Ăn Uống

Hỏi đáp Bác sĩ: Uống nước gừng có giảm cân không?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ! Tôi là nữ, cao 1m59 nặng 62kg. Tôi muốn giảm cân để cải thiện sức khỏe và vóc dáng. Bên cạnh việc ăn kiêng và tập thể dục, tôi còn uống nước gừng để giảm cân theo mách bảo của nhiều người. Song tôi vẫn chưa hiểu rõ cơ chế giảm cân của nước gừng. Bác sĩ tư vấn giúp uống nước gừng có giảm cân không? Cách uống nước gừng thế nào để giảm cân nhanh chóng.

(Thu Hiền- TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi uống nước gừng có giảm cân không của độc giả Thu Hiền, Bác sĩ Lai Ngọc Hiền – hiện đang công tác tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM trả lời cụ thể như sau:

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose, thuộc họ Zingiberaceae.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g gừng:

Kali: 316 mg

Fe: 2.5 mg

Phospho: 8 mg

Canxi: 60 mg

Vitamin C: 5.3 mg

Vitamin PP: 0.7 mg

Vitamin B2: 0.04 mg

Vitamin B1: 0.04 mg

Xơ: 3.3 g

Carbohydrat : 5.8 g

Protein: 0.4 g

Lipid: 0 g

Thành phần hóa học của gừng:

Trong củ gừng có khoảng 2 – 3% là tinh dầu và những thành phần khác, bao gồm:

B-zingiberen (35%)

B-curcumenen (17%)

B-farnesen (10%)

Alcol monoterpenic( geraniol, linalol và borneol)

Zingeron

Shogaol

Zingerol

A-camphen

B-phelandren

Eucalyptol

Các gingerol

Gingeridion

Một số chất trong gừng tươi có thể bị phân hủy trong quá trình phơi, sấy.

Hiện nay, khoa học đã không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về gừng với những hiệu quả hỗ trợ mà dân gian thường nhắc đến như một loại thực phẩm và gia vị kỳ diệu. Gừng cũng là một vị thuốc giải biểu, ôn ấm giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh tật. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh kết quả đầy hứa hẹn với gừng trong việc giảm bớt các triệu chứng liên quan đến hội chứng chuyển hóa bao gồm: đề kháng insulin, rối loạn lipid máu, béo phì nội tạng và tăng huyết áp do liên quan đến khả năng làm tăng chuyển hóa năng lượng từ hoạt chất Gingerol.

hỏi đáp bác sĩ: uống nước gừng có giảm cân không?

Uống nước gừng có giảm cân không? Chiết xuất của Zingiber officinale Rose được sử dụng trong 8 tuần làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, nồng độ glucose, insulin và lipid so với chuột đối chứng béo phì. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những con thỏ bị tăng lipid máu khi được thử nghiệm với chiết xuất gừng đều giảm tổng lượng Cholesterol và LDL-Cholesterol trong huyết thanh do làm tăng sự bài tiết Cholesterol qua phân.

Những nghiên cứu này gợi ý tác dụng có lợi của gừng đối với bệnh béo phì trong tương lai. Một vài báo cáo khác cũng đã khẳng định tác dụng giảm cân của chiết xuất hoặc bột gừng trên các mô hình động vật béo phì. Gừng có thể điều chỉnh chứng béo phì thông qua các cơ chế tiềm năng khác nhau bao gồm tăng sinh nhiệt, tăng phân giải lipid, ức chế tạo mỡ, ức chế hấp thu chất béo ở ruột và kiểm soát sự thèm ăn.

Các thử nghiệm này cũng cung cấp một số bằng chứng thuyết phục về sự hỗ trợ hiệu quả của gừng trong việc kiểm soát bệnh béo phì. Theo đó, 80 phụ nữ béo phì đủ điều kiện (từ 18–45 tuổi) được chỉ định ngẫu nhiên tiêu thụ gừng (2g bột, thân, rễ gừng như hai viên 1g mỗi ngày) hoặc bổ sung giả dược (tinh bột ngô với cùng một lượng) trong 12 tuần. Các đối tượng được ghi nhận những thay đổi về trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể, vòng eo và vòng hông, thành phần cơ thể, điểm thèm ăn và lượng ăn vào. Kết quả cho thấy, gừng có tiềm năng trong việc kiểm soát béo phì. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng cần khám phá cơ chế hoạt động cụ thể rõ ràng hơn.

Về mặt dinh dưỡng, gừng cung cấp năng lượng thấp, chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, nên việc uống với nhiều loại nước pha chế cùng gừng kiểm soát được chế độ giảm cân. Tuy nhiên, việc pha chế như thế nào là quan trọng để có thể vừa giúp giảm cân, vừa tránh được một số phản ứng phụ khi dùng gừng liều cao như: ợ nóng, kích ứng niêm mạc miệng, đầy hơi, khó chịu trong dạ dày và táo bón, có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu đối với các trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa hay người có rối loạn đông cầm máu hoặc dị ứng như nổi mề đay, ngứa, khó thở.

Liều dùng khoảng dưới 10g trong ngày ở các dạng như: nước sắc, hãm trà hoặc tán bột mịn làm hoàn, hay pha uống. Có thể dùng trực tiếp ở dạng tươi chế biến cùng các loại món ăn yêu thích.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News