Phong Thuỷ

Làm thế nào để chúng ta có thể chuyển nghiệp, thay đổi số phận?

Có nhiều người chợt có lúc cảm thấy tội lỗi với những gì mình làm nhưng không biết làm thế nào để chuyển nghiệp, thay đổi số phận, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

bài học cuộc sống, cách để chuyển nghiệp, lời phật dạy, tâm linh bí ẩn, làm thế nào để chúng ta có thể chuyển nghiệp, thay đổi số phận?

Dẫu có tiền tài, danh vọng, gia đình với con đàn cháu đống thì khi chết đi chúng ta cũng không thể mang theo được gì, chỉ có “nghiệp báo” là ở lại với chúng ta. Chính cái nghiệp báo này là nguyên nhân làm cho chúng ta sung sướng hay đau khổ vậy. Khi giác ngộ được điều đó, chúng ta cần phải tìm cách dừng nghiệp, tìm cách chuyển nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện.

Tinh thần nhân quả của đạo Phật rất đa dạng và phức tạp, vì nhân quả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai không phải gây nhân nào chịu quả ấy như nhiều người thường lầm tưởng. Đối với người biết tu thì nhân quả sẽ thay đổi nhiều hay ít tùy theo khả năng tu tập của mỗi người. Cho nên Phật dạy: Tu là chuyển nghiệp phiền não khổ đau, thành an vui hạnh phúc.

1. Nhân quả xấu có thể thay đổi được – chuyển nghiệp

Đức Phật đưa ra một ví dụ để chứng minh nhân quả xấu có thể thay đổi được, một nắm muối nếu hòa tan trong ly nước thì nước sẽ mặn không thể uống được. Cũng nắm muối đó, nếu hòa tan trong bình nước lớn có sức chứa khoảng hơn trăm lít, thì nước trong bình sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mặn mặn. Và nếu nắm muối đó được hòa tan trong một ao nước lớn gấp năm mười lần bình kia, nước sẽ không còn mặn, chúng ta có thể sử dụng bình thường.

Nhân xấu ác là được xem như là vị mặn của nắm muối hòa tan trong ly nước nhỏ thì quả cũng mặn không giải khát được. Nếu nhân mặn của nắm muối hòa tan trong bình nước lớn hơn gấp trăm lần thì vị mặn sẽ bị loãng ra, nước có thể tạm dùng giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong ao nước lớn, thì nắm muối không thấm vào đâu, nước có thể sử dụng.

Cũng lại như thế, người mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm khi tạo nhân xấu ác thì trả quả ác nguyên vẹn. Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong bình nước lớn, tuy có chút vị mặn nhưng cũng có thể tạm dùng qua ngày. Còn nếu chúng ta biết tu thân, tu giới, tu tâm như nắm muối được hòa tan trong ao nước to, bởi muối quá ít so với lượng nước quá nhiều, nên chúng ta có thể dùng bình thường.

Chính vì vậy, khi lỡ làm ác mà chúng ta biết tu thân, thì nhân quả xấu, sẽ được chuyển mà không thọ đúng như khi gieo nhân. Nếu khi gây nhân ác chúng ta biết tu thân, tu giới thì sẽ chuyển nghiệp thọ quả báo nhẹ hơn. Còn khi gây nhân ác mà biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gần như chuyển quả xấu hoàn toàn. Cho nên tu là chuyển nghiệp, là chuyển hóa khổ đau thành an vui, hạnh phúc.

Cho nên nói nhân nào quả nấy là chỉ cho những người không chịu tu, vì họ chấp nhận số phận đã an bài nên càng tạo nghiệp xấu nhiều hơn, người biết tu thì sẽ sám hối, thay đổi được nhân quả xấu, tùy theo khả năng tu cao hay thấp mà thôi.

