm linh bí ẩn, tháng cô hồn, đốt vàng mã trong tháng cô hồn như thế nào mới là chuẩn?

Từ xưa đến nay, tục lệ đốt giấy vàng mã là một trong những nét truyền thống của người Á Đông. Trải qua nhiều thế kỷ, vàng mã ban đầu chỉ là dạng tiền tròn sau đó đã phát triển một cách đa dạng và phong phú với rất nhiều chủng loại tiền bạc và vật dụng khác nhau. Có nhiều người lên án bài bác tập tục này và có nhiều người hơn vẫn tiếp tục duy trì việc đốt tiền âm phủ cho người mất.

Khoan hãy nói tới việc đốt nhiều vàng mã là đúng hay sai chúng ta có thể hiểu rằng đây là thủ tục mang yếu tố tâm linh để bày tỏ nỗi tiếc thương tới những người gần gũi và vô cùng yêu quý của chúng ta. Thực tế, trong thế giới tâm linh mọi thứ khá rõ ràng và còn mang lại nhiều ngờ vực.

Chúng ta thường mong rằng họ sẽ có được cuộc sống sung túc, như ý đúng như suy nghĩ của mọi người cầu mong và hi vọng với họ. Chính vì thế nhiều người không ngần ngại chi rất nhiều tiền cho việc này để chọn mua những đồ vật, tiền bạc bằng mô hình giấy nhằm thỏa mãn mong muốn của mình cũng như hương hồn người đã khuất.

1. Vàng mã là gì?

Vàng mã là những loại giấy tiền in các bài kinh văn siêu độ cho vong linh. Như vậy, khi tạo ra giấy vàng mã, cha ông chúng ta có ý thức không chỉ cầu mong sự no đủ cho vong linh mà còn phần nào đó giúp họ dễ dàng siêu thoát cụ thể là câu niệm hông danh đức Phật A DI ĐÀ và một số câu kinh khác được in trên giấy tiền. Đó là cách họ mong muốn các hương linh mau về Tây phương cực lạc.

Điều này giải thích lý do tại sao trên những tờ tiền mã xưa có nhiều chữ Hán, không phải ai cũng có thể đọc được. Vì vậy, khi đốt vàng mã, chúng ta phải đọc kêu họ tên của người mất và đốt thật từ tốn không gấp gáp không làm một cách chiếu lệ hoặc đốt một lượt cả xấp giấy tiền.

Tuy nhiên, thời nay vàng mã được hiểu là các sản phẩm, vật dụng được làm bằng giấy có kích cỡ bằng hoặc nhỏ hơn nhiều so với đồ thật. Điển hình như quần áo, túi xách, mũ, nón, vàng thỏi… đều được làm loại giấy đặc biệt in màu sắc sặc sỡ thường được sử dụng để đốt cho người chết hoặc trong những dịp lễ đặc biệt. Trong đó tiền âm phủ cũng được coi là một loại Vàng Mã.

2. Có nên đốt vàng mã hay không?

Thực ra, không nên hoàn toàn loại bỏ việc này, miễn là chúng ta đã hiểu được bản chất và ý nghĩa trên để việc đốt không bị lạm dụng và lãng phí quá.

Trong chúng ta mọi người thường thường hay tiếc nuối cuộc sống dương gian dù đã khuất, đó là sự tham chấp, rất khó siêu thoát. Nhưng ít ai hiểu được điều này để buông bỏ hết tất cả. Họ đòi hỏi những thứ lúc mình còn sống mà quên rằng họ đã chuyển đến một thế giới khác chứ không còn là cõi của thực thể nữa.

Vì thế, việc đốt vàng mã là những câu kinh là để xoa dịu vong linh, mong muốn tâm họ hoan hỷ hơn bớt đi phần sân hận, dễ dàng tiếp nhận kinh kệ hiểu lời khai thị của kinh sư mà đi vào siêu thoát.

Vì vậy, việc đốt vàng mã vẫn nên làm nhưng ở mức độ hợp lý, đủ sẽ giúp xoa dịu linh hồn đồng thời kết hợp với trai đàn dẫn độ siêu thoát của nhà Phật thì mới đạt công đức viên mãn.

Nếu chúng ta đốt quá nhiều đồ vật mang tính tượng trưng cho tài sản như nhà cửa, ô tô, tiền đô,… chỉ càng làm cho các vong linh thêm chấp niệm, khó vãng sanh vì họ càng tiếc nuối chốn trần thế, vương vấn không muốn rời đi.

Gia chủ nên chăm lo cho vong linh đầy đủ nhất về mặt linh hồn và nên dùng các loại tiền xưa có in kinh văn để trợ lực thêm cho họ và đốt một số lượng vừa phải mà thôi nhưng quan trọng nhất là kết hợp với trai đàn chẩn tế.

