Cần Thơ

Hiệp Thiên Cung Cần Thơ – Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Trải qua hơn 160 năm thành lập, Hiệp Thiên Cung vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính, với những nét kiến trúc đặc trưng độc đáo. Nằm ngay trong lòng phố thị Cái Răng, Hiệp Thiên Cung từ lâu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Cần Thơ.

Hiệp Thiên Cung còn được gọi là Chùa Ông Cái Răng, tọa lạc tại góc đường Hàm Nghi – Lê Thái Tổ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Chùa thờ ông Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công), Phúc Đức Chính Thần và Thiên Hậu Thánh Mẫu theo hệ phái Hoa tông. Hiệp Thiên Cung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 14/4/2017.

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Hiệp Thiên Cung – Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Theo các bậc cao niên trong Ban Quản trị Hiệp Thiên Cung, từ đầu thế kỷ XIX, một số người Hoa di dân từ Trung Quốc đã chọn Cái Răng là nơi lập nghiệp, sinh sống. Bà con người Hoa chủ yếu sống bằng nghề buôn bán. Trong tín ngưỡng của người Hoa, Quan Thánh Đế Quân- Quan Công và Thiên Hậu Thánh mẫu là hai vị thần phù hộ, gia trì công đức, tài lộc, bình an cho họ. Vì vậy, cộng đồng người Hoa ở Cái Răng từ xa xưa đã lập ngôi miếu nhỏ thờ Quan Thánh Đế Quân ngay trong lòng chợ Cái Răng để cầu cho bà con sản xuất được mùa, mua mau bán đắt, gia đạo bình. Nơi đây vừa là nơi tín ngưỡng, vừa là nơi gặp gỡ, giao lưu của cộng đồng. Năm 1856, ngôi miếu được xây mới, mở rộng và đặt tên là “Miếu Quan Công”. Đến năm 1904, miếu một lần nữa được trùng tu, sơn sửa và đổi tên thành “Hiệp Thiên Cung” cho đến ngày nay.

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Hiệp Thiên Cung có kiến trúc độc đáo

Hiệp Thiên Cung có kiến trúc hình chữ “Quốc” với 4 dãy nhà khép kín vuông góc nhau, ở giữa là khoảng không gian trống được gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời) mang đậm dấu ấn kiến trúc chùa miếu Trung Hoa. Gian chính của Hiệp Thiên Cung thờ Quan Thánh Đế Quân, gian bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần, gian bên trái thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Từ chánh môn bước vào, dãy nhà bên trái là Đông lang, bên phải là Tây lang, được dùng làm nơi hội họp, sinh hoạt của Ban Quản trị.

Bộ cột chính trong Hiệp Thiên Cung có cây làm bằng gỗ quý, có cây làm bằng đá xanh, chạm trổ tinh xảo. Mái miếu lợp ngói âm dương, mỗi đầu dôi dằn mái ngói và hệ thống xuyên đều được chạm hình đầu rồng. Như các ngôi chùa Hoa khác ở nước ta, cột chùa và một số vật liệu khác đều được mang từ Trung Quốc sang.

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Cột chùa và một số vật liệu khác đều được mang từ Trung Quốc sang

Vách tường ngoài Hiệp Thiên Cung, có nhiều bức họa thể hiện những tích truyện kinh điển; nổi bật nhất là hình ảnh ông Thiện- ông Ác trên hai cánh cửa lớn rất uy nghi- như là sự trấn giữ, bảo vệ điều thiện, tiêu trừ điều xấu. Đặc biệt, vừa bước vào cổng chính, ngoái đầu nhìn lên, khách sẽ gặp bảng gỗ viết bằng mực vàng óng ánh. Đây là bảng vàng ghi nhận công đức của những người có công với Hiệp Thiên Cung, có hơn 160 năm tuổi.

Hệ thống hoành phi, liễn đối trong Hiệp Thiên Cung cũng rất độc đáo, với nội dung mong ước về một cuộc sống thạnh vượng, sung túc; ca ngợi công đức của các vị Thần, Thánh. Tiêu biểu như: “Nghĩa Bỉnh Càn Khôn”, “Khí Tráng Sơn Hà”, “Thiên Cổ Nhất Nhân”… được chạm khắc rất tinh xảo, mang đậm nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa.