2. Làm thế nào để chuyển nghiệp?

Nếu nhân quả xấu có thể thay đổi được tức là có thể chuyển nghiệp được thì làm thế nào để chuyển nghiệp? Việc chuyển nghiệp không chỉ có lên Chùa mong cầu, khấn vái là được mà cần chúng ta phải tu từ tâm. Đức Phật từng bảo rằng: “Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai”. Nhân tạo lành thì được hưởng quả lành; nhân tạo ác thì phải chịu quả ác. Phật chỉ dạy chúng ta biết thế nào là tội phải tránh, thế nào là phước nên làm, đó là dạy chúng ta tu.

Chúng ta phải nên nhớ bước đầu của tu tâm là buông xả niệm ác trước, kế đến là niệm thiện và trở lại pháp tu trung đạo là sống với tâm Phật sáng suốt mà thường biết rõ ràng, khi thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế. Đó là ta biết tu tâm, người chưa đủ sức thì phải tu thân, rồi tu giới và cuối cùng là buông xả hết tâm niệm tốt xấu, đúng sai, ta người mà sống với Phật tính sáng suốt của mình.

Tất cả chúng ta tu phải đi từ bậc. Bậc thứ nhất là dừng nghiệp, bậc thứ hai là chuyển nghiệp, bậc thứ ba là sạch nghiệp. Trước phải phát tâm qui y, nguyện giữ năm giới, để đừng sa vào hố tội lỗi.

1- Không được sát sanh.

2- Không được trộm cướp.

3- Không được tà dâm.

4- Không được nói dối.

5- Không được uống rượu, không được hút á phiện, xì ke, ma túy.

Chặn đứng không sa vào hố tội lỗi rồi, kế đó mới tiến qua bước thứ hai là làm lợi ích cho người, tạo phước lành cho mình.

Đến giai đoạn thứ ba, chúng ta biết tất cả nghiệp từ ý mà sanh cho nên mình dừng niệm. Thanh lọc tâm ý trong sạch là làm cho sạch nghiệp. Sạch nghiệp thì được giải thoát sanh tử.

Phật tử giữ được năm giới thì hiện tại trong gia đình hòa vui, trong xã hội mình là người lương thiện, tốt đẹp. Đời sau do không phạm giới sát sanh nên tuổi thọ dài. Không phạm giới trộm cướp nên giàu có. Không phạm giới tà dâm nên đẹp đẽ trang nghiêm.

Không phạm giới nói dối nên nói năng lưu loát, ai cũng tin quý. Không phạm giới uống rượu, xì ke ma túy nên trí tuệ minh mẫn. Tu theo pháp ấy gọi là Nhân Thừa Phật giáo, tức đời này là người tốt, đời sau càng tốt hơn.

Sang bước thứ hai, làm mười điều lành gọi là tu Thiên Thừa Phật giáo, tức tiến thêm một bậc nữa. Công đức của mình tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn nên được sanh các cõi trời. Người chuyên làm nghiệp lành, không tạo nghiệp dữ thì được sanh cõi trời.

Đến bước thứ ba là tu sạch nghiệp. Đây là chặng đường của hàng xuất gia, tu để giải thoát sinh tử. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là pháp tu này chỉ dành riêng cho người xuất gia. Nếu người xuất gia không làm đúng như vậy thì cũng không ra khỏi sanh tử. Còn người tại gia tu sạch được nghiệp rồi cũng ra khỏi sanh tử như thường.

Cho nên nhiều Phật tử không hiểu, cứ nghĩ rằng phải vô chùa, cạo đầu đi tu mới giải thoát. Nếu ở chùa mà hay sân hay giận, hoặc còn tham lam thì có ích gì? Giải thoát là do nghiệp sạch, tâm thanh tịnh, chớ không phải vô chùa mà được giải thoát. Bởi vì tâm là gốc tạo nghiệp, nếu tâm không thanh tịnh thì nghiệp không sạch, nghiệp không sạch thì làm sao giải thoát được. Chúng ta tu là phải làm sao tiến lên cho được sạch nghiệp.

