Phong Thuỷ

Lễ Hằng Thuận là gì? Cách thức tổ chức Lễ Hằng Thuận cho những ai chưa biết

Nếu như hôn nhân là một giai đoạn mới của tình yêu thì lễ cưới chính là nghi thức vô cùng quan trọng để minh chứng cho sự gắn kết đó. Đây là một ngày hết sức thiêng liêng, chính vì vậy, mọi gia đình thường rất cân nhắc để quyết định tổ chức một lễ cưới sao cho ý nghĩa. Đó cũng chính là lúc cụm từ “Lễ Hằng Thuận” xuất hiện phổ biến.

1.Lễ Hằng Thuận là gì? Nguồn gốc của Lễ Hằng Thuận?

Khái niệm

“Hằng” là trường tồn, vĩnh cửu; “Thuận” là êm ấm, thuận hòa. Hai từ này kết hợp với nhau nhằm ám chỉ vẻ đẹp trong sự tương tác qua lại giữa người và người, hay cụ thể hơn là đạo vợ chồng.

lễ hằng thuận là gì? cách thức tổ chức lễ hằng thuận cho những ai chưa biết

(Lễ Hằng Thuận gắn liền với đạo nghĩa vợ chồng)

Lễ Hằng Thuận vốn dĩ chính là một lễ cưới, nhưng thay vì tổ chức tại nhà thì nó lại được tổ chức ở trong chùa với chủ hôn là thầy trụ trì hay hòa thượng. Nghi thức này bắt nguồn từ tín ngưỡng của Phật giáo, cho đến nay trở nên phổ biến trong cộng đồng vì những ý nghĩa tốt đẹp của nó.

Nguồn gốc

Theo nhiều nguồn ghi chép, cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật bút hiệu Nam Tử là người đầu tiên nghĩ ra nghi thức này trong thời gian quy y cửa Phật. Ông cho rằng ngoài những bài thuyết giảng hay những giây phút an yên cầu nguyện cho chúng sanh, những người con Phật luôn mong muốn đời sống tinh thần được củng cố hơn nữa.

Và hơn hết, việc tổ chức lễ cưới dưới sự chứng giám của Đức Phật sẽ khiến đôi vợ chồng cảm thấy có trách nhiệm trong đời sống hôn nhân của mình. Như vậy, hôn lễ đầu tiên theo nghi thức Lễ Hằng Thuận đã được diễn ra tại chùa Từ Đàm, Huế.

2.Chi phí tổ chức Lễ Hằng Thuận là bao nhiêu?

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tổ chức Lễ Hằng Thuận có tốn kém hay không tùy thuộc vào mong muốn của mỗi cặp đôi. Tuy nhiên, chi phí cho một buổi Lễ Hằng Thuận thường không quá nhiều.

Chi phí đầu tiên được đề cập ở đây là chi phí thực hiện nghi lễ. Thông thường, chúng ta sẽ mất từ 2 đến 3 triệu đồng để trang hoàng chính điện – nơi trực tiếp diễn ra buổi lễ.

lễ hằng thuận là gì? cách thức tổ chức lễ hằng thuận cho những ai chưa biết

(Lễ Hằng Thuận diễn ra không quá tốn kém)

Thứ hai là chi phí cúng dường, gia đình sẽ chu cấp cho chùa một khoản tiền để chuẩn bị nhang đèn và hoa quả. Chi phí này phụ thuộc vào từng gia đình, thông thường sẽ dao động trong khoảng 5 triệu đồng.

Cuối cùng là chi phí cỗ chay sau lễ, cỗ chay sẽ do gia đình trực tiếp lựa chọn. Giá trung bình từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng cho mỗi mâm.

3.Các nghi thức trong Lễ Hằng Thuận

Để tổ chức Lễ Hằng Thuận, trước tiên cô dâu chú rể sẽ chọn ngày lành tháng tốt sau đó xin ý kiến các sư trụ trì trong chùa về cách thức diễn ra buổi lễ. Trước đó 3 đến 5 ngày, các cặp vợ chồng sẽ được nghe giảng về đạo lý hôn nhân để hiểu hơn về trách nhiệm trong cuộc sống gia đình.

Lễ Hằng Thuận sẽ kéo dài trong vòng khoảng 1 giờ đồng hồ với các bước đã được lên kế hoạch sẵn như sau:

Ổn định chỗ ngồi

Trước khi bắt đầu buổi lễ, cô dâu chú rể cùng những vị khách khứa sẽ phải ổn định vị trí. Thông thường, nhà trai sẽ ngồi bên trái còn nhà gái sẽ ngồi ở vị trí bên phải. Trong lúc đó, các sư thầy sẽ tiến hành đốt nhang, xông trầm. Khi mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng, vị hòa thượng trụ trì hôn lễ sẽ bước ra trong sự đón tiếp long trọng của mọi người.