Theo thông tin trên Phật giáo Việt Nam thì có 6 lý do để không nên đốt vàng mã. Cụ thể, loại giấy tờ tạp phế phẩm để làm ra giấy tiền vàng mã đều không phải là loại giấy sạch; Người sản xuất và nhà phân phối đồ vàng mã vì nắm được tâm lý chẳng ai đi đếm thứ tiền vàng mã này cả nên chẳng xấp tiền nào, ngân lượng vàng mã nào là đầy đủ cả, không lẽ ta lại dâng sự bỏn xẻn, sự toan tính lên các đấng bề trên.

Giá trị của thứ vàng mã này hầu như rất nhỏ nếu như không muốn nói là không có; Vòng đời của những thứ vàng mã này rất ngắn; Vấn đề ô nhiễm môi trường; Và, cuối cùng là sự lãng phí.


Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh hồn xiêu phách lạc

Không đi chơi đêm

Dân gian cho rằng, đêm tối là bạn đồng hành của ma quỷ, càng tối muộn âm khí càng mạnh, dương khí càng yếu, con người yếu đuối, dễ bị bắt mất hồn. Đây cũng là thời điểm ma quỷ “lộng hành” mạnh nhất, vì thế, nên hạn chế đi chơi quá khuya.

Không huýt sáo, gọi tên nhau vào buổi tối

Buổi tối huýt sáo sẽ dễ “dẫn dụ” các vong linh bởi các vong linh rất “thích” tiếng sáo.

Đồng thời, khi đi vào buổi tối không gọi tên nhau, ma quỷ nghe thấy sẽ nhớ tên và lần theo đó mà gây hại, có thể bắt người để xuống chơi cùng hoặc nhập hồn để quay về dương gian.

Không đốt tiền vàng tùy tiện

Một trong những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn chính là việc tùy tiện đốt vàng mã. Tháng cô hồn cũng là tháng của quỷ đói, chúng thiếu thốn mọi thứ nên luôn lang thang khắp nơi.

Hành động đốt tiền vàng là hành động gửi tiền vàng và đồ dùng cho các vong linh, bởi vậy, càng đốt nhiều tiền vàng thì vong linh tới càng nhiều, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, vận hạn của bạn.

Không dẫm đạp lên tro bụi tiền vàng

Vàng mã là tế phẩm cho cõi Âm, khi đốt cháy, các vong linh sẽ tụ tập xung quanh để thưởng thập. Nếu bạn nhảy, dẫm lên tro của vàng mã thì là xâm phạm với các vong linh, bạn sẽ không thể tránh khỏi xui xẻo.

Không ăn vụng đồ cúng tế

Đồ cúng cô hồn đương nhiên là dành cho ma quỷ, chưa được sự đồng ý của chúng mà ăn vụng thì khó tránh khỏi những tai ương phiền phức.

Dân gian cũng quan niệm, đồ của người âm nếu chưa cúng, chưa thắp hương xong, hương chưa tàn, chưa vái lạy hay xin phép mà đã ăn vụng đồ cúng bái thì ngay lập tức sẽ gặp xui rủi.

Không đứng gần cây đề, cây đa

Dân gian có câu ”quỷ gốc đa, ma gốc đề” ý muốn nói vào ban đêm dưới gốc cây đa, cây đề hội tụ rất nhiều âm khí. Nhất là vào tháng Cô hồn tốt nhất nên kiêng đứng gần, ngồi, nằm hay trốn ở đó để tránh bị ”ma trêu quỷ hờn”.

Tương tự, thời điểm này không nên chặt cây to, không phát cành tỉa lá làm thay đổi cấu trúc cây bởi đây là nhà, là nơi trú ngụ của ma quỷ.

Trong tháng 7 lịch âm ma quỷ nhiều, hầu như cây to nào cũng có âm hồn vất vưởng, chặt đi khiến chúng mất nhà sẽ tới quấy nhiễu gia đình bạn đòi chỗ.

Nhổ, cạo lông chân

Dân gian có câu “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, nếu nhổ lông chân trong tháng cô hồn dễ gặp phải xui xẻo, trắc trở trong cuộc sống, công việc làm ăn. Người nào càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

Do đó, người ta cho rằng càng nhiều lông chân thì dương khí càng vượng, ma quỷ sẽ không dám lại gần. Vì thế nếu trong tháng cô hồn mà cạo lông chân thì cũng giống như phá bỏ mất lớp áo giáp bảo vệ mình khỏi ma quỷ vậy.

Không lui tới nơi nhiều âm khí

Nghĩa trang, bãi đất hoang, vùng ao hồ sông nước nguy hiểm thường có nhiều âm khí, nhiều linh hồn vất vưởng, hạn chế tới vào buổi tuổi, chính ngọ buổi trưa, nhất là những người sức khỏe yếu, yếu bóng vía, trẻ nhỏ.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News