Giữ năm giới cho trọn là dừng được các nghiệp ác. Từ giữ năm giới rồi, tập làm thêm các việc lành. Thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành. Nhưng nói thân làm lành, có nhiều Phật tử lại hiểu là phải bố thí, làm phước mới được. Gặp trường hợp mình nghèo quá làm sao bố thí. Đừng nghĩ vậy, vì trong nhà Phật dạy bố thí có ba: Một là tài thí, tức đem tiền của giúp người. Hai là pháp thí, tức đem pháp cho người. Ba là vô úy thí, tức đem không sợ hãi đến với người.

Lại trong tài thí có phân làm hai: Một là ngoại tài, hai là nội tài. Ngoại tài tức đem tiền của hoặc đồ đạc giúp người ta. Nội tài là đem công sức từ chính bản thân mình ra giúp người. Ví dụ như đánh gió, giải cảm giúp người, giúp một bà cụ già băng qua đường,… đó là bố thí nội tài.

Còn như người tu không có nội tài, ngoại tài thì bố thí pháp. Đem pháp nói cho quý Phật tử nghe, giúp Phật tử nhận rõ chánh tà. Thế nào là đạo đức, thế nào là phi đạo đức, giúp quý Phật tử hiểu, sống và ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống để thân tâm luôn được an vui, đó là bố thí pháp.

Thứ ba là bố thí vô úy. Vô úy nghĩa là không sợ. Ví dụ có người sợ chết chúng ta giải thích chết không phải là hết để cho họ hiểu và an tâm hơn, hoặc đứa bé sợ ma, mình đốt đuốc, nắm tay dẫn nó về nhà, đó là bố thí vô úy…

Cho nên người tu theo đạo Phật là phải giữ gìn ba nghiệp thân, miệng, ý của mình, chứ không phải tu chỉ biết ăn chay, chỉ biết đến chùa cúng Phật là đủ.

Làm thế nào để chuyển nghiệp là điều không hề dễ dàng dù nghe qua thì đơn giản, nhưng ứng dụng tu cho đến nơi, đến chốn thì không phải ai cũng làm được.

Chỉ đúc rút được một điều rằng, khi bị chuyện mất mát đau thương đến với mình thì ta biết đó là nghiệp quá khứ còn rơi rớt lại, mà vững lòng tin can đảm chấp nhận chịu đựng, rồi chuyện gì cũng sẽ qua nhờ ta biết buông xả.

Cho nên nói tới tu là nói tới nhìn lại mình nhiều hơn là nhìn kẻ khác. Phải nhớ nhìn lại xem lời nói mình có ngay thẳng chưa, ý nghĩ mình có chân chánh chưa. Để từ đó lo tu sửa lấy mình. Như vậy mới gọi là người tu.


Như thế nào là phạm tội tà dâm? Nhân Quả báo ứng đối với tội tà dâm

Trong Phật giáo ghi nhận khổ đau do tham ái, chấp thủ, gây ra, bởi vì chúng là một trong ba độc tố rất nguy hiểm và có thể làm hư hỏng, mất đạo đức và giết chết tâm linh của con người không chỉ trong hiện kiếp mà còn xuyên qua những kiếp trong tương lai. Cho nên, vấn đề ở đây là phải dập tắt khổ đau của từng cá nhân. Trong đó, tham ái là cái mốc quan trọng nhất và nó được sai khiến bởi bàn tay của vô minh.

Trong ngũ giới của tại gia cư sĩ, Đức Thế Tôn chỉ chế giới tà dâm. Sự tà dâm là sự hành dâm, sự quan hệ tình dục với người khác mà không phải là vợ, là chồng của nhau. Nghĩa là không chung sống với người không phải là vợ hay là chồng của mình.

Nếu người đàn ông và người đàn bà là vợ chồng của nhau, đúng theo phong tục tập quán, được hai bên cha mẹ, bà con dòng họ công nhận, được chính quyền chấp thuận đúng theo luật, được mọi người đều công nhận… thì sự hành dâm, sự quan hệ tình dục giữa vợ chồng của nhau không gọi là tà dâm, bởi vì đó là việc bình thường của những người tại gia, cũng không bị mọi người chê trách

Ngay cả vợ hay chồng của chính mình nhưng giao tiếp tình dục không đúng lúc, không đúng chỗ và không chừng mực, và không hợp thời thì cũng bị liệt kê vào tội tà dâm. Nói tóm lại, những sự quan hệ nam, nữ không được luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem như là tà dâm. Vi tế hơn, chúng ta không nên đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, chơi bời lả lơi. Đây là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, an toàn, và ổn định xã hội.