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Chùa mang đậm nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa

Ở chính điện, trang trọng nhất là gian thờ Quan công – theo quan niệm của người Hoa đây là vị thần tượng trưng cho sự trung, hiếu, tiết, nghĩa. Bên trên treo bức trướng to với 4 đại tự bằng chữ Hán “Khí tráng sơn hà”. Khánh thờ Quan công được chạm khắc rất tỉ mỉ, công phu với hình chim muông, trúc…, được sơn son thếp vàng thật lộng lẫy.

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia
Chính điện

Tượng Quan công được đặt trong khánh thờ, có tượng Quan Bình và Châu Xương hai bên. Trên án thờ, ngoài bộ lư hương, nhang, đèn… còn có con Xích thố của ông. Hai bên gian thờ Quan công còn hai khánh thờ của Thiên hậu Thánh mẫu và Tài Bạch Tinh quân. Hai khánh thờ này cũng được trang trí đẹp. Hai bên gian chính điện là hai hàng binh khí, như: xà mâu, đao, thương… tạo không khí uy nghiêm. Xung quanh còn có nhiều bàn thờ khác, tất cả nhằm hướng tới cội nguồn, mong ước thiên hạ thái bình, mùa màng bội thu.

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Gian thờ Quan công

Hàng năm tại Hiệp Thiên Cung diễn ra nhiều lễ hội và thu hút đông đảo du khách và khách thập phương và đông đảo cộng đồng người Hoa đến cúng bái và tìm hiểu như:

– Lễ đón Giao thừa (Mồng một Tết) với ý nghĩa tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới. Cầu “mưa thuận, gió hòa”, “quốc thái dân an”, “chánh thần phò hộ ban phước lành…”.

– Lễ họp mặt đầu xuân của  người  Hoa được tổ chức vào Mồng 2 Tết. vào ngày này bà con người Hoa trong tất cả các Ban đến Chùa tập họp đông đủ cùng vui Tết đón Xuân, chúc Thọ – chúc Tài lộc lẫn nhau và làm lễ cúng viếng “Ông”.

– Lễ Nguyên tiêu hay còn gọi là tết Thượng Nguyên được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng, đây được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm, để bắt đầu vào một năm mới cầu cho gia đạo bình an, làm ăn phát đạt và cầu xin mọi điều tốt lành.

– Lễ vía bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, các lễ cúng gồm: heo quay, bánh bao, bánh hồng đào, mâm ngũ quả, hoa tươi, trà, rượu, nhang, đèn cầy.

– Lễ vía “Ông” Đây là ngày lễ chính và lớn nhất trong năm, được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 5 âm lịch, trong đó ngày 13 là ngày lễ vía chính. Lễ vật cúng gồm: heo quay, bánh bao, bánh hồng đào, mâm quýt (đại kiết), hoa tươi… Ngoài ra chùa rước đoàn hát Triều Châu (hát Tiều) về biểu diễn tại chùa.

– Lễ Vu lan, tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Thời gian khai lễ bắt đầu từ 7 giờ tối ngày 16 cho đến chiều ngày 17 tháng 7 âm lịch. Tại ngày lễ chùa còn tổ chức phát gạo, khám chữa bệnh cho người nghèo.

– Lễ Bửu Điện Trùng Quang (Rước Ông), tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 11 âm lịch. Thời gian tổ chức bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc vào buổi trưa cùng ngày

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Hiệp Thiên Cung lung linh về đêm

Có thể nói, chính lễ hội ở Hiệp Thiên Cung và một số chùa Hoa khác ở Cần Thơ đã góp phần làm nên sự phong phú cho bản sắc văn hóa Cần Thơ cũng như tạo được một sân chơi tinh thần lành mạnh cho dân địa phương. Củng là một trong những điểm đến thú vị cho du khách muốn khám phá văn hóa đặc sắc của người Hoa sau khi khám phá cảnh sông nước miệt vườn Cần Thơ.

hiệp thiên cung cần thơ – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia

Hiệp Thiên cung được trang trí lộng lẫy vào mỗi dịp lễ hội

Đặc biệt, chùa còn là địa điểm tổ chức nhiều hoạt động xã hội từ thiện như khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí, phát gạo cho người nghèo với sự tham gia của nhân dân địa phương nói chung và bà con người Hoa tại quận Cái Răng nói riêng, qua đó duy trì và phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News