Phong Thuỷ

“Khẩu nghiệp” loại nghiệp nặng nhất của chúng sinh

“Khẩu nghiệp” loại nghiệp nặng nhất của chúng sinh

Trong dân gian ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu châm ngôn quả thật rất đúng, trong cuộc sống nếu như một người biết cách ăn nói thường xuyên nói lời hay, ý đẹp thì sẽ được người khác yêu quý kính trọng, ngược lại ăn nói độc miệng, nói lời ác không những bị người đời ghét mà đó còn được gọi là khẩu nghiệp từ miệng.

Vậy, khẩu nghiệp là gì? Các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi tìm hiểu về luật nhân quả khẩu nghiệp và báo ứng của nó.

Khẩu nghiệp là gì ?

Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói gây ra.Bất cứ những gì ta nói ra đều có tác động lợi hoặc hại, tốt hoặc xấu, xảy ra ngay tức thì hoặc để lại hậu quả sau này.

Trong Đạo Phật, “khẩu nghiệp” là loại nghiệp nặng nhất của chúng sinh. Tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người, rất nhiều người trong cuộc sống hàng ngày vẫn đang vô thức mắc phải “khẩu nghiệp” mà không hề hay.

Những điều thương tâm, đừng gặp ai cũng nói.Khi đang buồn bã, có ý muốn chia sẻ, nhưng nếu gặp bất cứ ai cũng thổ lộ sẽ rất dễ làm cho người nghe bị áp lực tâm lý đồng thời nảy sinh nhiều mối nghi ngờ, cảm thấy nhàm chán. Ấn tượng trước đây của bạn trong mắt người khác cũng sẽ bị mai một, khiến người ta xa lánh vì sợ bạn lại trút khổ lên họ.

“khẩu nghiệp” loại nghiệp nặng nhất của chúng sinh

1. Những kiểu khẩu nghiệp từ miệng

Khẩu nghiệp từ miệng được chia thành từng mức độ khác nhau và nhân quả của khẩu nghiệp cũng khác nhau. Khẩu nghiệp phật dạy được chia thành 4 loại:

a. Vọng ngữ (hay còn gọi là nói dối):

Trong phật giáo, điều được coi trọng đầu tiên chính là sự thật. Chính vì vậy, việc nói dối là một trong những nghiệp nặng. Theo phật dạy, nghiệp nói dối nghiêm trọng nhất chính là chính bản thân mình đang nối mà còn không biết mình nói dối.

Đôi khi những lời nói dối đó không phải để hại ai đó, chỉ là những lời nói đùa cho vui nhưng như thế là một hình thức rước họa vào thân. Chính những câu nói dối đó khiến bạn bị mọi người dè chừng, xa lánh không còn tin tưởng vào bạn.

Vì vậy, trong cuộc sống dù lời nói dối có là tâm ý hay là ác ý thì đều là nghiệp xấu, đây là hình thức làm tổn hại danh dự của chính bản thân bạn.

b. Thiến ngữ (gọi là những lời lẽ thô thiển):

Trong quan điểm của phật giáo theo như các sư thầy Thích Thiện Thuận, Thích Trí Huệ, Thích Chân Quang giải thích nghiệp này được gọi là ác nhân. Những người hay dùng những lời nói nặng để đả kích, chửi mắng làm tổn hại đến danh dự của người khác là họa từ miệng ra. Họa này không chỉ gây hại cho người khác mà còn là quả báo cho chính mình.

Cho nên, phật dạy mỗi chúng ta biết tôn trọng người khác cũng chính là đang tự tôn trọng chính mình. Nói ra những lời lẽ thô thiển chính là hạ thấp mình, gây tổn phước của chính mình tuyệt đối không nên làm.

c. Ba phải ( là nói hai lời):

Những người mang tính cách 3 phải là những người vô cùng nham hiểm, tuyệt đối không nên tiếp xúc. Nghiệp này không phải là nói sai sự thật mà là một nghiệp ác vô cùng nghiêm trọng. Những người hai lời là lúc nói lời này lúc sau lại nói thế khác, luôn gây ra xích mích trong các quan hệ. Nếu như ai đang có tính như này thì nên bỏ ngay lập tức để tránh tạo ra nghiệp nặng hơn.

d. Xảo ngữ (những lời lẽ khiêu khích):

Xảo ngữ được hiểu là sử dụng những lời nói để khích bác, châm chọc người khác, gợi lên tính tình đố kỵ của người khác. Tuy đây chỉ là lời nói khích bác nhưng cũng chính là đang tạo nghiệp từ miệng. Những người thường có lời lẽ gây khiêu khích rất dễ bị trả thù hoặc bị tách dần mất hết những mối quan hệ.

2. Những cách để tu khẩu nghiệp từ miệng

Khẩu nghiệp từ miệng có liên quan vô cùng lớn đối với sinh mệnh của mỗi con người. Nếu như một người sống tốt luôn nói những lời hay, ý đẹp thì cuộc sống của học luôn vui vẻ và được mọi người kính nể.

1. Không nói lời tổn thương người khác

Chúng ta có thể không nóng nảy với người ngoài nhưng lại hay trút giận lên người thân, vì bạn cho rằng người nhà sẽ chấp nhận mọi khuyết điểm của mình. Đây là sai lầm lớn, đối với gia đình, bạn càng cần phải yêu thương và tiết chế những lời nói cay nghiệt, không đáng có. Nói lời tổn thương người khác thì mình sẽ bị khinh thường.

2. Chuyện của người khác, nói thật cẩn thận

Cần giữ một khoảng cách an toàn giữa người với người, đừng bình phẩm hay đồn thổi chuyện của người khác mà tạo ra những hiểu lầm tai hại.

3. Điều không chắc, nên nói thật thận trọng

Đối với những điều không nắm bắt rõ, nếu bạn không lên tiếng,đôi khi người ta nghĩ bạn đạo đức giả hoặc thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Chi bằng diễn đạt một cách cẩn thận, mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.

4. Miệng muốn nói lời hay, lời tốt thì tâm phải tốt, phải đẹp

Miệng muốn nói lời hay ý đẹp thì trong lòng phải thực sự tốt,phải có hảo tâm, vì vậy người đó sẽ phát ra từ trường tốt xung quanh mình.Những thứ tốt đẹp sẽ tìm đến với người này và họ có phúc báo. Vậy hảo tâm là gì? Trước tiên cần biết đủ và biết cảm ơn.

Biết đủ là một loại thành tựu. Những người tu hành họ luôn tự hài lòng, đối với hoàn cảnh nào cũng chấp nhận, cũng thấy thỏa mãn và biết ơn.Khi người ta biết đủ, biết thỏa mãn, người ta sẽ không nói những lời không tốt hay phàn nàn vì trong tâm họ đã bình an rồi.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News