Hưng Yên

Khám phá Đền Đậu Hưng Yên - Lịch sử, Kiến trúc, Lễ hội

Đến Hưng Yên, khách du lịch sẽ có cơ hội nhìn ngắm lại nét đẹp văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam qua các công trình kiến trúc có niên đại hơn mấy trăm năm. Trong số đó có thể kể đến ngôi đền Đậu, ngôi đền duy  nhất tại Việt Nam thờ Ngọc Hoàng đại đế cùng các vị quan thần của Ngài. Hãy cùng Ximgo khám phá xem ngôi đền này có gì thú vị nhé!

1. Đôi lời giới thiệu về đền Đậu

Đền Đậu hay còn được biết đến với cái tên là đền Đậu An, tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, cách Hưng Yên chừng 12km. Đây là ngôi đền cổ được biết là có thời gian xây dựng từ lâu đời với nhiều lần tôn tạo để có hình dạng như ngày hôm nay.

Với quy mô bề thế, đền Đậu mang đậm dấu ấn kiến trúc và lịch sử thời Hậu Lê có sự đan xen với thời Nguyễn đầy rõ nét. Bao quanh là mảng xanh trong lành của mặt hồ còn in bóng cây cổ thụ nhãn lòng.

2. Lịch sử và giai thoại xoay quanh đền Đậu

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Toàn cảnh đền Đậu hay còn được biết đến là đền Đậu An – Hưng Yên.

Với tuổi đời lên đến hơn 2.200 năm, đền Đậu gắn liền với quá trình phát triển và trong văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương qua những giai thoại được truyền qua nhiều đời.

2.1 Truyền thuyết tiên giúp dân

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Đền Đậu – Nơi gắn liền với những giai thoại đã đi sâu vào văn hóa của người dân địa phương.

Theo như những bô lão sống lâu năm kể lại, thì xưa kia, vào năm Thiên Định nhị niên, trước công nguyên, vùng đất này là một nơi hoang vu, thưa dân và có nhiều động vật hoang dã trú ngụ.

Thấy vậy, Ngọc Hoàng mới cử Thiên Tiên và Địa Tiên mở cổng trời, xuống trần gian giúp dân, dạy dân trồng lúa nước, khai phá bùn lầu và săn bắn hái lượm. Để nhớ công  ơn của Ngọc Hoàng và các vị thánh thần, người dân đã cho dựng Thủy Ứng Quán bằng tre nứa để thờ Trời và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

2.2 Giai thoại “Mẹ nghèo thắng hổ”

Tương truyền, ngày xưa, tại làng có một con hổ vô cùng hung hăng, dự tợn. Thấy vậy, Ngọc Hoàng mới sai Lổ Quốc đại vương và 3 lực sĩ xuống dương thế giúp dân tiêu diệt hổ dữ. Nhưng trận đánh giữa Lổ Quốc đại vương và hổ bất phân thắng bại.

Trong lúc đó, có người mẹ nghèo tên An Thị Liệu, ăn mặc rách rưới, gánh 2 con nhỏ đi ngang qua. Thấy Lổ Quốc đại vương bị thương nặng mà còn phải chiến đấu với hổ dữ, bà bỏ con vào bụi rậm, lấy đòn gánh của mình đánh hổ giúp.

Người làng thấy vậy cũng liền đi ra, cổ vũ và ném đá vào hổ. Cuối cùng, con hổ dữ cũng bị tiêu diệt. Người dân liền kéo hổ về, lấy da may áo, lấy thịt nướng ăn mừng, lấy lá si quấn quanh người nhảy múa reo hò suốt đêm.

Ngọc Hoàng khi đó đóng giả là người dân đi vi hành ngang qua, cảm kích sự dũng cảm của người mẹ nghèo nên nói với dân làng, mỗi lần làng tổ chức hội, hãy diễn lại tích “Mẹ nghèo thắng hổ” để gợi nhớ lại câu chuyện này. Sau này, dân cũng lập đền thờ An Thị Liệu, thờ ở miếu Chợ An để ghi nhớ công lao của bà.

3. Kiến trúc đền Đậu

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Kiến trúc của đền Đậu.

Nhìn chung, đền Đạu được xây dựng trên mảnh đất đầu rồng, rộng lên đến 2.2ha , nơi sơn thủy hữu tình. Kiến trúc của đền Đậu mang đậm màu sắc cổ kính, linh thiêng của những công trình tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Khung cảnh non nước hữu tình tại đền Đậu.

Đền được xây dựng theo cấu trúc 3 đền chính là đền Thượng hay còn được xem là đền chính có kiến trúc hình chữ Đinh chia ra làm 3 tòa là Tiền tế, Thượng điện và Hậu cung. Ngoài ra còn 2 đền cuối nằm trong quần thể kiến trúc này là Hội Đồng và Thánh Mẫu.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Cổng vào bên trong đền Đậu.

Phía ngoài đền Đậu có đền Trình bên tay trái, giữa là các chuông lớn 2 tầng, tiếp đến có hàng cây cổ thụ rợp bóng khắp cả khoảng sân rộng lớn của đền. Chất liệu chính khởi tạo nên đền hoàn toàn  được làm từ những khối đá nguyên khối, phần lớn còn có gỗ lim.

Chỉ có cung Đệ Nhất và cung Đệ Nhị là được làm bằng đá. Có tấm được làm có khối lượng lên đến hàng chục tấn, được nghệ nhân và thợ thủ công chạm khắc vô cùng tinh xảo hình long cuốn từ trụ cột cho tới hoành phi và các bức tường lớn.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Khung cảnh phía trước chính điện ở đền Đậu.