Không có gì bất hạnh hơn khi phải sống trong một gia đình có sự quan hệ bất chánh. Những hành vi bất chánh giữa mối quan hệ của một trong hai người bạn đời sẽ đưa đến sự cãi vã, ghen tuông, đánh đập, xô ẩu; làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình; dẫn đến sự ly hôn; làm cho con cái sống được với mẹ thì mất tình thương của cha, được sống với cha thì mất tình thương của mẹ. Hơn thế nữa, con cái sẽ dễ dàng đi đến những bê tha, thiếu sự giáo dục của người cha hoặc của người mẹ rồi sa đọa vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, bà con không đoái hoài; làng xóm chê trách, bạn bè xa lánh, thanh danh hoen ố, phẩm hạnh lu mờ…

Đức Thế Tôn khuyên chúng ta không nên tà dâm là tôn trọng sự công bằng và hạnh phúc. Mọi người ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm, yên vui. Nếu ai cũng giữ được giới này thì xã hội sẽ không có người phá hoại gia cang, làm nhục nhã tông môn, không đưa con người vào đường dâm loạn, bê tha.

Như chúng ta thấy trong thực tế, không có sự thù oán nào mãnh liệt bằng sự thù oán do sự lừa dối hay phụ rẫy do tình ái gây ra. Các cuộc án mạng xảy ra hàng ngày hầu như là do nhiều phạm phải khác nhau, thế nhưng phần lớn là kết quả của sự tà dâm. Cho nên, đối với các cư sĩ tại gia, Đức Thế Tôn đã khéo léo dạy bảo một lối sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.

Mục đích giáo lý của đạo Phật là có khuynh hướng đưa tất cả chúng sanh và nhất là con người thoát ra khỏi khổ đau; mà nguyên nhân chính của sự khổ đau ấy là ái dục. Vì vậy, đạo Phật dạy con người nên xa lìa ái dục càng sớm càng tốt và hằng tán dương những người đã, đang và sẽ có khuynh hướng xa lìa ái dục.

Riêng đối với những người đã xuất gia, Đức Thế Tôn dạy nên đoạn tuyệt dâm dục. Vì dâm dục là nguyên nhân đưa đến sự đọa lạc, khổ đau, và luân hồi trong sanh tử. Tham ái càng nặng thì trói buộc càng chặt, đau khổ do đó mà tăng trưởng. Động cơ của tham ái là si, tựa vào gốc si mê, ích kỷ để yêu thương. Do đó, ái chỉ làm cho mình và người đau khổ không chỉ trong hiện kiếp mà nó còn trầm luân sinh tử trong vòng luân hồi bất tận. Nếu sự yêu thương bị ngăn chặn hoặc bị từ chối thì yêu thương sẽ biến thành oán thù. Nếu yêu thương được thỏa mãn thì càng mê đắm, mù quáng.


Sám hối có xóa sạch được tội lỗi? Sám hối thế nào cho đúng cách?

Đức Phật dạy “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Nhưng trong cuộc đời này, ai cũng đã từng có lỗi lầm, và khi phạm lỗi phải biết sám hối, vậy sám hối là gì?

– Sám là sự ăn năn hối tiếc những lỗi lầm mình gây ra từ trước.

– Hối là nguyện từ bỏ lỗi lầm từ hôm nay trở về sau.

Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai.

Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới.

Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.

Nếu vì không biết mà tái phạm thì cần phải sám hối đúng pháp. Việc sám hối đúng pháp như trong bài Kinh Tàm và Quý Đức Phật đã dạy rất rõ. Đây cũng là bài kinh Đức Phật dạy về sám hối đúng Pháp, ý nghĩa Tàm Quý là thấy rõ lỗi lầm, xấu hổ ăn năn quay đầu sám hối và nguyện từ bỏ việc xấu ác không bao giờ tái phạm vào nữa.

