Kinh Nghiệm

Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội và những điều cần biết

I. Đối tượng mua nhà ở xã hội

Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội đầu tiên bạn cần quan tâm chính là đối tượng được mua. Đối với loại hình này, không phải đối tượng nào cũng có thể sở hữu. Theo đó, đối tượng có thể mua nhà ở xã hội phải nằm trong danh sách ưu tiên của Nhà nước và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể là:

  • Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
  • Người có thu nhập thấp, bấp bênh, thuộc diện hộ nghèo trong khu vực đô thị
  • Đối tượng theo quy định phải trả nhà công vụ nhưng còn nhiều khó khăn về nhà ở
  • Người có công với Cách mạng

kinh nghiệm mua nhà ở xã hội và những điều cần biết

Đối tượng có thể mua nhà ở xã hội phải nằm trong danh sách ưu tiên của Nhà nước và đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

II. Nhà ở xã hội có được bán không?

Mục đích chính của nhà ở xã hội là dành cho các đối tượng ưu tiên, người có thu nhập thấp. Không đủ khả năng mua nhà ở thương mại. Nên không ít người khi định mua nhà ở xã hội có chung câu hỏi “ Có nên mua nhà ở xã hội không? nhà ở xã hội có được bán không?”

Theo kinh nghiệm mua nhà ở xã hội, mỗi đối tượng của khoản 1 Điều 50 thuộc Điều 62 Luật 2014 Nhà ở. Chỉ được thuê hoặc mua nhà ở xã hội một lần. Trong thời gian thuê, mua không được phép bán hay cho thuê, mượn lại.

5 năm tính từ ngày hoàn tất thanh toán, nhà ở xã hội không được bán lại. Nếu hết thời hạn 5 năm, khi muốn bán lại thì chỉ được bán cho đơn vị quản lý dự án nhà ở xã hội hoặc cho đối tượng thuộc diện ưu tiên được mua nhà ở xã hội.

Mọi trường hợp cho thuê, bán nhà ở xã hội không đúng quy định thì hợp đồng không có giá trị pháp lý và bên thuê, mua phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý. UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà nếu bên thuê, mua cố tình chống đối không bàn giao lại nhà.

kinh nghiệm mua nhà ở xã hội và những điều cần biết

Trong thời gian thuê, mua không được phép bán hay cho thuê, mượn lại

III. Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội

1. Kiểm tra điều kiện được phép mua bán nhà ở xã hội

Các dự án nhà ở xã hội vì mang ý nghĩa lớn nên chỉ được mua bán, chuyển nhượng cho đúng đối tượng theo pháp luật quy định. Vì thế, bạn cần xác minh bản thân mình hoặc người mua có đúng đối tượng được phép mua bán nhà ở xã hội hay không nếu có nhu cầu giao dịch.

2. Cân nhắc, lựa chọn nhà ở xã hội phù hợp

Mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định về việc mua nhà ở xã hội chỉ được hỗ trợ, giải quyết một lần. Cho nên, khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và nằm trong diện mua nhà ở xã hội, trước khi quyết định phải lựa chọn dự án phù hợp, quan trọng nhất là yếu tố vị trí và tài chính.

kinh nghiệm mua nhà ở xã hội và những điều cần biết

Cần cân nhắc, lựa chọn nhà ở xã hội phù hợp vì mỗi đối tượng chỉ được mua một lần

3. Thời điểm ký hợp đồng

Kinh nghiệm mua nhà ở xã hội bạn không thể không chú ý chính là thời điểm ký hợp đồng. Chỉ khi dự án xây dựng xong phần móng, chủ đầu tư mới được phép ký kết hợp đồng mua bán, cho thuê với những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu. Nếu thời điểm ký hợp đồng xảy ra trước đó sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật. Bạn cần nắm chắc kinh nghiệm này để tránh gặp sự cố.

4. Quy định dành cho người mua, thuê nhà ở xã hội

Các đối tượng mua hoặc thuê nhà ở xã hội theo quy định pháp luật hiện hành sẽ không được cho thuê lại hay mang ra thế chấp (trừ trường hợp thế chấp để mua chính căn hộ đó). Trong vòng 5 năm người mua nhà ở xã hội cũng không được phép chuyển nhượng căn nhà tính từ thời điểm hoàn thành số tiền mua, thuê trong hợp đồng với chủ đầu tư.

Khi nào kết thúc thời hạn, nếu có nhu cầu bán lại người mua chỉ có thể bán lại cho nhà nước, chủ đầu tư dự án hoặc các đối tượng được phép mua nhà ở xã hội khác.

kinh nghiệm mua nhà ở xã hội và những điều cần biết

Trong vòng 5 năm người mua nhà ở xã hội cũng không được phép chuyển nhượng căn nhà tính từ thời điểm hoàn thành số tiền mua, thuê trong hợp đồng với chủ đầu tư

5. Lưu ý cho người mua lại nhà ở xã hội

Phải xem xét người bán đã thanh toán hết số tiền đã ghi trong hợp đồng với chủ đầu tư hay chưa. Trường hợp chưa thanh toán hết, nếu giao dịch mua bán được thực hiện thì sẽ vi phạm pháp luật.

Cần kiểm tra căn nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến nhà ở theo quy định của pháp luật chưa. Đây là các điều kiện cơ bản để có thể thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất.

Ngoài những kinh nghiệm mua bán nhà ở xã hội trên, bạn có thể tham khảo các thông tin về dự án nhà ở xã hội qua trang tin uy tín tại Nhà Đất Mới.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News