Huế

Khám phá lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), Huế: Vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

Quần thể Lăng Đồng Khánh Huế

Là lăng tẩm có sự pha trộn hai nền kiến trúc nghệ thuật Á – Âu đạt đến mức độ hài hòa, lăng Đồng Khánh hay Tư Lăng cũng là một địa điểm ấn tượng trong chuyến tham quan khám phá Huế.

Bên cạnh vị trí gần những lăng mộ các vị vua khác, lăng Đồng Khánh cũng sở hữu những không gian có giá trị cao về kiến trúc, hội họa và trang trí.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về lăng Đồng Khánh Huế. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến đi sắp tới.

khám phá lăng đồng khánh (tư lăng), huế: vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

Toàn cảnh lăng Đồng Khánh. Ảnh: Hueinfo

Lăng Đồng Khánh ở đâu?

Lăng Đồng Khánh hay Tư Lăng là nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh – vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn.

Nằm giữa hai lăng Thiệu Trị và Tự Đức, lăng Đồng Khánh thuộc địa phận làng Cư Sĩ, tổng Dương Xuân, ngày nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân thuộc thành phố Huế.

khám phá lăng đồng khánh (tư lăng), huế: vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

Hình ảnh lăng Đồng Khánh. Ảnh: myjourneyoftheworld

Cách di chuyển đến lăng Đồng Khánh Huế

Từ trung tâm tp. Huế, bạn di chuyển theo hướng đường Bùi Thị Xuân, sau đó rẽ sang đường Huyền Trân Công Chúa. Từ đây du khách sẽ nhìn thấy lăng Tự Đức.

Sau đó tiếp tục đi thêm khoảng hơn 100m, để ý nhìn về hướng tay trái, bạn sẽ thấy tấm bảng chỉ dẫn đường vào lăng tẩm vua Đồng Khánh. Google maps

khám phá lăng đồng khánh (tư lăng), huế: vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

Hình ảnh lăng Đồng Khánh. Ảnh: gonatour

Giá vé và thời gian mở cửa của lăng vua Đồng Khánh

Giá vé lăng Đồng Khánh được cập nhật mới nhất, cụ thể:

  • Người lớn: 100.000 đồng/lượt.
  • Trẻ em từ 7-12 tuổi: miễn phí vào cổng.

Thời gian tham quan: Lăng vua Đồng Khánh mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, từ thứ hai đến Chủ Nhật (khung giờ từ 7h – 17h30).

khám phá lăng đồng khánh (tư lăng), huế: vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

Hình ảnh lăng Đồng Khánh: Ảnh: duonglamthuy

Lịch sử xây dựng lăng vua Đồng Khánh

Quá trình xây dựng lăng Đồng Khánh khá phức tạp. Chỉ sau khi tại vị 3 năm (1886-1888), Nhà vua không may qua đời lúc mới 25 tuổi, cho nên chưa nghĩ đến việc xây lăng.

Ở gần khu vực lăng Đồng Khánh ngày nay đã có lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845 – 1876), cha đẻ của 3 vua Kiến Phúc (1884), Hàm Nghi (1885) và Đồng Khánh (1886 – 1888). Sau khi lên ngôi, thấy lăng mộ cha chưa có điện thờ, vua Đồng Khánh hạ lệnh cho Bộ Công xây dựng điện Truy Tư để thờ cha.

Trong khi công việc xây dựng đang tiến hành thì vua Đồng Khánh ngã bệnh, mất vào ngày 28-1-1889. Vì vậy điện Truy Tư được đổi làm Tư Lăng biệt điện, rước thánh vị nhà vua về thờ, gọi là điện Ngưng Hy.

Sau đó, vua Thành Thái nối ngôi trong hoàn cảnh lịch sử và kinh tế đất nước khó khăn, phức tạp. Vì vậy, triều đình phải dùng ngôi điện đang xây dang dở làm nơi thờ vua Đồng Khánh và chọn chỗ đất cách đó khoảng 100 mét về phía tây nam để an táng ông luôn.

Phần lớn các công trình kiến trúc còn tồn tại ở lăng Đồng Khánh đều thực hiện dưới thời vua Khải Định (1916 – 1925). Sau khi lên ngôi được 3 tháng, vua Khải Định yêu cầu tu sửa lăng (tháng 8-1916).

Toàn bộ khu lăng mộ từ Bái đình, Bi đình đến Bửu thành và Huyền cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Định đến tháng 7/1917 mới xong phần cơ bản và đến năm 1923 thì hoàn tất.

khám phá lăng đồng khánh (tư lăng), huế: vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

pia_sukanya

Kiến trúc lăng Đồng Khánh – sự kết hợp hài hòa, ấn tượng

Thực tế công cuộc xây dựng lăng vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt, trong thời gian dài 35 năm (1888 – 1923), qua 4 đời vua: Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định. Vậy nên, Tư Lăng mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử khác nhau.

Khu tẩm điện

Các công trình vẫn mang lối kiến trúc xưa “trùng thiềm điệp ốc”. Chính điện và các nhà phụ thuộc vẫn là những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy trang trí tứ linh, tứ quý,… điện Ngưng Hy có 24 đồ bản vẽ các bức tranh trong điển tích “Nhị thập tứ hiếu”. Trên các cổ diêm, bờ nóc, bờ quyết của điện Ngưng Hy xuất hiện những phù điêu bằng đất nung với cách trang trí dân dã.

Tuy nhiên, việc xuất hiện hệ thống cửa kính nhiều màu và hai bức tranh miêu tả cuộc chiến tranh Pháp – Phổ thời Na-pô-lê-ông cùng một số hiện vật khác đã nói lên ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu.

khám phá lăng đồng khánh (tư lăng), huế: vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

Hình ảnh lăng Đồng Khánh: Ảnh: barolaw

Khu lăng

Kiến trúc lăng mộ hầu như được “Âu hóa” hoàn toàn từ kiến trúc, trang trí đến vật liệu xây dựng. Nhà bia là sự biến thể của kiến trúc Romance pha trộn kiến trúc Á Đông. Tượng quan viên cao, gầy đắp bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ác toa, gạch ca rô.

Nhìn chung lăng Đồng Khánh mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Âu Á, Tân cổ

khám phá lăng đồng khánh (tư lăng), huế: vẻ đẹp hài hòa giữa các trường phái kiến trúc

smiletravel

Kinh nghiệm khám phá lăng Đồng Khánh Huế

  • Nên tham quan Huế và lăng Đồng Khánh khoảng tháng 1, tháng 2. Lúc này thời tiết dễ chịu, không quá gắt, việc di chuyển sẽ thuận tiện.
  • Tham khảo các góc ảnh đẹp trước khi đến lăng để có được những khung hình đẹp nhất.

Review lăng vua Đồng Khánh từ du khách

Lăng Đồng Khánh – Một lựa chọn cho những ai đam mê văn hoá lịch sử đồng thời muốn tận hưởng không gian xanh mát giữa mùa hè tại đất Cố đô.Lăng khá vắng du khách tới tham quan, do vậy mà mình rất thích cảnh ở đây, trong lành mát mẻ.Lăng nhỏ, dễ bảo tồn nhưng cũng đã xuống cấp nhiều!
Lăng Đồng Khánh hài hòa với cảnh quan thôn dã của vùng quê, là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Huế.

Khám phá khu Đại Nội Kinh thành Huế: Nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử của các vị vua triều Nguyễn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News