Phong Thuỷ

Lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách để gia tiên phù hộ tài lộc dồi dào

Lau dọn bàn thờ cuối năm là việc quan trọng, không phải ai cũng tùy tiện thực hiện được, điều quan trọng là làm các bước tuần tự như sau và nhớ phải thành tâm.

phong tục ngày tết, phong tục việt nam, tỉa chân nhang bàn thờ, lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách để gia tiên phù hộ tài lộc dồi dào

Theo văn hóa tâm linh phương Đông, thời điểm cuối năm việc dọn dẹp bàn thờ vô cùng quan trọng vì cần lau dọn bàn thờ đúng cách nếu không sẽ tiêu tán tiền bạc, tài lộc.

1. Thời gian lau dọn bàn thờ cuối năm

Theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành vào sáng 23 tháng Chạp hằng năm. Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Tuy nhiên, ngày nay ai cũng bận rộn, không thể nghỉ việc để ở nhà dọn dẹp, do đó thời gian linh động hơn, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một ngày khác phù hợp hơn với mình.

Các giờ đẹp để gia chủ có thể chọn khi lau dọn bàn thờ cuối năm Tân Sửu 2021 đó là 7- 9 giờ (giờ Thìn), 9 – 11 giờ (giờ Tỵ), 13 – 15 giờ (giờ Mùi), 19- 21 giờ (giờ Tuất).

2. Lưu ý cần biết trước khi lau dọn

Trước khi lau dọn bàn thờ, cần chuẩn bị nước Ngũ Vị Hương được đun lên từ 5 loại hương thơm tự nhiên như: Hồi khô, quế khô, hương nhu, củ xả, lá bưởi, mùi thơm để lau dọn nhà cửa.

Cần nhớ một điều vô cùng quan trọng là: Bát hương luôn phải an vị, an yên, không được xê dịch dù chỉ là một chút (tài liệu cổ chính thống về Phong tục thờ cúng dân gian đều đã lưu ý kĩ điều này).

Chính vì vậy trong quá trình dọn dẹp bao sái ban thờ việc đầu tiên là chúng ta bao sái bát hương, vì bát hương không được xê dịch nên một tay ta giữ yên bát hương, một tay ta lau xung quanh bát hương, lau từ vòng Lưỡng long chầu nguyệt lau ra.

Nếu bát hương kê hơi sát tường bạn cần lưu ý thay bằng dùng giẻ lau, có thể dùng khăn giấy ướt đã giặt lại sạch rồi nhúng vào nước ngũ vị hương bọc vào đầu que mỏng lách vào lau sau lưng bát hương. lau sạch bụi bặm trên ban thờ và các bức tượng hay di ảnh đặt để thờ cúng.

Ảnh hoặc tượng trên ban thờ cũng nên hạn chế di chuyển. Riêng công việc rút tỉa chân nhang cuối năm, gia chủ nên giữ lại 7, 1, 27, 37 chân nhang nếu trạch chủ chính là nam nhân và giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang nếu trạch chủ chính là nữ nhân.

Chúng ta đốt phần chân nhang của năm cũ đã rút ra khi cúng vào ngày sau khi ta đã cúng rước ông Công ông Táo lên Thiên Đình báo cáo.

Tiếp theo, gia chủ thắp một nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh, thần tài để thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ.

phong tục ngày tết, phong tục việt nam, tỉa chân nhang bàn thờ, lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách để gia tiên phù hộ tài lộc dồi dào

Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

(Xong vái 3 vái).

Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn dẹp bàn thờ.

3. Làm gì sau khi lau dọn xong bàn thờ?

Sau khi lau dọn xong bàn thờ cuối năm xong xuôi sẽ đến công đoạn đặt lại đồ thờ lên ban thờ.

Để cẩn thận, người ta thường làm lễ. Cách thức như sau, dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Sau đó, đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng chỗ.

Cuối cùng là cắm 12 que hương theo thứ tự hướng thời gian: Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt.

Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt. Que thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt. Que thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

Cứ như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương.

Cuối cùng, đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Sau khi đặt lại đồ thờ thì thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa.

4. Văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ

Không chỉ cần đọc văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ mà sau khi lau dọn, mọi người cũng nên đọc bài khấn. Sau đây là nội dung của bài văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ, mời các bạn cùng tham khảo.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News