Huế

Khám phá lăng Thiệu Trị (Xương Lăng): Công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất Huế

Lăng Thiệu Trị Huế

Nổi bật với kiến trúc lăng độc đáo, nhiều nét chạm khắc tinh xảo, hài hòa, lăng vua Thiệu Trị hay Xương Lăng Huế nằm trong khu vực phong cảnh hữu tình.

Đây cũng là một trong những khu vực thu hút đông đảo du khách tới khám phá trong chuyến du lịch Cố đô Huế.

Bài viết dưới đây cung cáp một số thông tin về lăng Thiệu Trị Huế, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến đi sắp tới.

khám phá lăng thiệu trị (xương lăng): công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất huế

Toàn cảnh lăng vua Thiệu Trị (ngotranhaian)

Lăng Thiệu Trị ở đâu?

Ẩn mình giữa chốn núi đồi rộng lớn, lăng vua Thiệu Trị Lăng nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy cách trung tâm TP Huế khoảng 8 km.

Đây là lăng duy nhất quay về hướng Tây Bắc, hướng ít dùng trong kiến trúc lăng tẩm, cung điện thời Nguyễn.

khám phá lăng thiệu trị (xương lăng): công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất huế

Hữu Nguyên

Cách di chuyển đến lăng Thiệu Trị Huế

Trong số các lăng tẩm ở cố đô Huế thì lăng vua Thiệu Trị khá rõ ràng và dễ điNếu xuất phát từ đường Điện Biên Phủ thì bạn chạy đến hết đường, đến khi gặp đàn Nam Giao thì sắp đến lăng vua. Google Maps

Lịch sử hình thành lăng vua Thiệu Trị

Sau khi ở trên ngai vàng được 7 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh mất ngày 4-11-1847, giữa lúc mới 41 tuổi. Sau khi vua Thiệu Trị thăng hà, quan tài nhà vua được quàn tại điện Long An trong cung Bảo Định ở bờ bắc Ngự Hà, mãi đến gần 8 tháng sau mới đưa lên an táng ở lăng.

Xương Lăng vì vậy do vua Tự Đức (con trai vua Thiệu Trị) xây dựng một phần theo ý đồ của vua cha, khác với lăng các vua tiền nhiệm.

  • Tháng 2/1948: Vua Tự Đức bắt đầu công cuộc xây dựng lăng mộ cho vua cha.
  • Tháng 3/1948: Xây dựng xong Toại đạo – đường hầm đưa quan tài nhà vua vào huyệt mộ.
  • Tháng 5/1948: Hoàn thành các công trình kiến trúc chính của lăng.
  • Tháng 6/1948: Vua Tự Đức thân hành lên lăng để kiểm tra lần cuối, trước khi làm lễ an táng vua cha.
  • Tháng 11/1948:Dựng xong tấm bia “Thánh đức thần công” với bài bi ký dài hơn 2.500 chữ do vua Tự Đức viết.
  • Tháng 3/2006: Bộ Văn hóa thông tin có quyết định trùng tu, tôn tạo Lăng vua Thiệu Trị, tổng kinh phí đầu tư hơn 106 tỉ đồng.

khám phá lăng thiệu trị (xương lăng): công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất huế

Long Roll

Kiến trúc độc đáo của lăng vua Thiệu Trị

Lăng chia 2 trục chính là lăng và tẩm

Có thể nói Lăng Thiệu Trị là lăng được xây dựng trong thời gian ngắn nhất chỉ với 10 tháng. Cấu trúc lăng vua Thiệu Trị Huế bao gồm 2 khu vực chính: trục lăng ở phía bên phải, trục tẩm ở phía bên trái.

Ở Trục lăng, từ ngoài vào là các công trình: Hồ Nhuận Trạch – Bức Bình phong – Nghi Môn – Sân chầu – Bi đình – Lầu Đức Hinh – Trụ biểu – Cầu Đông Hòa, cầu Chánh Trung, cầu Tây Định – Bửu thành (nơi đặt thi hài nhà vua).

Trục tẩm gồm các công trình sau: Bình phong – Hồ Điện – Sân chầu – Hồng Trạch Môn – Tả, Hữu Phối viện – Điện Biểu Đức – Tả, Hữu Tùng viện.

Đúc kế và chọn lọc từ kiến trúc lăng Gia Long và Minh Mạng

Lăng vua Thiệu Trị được xem là sự dung hòa hai mô thức kiến trúc của hai lăng vua tiền nhiệm.