Ngoài ra, tại đền Đậu còn có tòa tháp cửu trùng nổi bật được xây dựng từ thời Lý – Trần bằng đất nung, cao 9 tầng, tượng trưng cho 9 tầng mây. Trên tháp còn có các họa tiết mang đậm nét văn hóa của người Chăm như hình cánh sen, chim thần Gara,…

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Tòa tháp cửu trùng tại đền Đậu.

Tháp cửu trùng này được xây dựng nằm cách cửa đền khoảng 20m, có niên đại từ thời Hoàng Triều cảnh trị ngũ niên năm 1667 được xây dựng bằng gạch với mỗi viên có kích thước 0.3m x 0.3m, cao 4.5m và bệ vuông có các cạnh là 2.2m.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Cận cảnh tháp cửu trùng tại đền Đậu.

Đế tháp củu trùng được làm theo kiểu chân quì dạ cá. Trên 4 chân quỳ có hình vũ nữ đội bệ sen. Không những vậy, mái ngói của các tầng đều có mái hẹp, lợp ngói ống long mã, voi, sấu, rồng vờn mây,… được trang trí xung quanh là đao lửa, đao lưỡi mác có tính cách điệu vô cùng cao.

4. Hiện vật tại đền Đậu

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Những hiện vật cổ tại đền.

Sự cổ kính của đền Đậu được du khách biết đến không chỉ là ở lối kiến trúc đậm chất kiến trúc tôn giáo cổ Việt Nam mà còn ở những hiện vật đang được lưu giữ tại chùa. Trong số đó, có thể kể đến là chiếc chánh cổ có niên hiệu từ thời Vĩnh Trị và chiếc chuông đồng có niện hiệu thời Chánh Hưng.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Những hiện vật cổ bằng đá bên trong đền Đậu

Bên cạnh đó, tại chùa có nhang án bằng đất nung được dựng vào thời Lý – Trần dài 2.7m, rộng 1.3m và cao 0.8m với cấu trúc 3 phần. Phần trên được trang trí hình cánh sen gần như là hình vuông với các cánh to lồng vào là các cánh nhỏ. Phần thân bệ chính diện được chia thành 3 khuông. Mỗi khuông này được trang trí hình lưỡng long chầu lá đề chạm nỗi hình rồng được mô tả theo 9 khúc mềm mại. Cuối cùng là phần đế làm thoe kiểu chân quỳ dạ cá, chạm hình sóng nước sắc sảo.

Ngoài ra, tại đền còn có 2 tấm bia đá được khắc từ thời Lý – Nguyễn, ghi lại những niên đại kiến trúc và những người có tôn tạo, mở rộng và trùng tu đền. Những hiện vật này góp phần làm nét đẹp của đền càng tăng thêm tính thẩm mỹ và giá trị lịch sử, văn hóa cao.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Bức tượng thờ cổ được đặt bên trong đền Đậu.

5. Những lễ hội được tổ chức tại đền

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Lễ hội được tổ chức tại đền.

Nhắc tới đền Đậu, người dân thường nhắc đến lễ hội được tổ chức thường niên từ mùng 1 đến mùng 12/4 Âm lịch với các nghi lễ truyền thống. Phần chính hội thường sẽ được tổ chức vào mùng 6 – 8/4 Âm lịch với sự có mặt của hơn 200 trai làng tham gia rước 8 kiệu Ngọc Hoàng, Ngũ Lão Thiên Ông, Thiên Tiên, Địa Tiên đi xung quanh làng rồi về. Những kiệu này được bước theo hình chữ Đinh như đang được bay lượn trên cao.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Hình ảnh người dân nao nức tham dự lễ hội tại đền.

Những người phụ nữ của làng cũng đứng ở 2 bên, mặc trang phục mớ ba mớ bẩy đầy màu sắc, múa hát suốt đường đi. Phần lễ vật được dâng lên cũng là những thanh bông hoa quả thanh đạm, tinh khiết.

Ngoài ra, trong phần hoạt động còn diễn lại tích xưa trong 1 giờ đồng hồ vào ngày cuối cùng của lễ hội. Những diễn viên trong vở tích cũng được nhân dân chọn lựa kỹ càng và tập luyện suốt nhiều tháng trời.

khám phá đền đậu hưng yên - lịch sử, kiến trúc, lễ hội

Hình ảnh người dân cúng bái tại đền.

Người đóng vai người mẹ nghèo thường là người phụ nữ đã có gia đình, mang nét hiền hậu nhưng phải lòng dũng cảm và có công góp vào dân trí của làng. Vai hổ sẽ được giao cho người đàn ông có khả năng toát lên thần thái của hổ dữ đảm nhiệm. Đạo cụ thường được làm một cách đơn giản với hang đá được người dân dưng từ những tảng đá có trong làng.

Sau khi diễn xong, người dân sẽ đến xin lá si dắt vào người để cầu mong cho một năm may mắn.

Lễ hội sẽ kết thúc vào ngày 12 Âm lịch vào lúc 23 giờ đêm với lễ Triệt Đăng thay cho lễ bế mạc và người dân sẽ tiến thành tắt hết đèn nến trong đền và cả khu vực xung quanh.

Có thể thấy rằng, đền Đậu là một trong những công trình kiến trúc tâm linh – tôn giáo quan trọng của người dân Hưng Yên. Không chỉ gửi đến khách du lịch nhiều trải nghiệm văn hóa – tâm linh thú vị mà đền Đậu hứa hẹn sẽ là một điểm tham quan du lịch mang đầy tính nhân văn và có giá trị nghệ thuật vô cùng cao.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News