Tiến hành nghi lễ chính

Theo sự hướng dẫn của sư trụ trì, cô dâu chú rể sẽ quỳ trước một cái bàn dài cùng hướng về Đức Phật. Nếu như cô dâu chú rể chưa được quy y thì sư thầy sẽ trực tiếp tiến hành lễ quy y. Cả hai sẽ cùng nhau cầu nguyện và nhận được những lời chúc, lời dặn dò từ vị chủ hôn. Dây tơ hồng được buộc lên tay của cô dâu chú rể như một lời hứa hẹn gắn kết trọn đời.

Sau khi nghi thức gắn kết đã xong, cặp đôi sẽ đến hai bên nội ngoại để quỳ lạy. Cả hai sẽ cùng ký tên vào giấy chứng nhận, trao cho nhau nhẫn cưới trong niềm hân hoan và chúc tụng của quan khách.

lễ hằng thuận là gì? cách thức tổ chức lễ hằng thuận cho những ai chưa biết

(Cặp đôi sẽ nhận được nhiều lời chúc cùng lời căn dặn của sư trụ trì)

Xuyên suốt buổi lễ, cặp uyên ương sẽ được nghe những lời thuyết giảng sâu sắc từ phía sư trụ trì. Những lời dặn dò đầy xúc động, chân tình từ phía cha mẹ hai bên cũng khiến buổi lễ trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Tiến hành nghi lễ phụ

Cuối cùng, buổi lễ kết thúc bằng việc khách khứa sẽ cùng chung vui trong niềm hân hoan của cặp đôi. Trà bánh, tiệc chay sẽ được dọn ra để mọi người trong buổi lễ cùng thưởng thức.

4. Ý nghĩa của Lễ Hằng Thuận đối với hạnh phúc hôn nhân

Việc tổ chức Lễ Hằng Thuận đã và đang là sự lựa chọn của rất nhiều cặp đôi Phật tử. Vậy ý nghĩa thật sự của nghi lễ này là gì?

Theo thống kê, dù hôn nhân là một bến bờ vững chắc của tình yêu thế nhưng chỉ có khoảng 20% các cặp đôi cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hôn nhân của mình. Bởi lẽ nhiều người tiến đến hôn nhân khi chưa nhận thức hết trách nhiệm của bản thân đối với mái ấm gia đình, điều đó khiến sự bất tương đồng trong đời sống hôn nhân ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, trong số 20% các cặp đôi hài lòng với cuộc sống vợ chồng đó thì có đến 90% là gia đình Phật tử, quả là một tín hiệu đáng mừng! Và tất nhiên để đạt được con số đáng ngạc nhiên đó, không thể không kể đến vai trò của buổi Lễ Hằng Thuận.

Đầu tiên, buổi lễ được diễn ra trong sự tự nguyện của cô dâu chú rể. Điều này có thể cho thấy rằng, cặp đôi đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với cuộc hôn nhân và muốn chứng minh điều đó với Đức Phật.

lễ hằng thuận là gì? cách thức tổ chức lễ hằng thuận cho những ai chưa biết

(Cặp đôi ý thức hơn trách nhiệm trong hôn nhân dưới sự chứng giám của Đức Phật)

Thứ hai, các cặp đôi khi tổ chức hôn lễ tại chùa sẽ được nghe những lời dặn dò đầy chân tình từ phía chủ hôn. Những đạo lý đó sẽ là hành trang vững chắc trước khi cặp uyên ương bắt đầu bước vào đời sống vợ chồng.

Thứ ba, dưới sự chứng giám của Đức Phật cùng các vị chư tăng, cô dâu chú rể sẽ cảm nhận được tầm quan trọng và thiêng liêng của cuộc hôn lễ. Việc tình yêu được Đức Phật chứng giám sẽ là niềm tin, là động lực để họ giữ gìn hôn nhân ngày càng tốt đẹp hơn.

Nói tóm lại, thông qua khai thác những vẻ đẹp của tín ngưỡng, Lễ Hằng Thuận trở thành một nghi thức đặc biệt đối với những người con của Phật. Hôn nhân và Phật pháp nếu được song hành cùng nhau sẽ là một nền tảng vững chắc cho cuộc sống tốt đẹp sau này.

Mời bạn đọc tra cứu thêm các chức năng:

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News