Xương Lăng giống với lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) ở chỗ đều không có La thành, khu vực lăng mộ và tẩm điện biệt lập, song song với nhau. Hay chính xác, Xương Lăng có la thành bao quanh là những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh rờn cho không gian đậm chất thôn quê, thanh thoát và yên bình.

Lăng Thiệu Trị lại giống lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) ở cách thức mai táng và xây dựng Toại đạo, Bửu thành hình tròn với hồ Ngưng Thúy hình bán nguyệt bao bọc ở phía trước.

khám phá lăng thiệu trị (xương lăng): công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất huế

Hình ảnh Xương Lăng – Lăng vua Thiệu Trị (Long Roll)

Lăng Thiệu Trị – lăng vua duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc

Lăng Thiệu Trị quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng chưa bao giờ được dùng trong các công trình kiến trúc lớn ở Huế bấy giờ.

Phía trước, cách lăng khoảng 1 km có đồi Vọng Cảnh, bên trái có núi Ngọc Trản chầu về trước lăng theo vị thế “tả long hữu hổ”. Ngọn núi Chằm cách đó khoảng 8 km đứng làm “tiền án” cho khu vực lăng, động Bàu Hồ ở gần hơn làm bình phong thiên nhiên cho khu vực tẩm.

Ở đằng sau, ngoài ngọn núi Kim Ngọc ở xa, người xưa đã đắp một mô đất cao lớn làm “hậu chẩm” cho lăng.

khám phá lăng thiệu trị (xương lăng): công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất huế

Tuấn Đoàn

Trong phạm vi lăng có ba hồ bán nguyệt là Hồ Điện, hồ Nhuận Trạch, và hồ Ngưng Thúy cùng dòng khe từ hồ Thủy Tiên chạy ra bên phải, giao lưu với nhau bằng những đường cống xây ngầm dưới các lối đi.

Địa thế bao quanh lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị dựa lưng vào chân núi Thuận Đạo, gần trước mặt lăng là một vùng đất bằng phẳng cỏ cây xanh tươi, ruộng đồng mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương đến tận cầu Lim đã tạo cho khu lăng mô của nhà vua một vẻ rầm mặc mà thanh thoát, khiêm tốn ẩn mình giữa chốn núi đồi rộng lớn dưới bầu trời bao la.

Cùng với đó là hệ thống lăng của mẹ, vợ, các ông hoàng, bà chúa, con vua Thiệu Trị quây quần, đoàn tụ bên nhau.

Giá vé tham quan lăng vua Thiệu Trị Huế

Giá vé tham quan lăng Thiệu Trị Huế dành cho cả 2 đối tượng chính là khách Việt Nam và khách quốc tế đều có mức chung là 50.000 VNĐ/ vé người lớn, MIỄN PHÍ trẻ em.

khám phá lăng thiệu trị (xương lăng): công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất huế

Long Roll

Kinh nghiệm du lịch Huế – Lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị thưa người đến tham quan nên bạn có thể cảm nhận không khó trong lành bình yên tại đó.

Theo kinh nghiệm du lịch Huế thì thời điểm thích hợp nhất ghé thăm nơi này chính là những tháng đầu năm, thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Quần thể lăng vua Thiệu Trị cũng không quá rộng lớn nên du khách chỉ mất từ 1-2 tiếng để có thể khám phá và tìm hiểu sơ lược về nơi này.

khám phá lăng thiệu trị (xương lăng): công trình kiến trúc bị lãng quên trên đất huế

Hưng Lê Đình

Review lăng Thiệu Trị Huế từ du khách

Nơi yên tĩnh đáng yêu với rất nhiều thứ để xem. Mặc dù không có hướng dẫn, không có nhiều thông tin ở đây.

Bảo tồn tốt. Không có nhiều người đến thăm nơi này. Tất cả những gì bạn cần là đọc một chút về lịch sử, nếu không bạn sẽ không hiểu gì cả.

Không được bảo quản tốt như các địa điểm nổi tiếng. Trông vẫn ấn tượng và bạn rất có thể sẽ có một vị trí cho riêng mình.

Một nơi đẹp, mặc dù nó không nổi tiếng bằng những lăng tẩm khác. Nơi đây cách xa khu vực đông đúc ồn ào. Phí vào cửa không đắt lắm.

  • Khám phá khu Đại Nội Kinh thành Huế: Nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử của các vị vua triều Nguyễn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News