Như vậy, trong lời dạy này cần làm đó là nhận ra được các việc làm sai lầm tội lỗi mà sám hối. Việc thứ hai quan trọng hơn đó là nguyện từ bỏ các việc ác mà không bao giờ tái phạm vào nữa.

Đức Phật cũng thuyết bài Kinh tương đương là bài Kinh Về Ba Hạng Người.

Hạng người thứ nhất là hạng người đi từ chỗ sáng tới chỗ sáng, tức chỉ cho các bậc trí tuệ như Đức Phật hay những vị Bồ Tát đã giác ngộ vạn pháp, hiểu rõ luật nhân quả … từ khi sinh ra đời cho đến khi nhập Niết Bàn không bao giờ phạm vào các tội lỗi.

Hạng người thứ hai là hạng người đi từ chỗ tối đến chỗ sáng là hạng người phạm vào tội lỗi mà biết ăn năn sám hối nhờ gặp được và tin vào Phật Pháp, tin vào nhân quả nghiệp báo mà nguyện từ hết bỏ các việc ác, không bao giờ tái phạm, đây cũng là hạng người Trí Tuệ được Đức Phật tán thán ca ngợi.

Điển hình nhất cho hạng người nầy là có tướng cướp Vô Não, vì yêu thích học thần thông mà nghe lời người thầy ngoại đạo để đi chặt 100 ngón tay để đổi lấy thần thông. Vì còn thiếu mấy ngón tay nữa nên về định chặt tay của mẹ mình, cũng may nhờ Đức Phật đến hoá độ kịp thời nên Vô Não nhận rõ ra đó là lỗi lầm, liền buông dao quỳ sám hối trước Đức Phật và Mẹ.

Đức Phật dạy Vô Não hãy từ bỏ luôn con dao trong tâm: tức là tham, sân, si trong tâm mới được an tịnh mãi mãi. Vô Não đã vâng theo lời dạy của Đức Phật, lập tức đã từ bỏ Tham, Sân, Si nên đắc quả A La Hán, từ đây không bao giờ trở lại làm ác nữa, từ đó luôn được an lạc giải thoát.

Tuy dư nghiệp quả khổ xưa kia Ngài đã tạo ra giờ có gánh chịu nhưng vì tâm ngài hết oán thù sân hận nên Ngài đã hỷ xả tất cả trong nhẹ nhàng cho dù bị người ta có mắng chửi, đánh đập.

Hạng người thứ hai nầy có rất nhiều người, nhiều hành giả đã chứng thánh quả giải thoát luân hồi. Trong khi ấy chúng ta thì tuy có sám hối về bao lỗi lầm như vì tâm vẫn còn vô minh tham sân si mà đã tạo ra tội lỗi từ bao đời kiếp trước.

Tuy có sám hối nhưng sự sám hối của chúng ta chưa thật đầy đủ nghĩa là gốc tham sân si vẫn còn nên lại tái phạm để rồi cứ luân hồi khổ mãi trong vòng luân hồi lục đạo, khi có tí Phước thì sinh làm tiên làm người, khi hết phước, lại nhiều tội lỗi thì đoạ làm súc sanh trâu, ngựa …

Thậm chí là đoạ vào địa ngục với bao khổ ải, phải nhờ Đức Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Quán Thế Âm … từ bi dẫn đường chỉ lối về đường chánh để đầu thai đi lên. Như vậy chúng ta phần lớn cũng được xếp vào hạng người thứ hai nầy nhưng chưa trọn vẹn.

Hạng người thứ ba là hạng người đi từ chỗ tối đến chỗ tối tức hạng không tin Phật Pháp, không tin nhân quả nghiệp báo nên tạo ra bao việc xấu ác, tội lỗi mà không biết đó là việc ác mà cứ cho rằng việc đó là đúng nên muôn đời cứ trôi lăn trong tam đồ ác đạo, địa ngục ngạ quỷ súc sanh chịu bao tội khổ vô cùng.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News