Sức Khoẻ

Hướng dẫn cách phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông – Cần đọc ngay

Mùa đông đến khiến da của bé bị hanh khô và nứt nẻ. Hãy cùng tìm hiểu những cách phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông trong bài viết dưới đây nhé.

Phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông

hướng dẫn cách phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông – cần đọc ngay

1. Cách chăm sóc làn da cho bé giúp phòng tránh nẻ vào mùa đông

– Trước hết bạn nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, nên giảm xuống còn khoảng 10 phút/1 lần. – Bạn nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho bé (chỉ nên dùng dầu gội có dưỡng chất thiên nhiên). – Chọn quần áo mềm mại cho bé: Do mùa đông lạnh nên nhiều mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng. Vì vậy hãy chọn những bộ quần áo mềm mại, thoải mái cho bé nhé. – Nguồn nước máy chứa nhiều Clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (Có thể xả nước máy ra và đợi khoảng 15 đến 20ph cho bay hết Clo, tuyệt đối không xả nước máy trực tiếp khi tắm). – Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá chênh lệch so với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường rồi mới bế bé ra. – Chú ý giữ ấm cho vùng tay, chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất vì vậy chú ý mặc kín áo, quần và tất tay, tất chân cho bé trước khi ra ngoài.
– Xoa kem dưỡng da cho bé: Bạn nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.

Phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông

2. Những dấu hiệu da khô, nứt nẻ nên đưa bé đi khám bác sĩ

Trẻ sơ sinh tuy có đầy đủ các cơ quan như người lớn nhưng hoàn toàn không phải là một người lớn thu nhỏ. Các cơ quan trong cơ thể bé còn rất non nớt và dễ bị tổn thương do đó chưa thể hoạt động hoàn hảo như người lớn. Cấu trúc của một số cơ quan cũng chưa hoàn chỉnh. Da của trẻ em cũng vậy. Nếu da của cơ thể trưởng thành có độ đàn hồi cao nhờ một hệ thống những sợi collagen thì da của trẻ cũng có độ đàn hồi ấy, tuy nhiên những sợi collagen này nhỏ hơn rất nhiều lần, chức năng chống chọi với mọi tổn hại cũng thấp hơn nhiều lần so với người lớn. Đặc biệt, da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn.
Chính các đặc điểm trên làm cho da bé dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và khô hơn người lớn. Các bé sẽ nhanh chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh. Đặc biệt là mùa đông ở miền Bắc, các bé thường bị nẻ má và môi.

Dưới đây là một số các dấu hiệu khô da, nứt nẻ mà nếu bé gặp phải bạn cần đưa bế đến gặp bác sĩ để khám và điều trị:

– Da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé.

hướng dẫn cách phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông – cần đọc ngay

Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy xếp trên da bé. – Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức. – Khi môi nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu, điều này làm bé giảm bú vì khó bú. Nếu không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và bé có thể bị sụt cân.
– Ngoài ra những bé hay dùng tã cũng rất dễ bị hăm tã trong khoảng thời gian này. Vết hăm có thể ăn sâu vào da khiến bé luôn bứt rứt và không ngủ ngon được. Nếu tình trạng trên kéo dài mà không khỏi, cần đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị.

Phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông

3. Phòng ngừa nẻ và chăm sóc da cho bé đúng cách

Phòng ngừa và điều trị khô da cho bé không khó nếu mẹ chú ý hơn khi chăm sóc da cho bé hàng ngày.

– Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ. – Cần chú ý nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên nghĩ rằng trời lạnh thì cần nước nóng hơn bình thường. Vì nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm cho da bé mất nước nhiều hơn. – Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng sẽ tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô. – Có thể pha vài hạt muối vào nước ấm, độ muối loãng vừa giúp da sạch sẽ vừa ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn khi bị côn trùng cắn đốt. – Cần chú ý bổ sung đầy đủ nguồn vitamin cần thiết cho da của bé bằng cách cho bé ăn nhiều rau quả tươi. – Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi trẻ bị khô da, các bà mẹ cần sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da. Tuy nhiên chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu để tránh gây dị ứng cho da của trẻ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hóa dược có công dụng phòng và chữa khô da. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên chọn những loại có chứa Lanolin. Vì Lanolin là một chất dưỡng ẩm da được chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà vẫn cho phép da “hô hấp”. – Như ở trên đã nói, mùa lạnh là mùa bé dễ bị hăm tã nhất. Trời lạnh nên mẹ thường cho bé dùng tã cả ngày lẫn đêm để bé khỏi bị ướt lạnh, và cũng vì sợ lạnh mà mẹ không dám thay tã thường xuyên cho bé.
Để phòng ngừa hăm tã, các bà mẹ nên nhớ dùng thuốc mỡ ngừa hăm bôi lên khắp vùng quấn tã và nhớ bôi thường xuyên trong mỗi lần thay tã. Ngoài ra, sau khoảng 4 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần. Nếu bé bị hăm ở các nếp gấp như nách, cổ, kẽ tay chân, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ để điều trị.

Trên đây là những bí quyết giúp phòng tránh nẻ cho bé vào mùa đông, hãy lưu lại vào cẩm nang để luôn ghi nhớ và chăm sóc da cho bé thật tốt trong mùa đông khô hanh này nhé.
Nếu bài viết hay và bổ ích hãy chia sẻ đến các mẹ khác được biết và áp dụng theo nhé. Xin cảm ơn!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News