Phật Giáo

Lời Phật dạy để thoát NGHÈO KHỔ trở nên GIÀU SANG PHÚ QUÝ

Lời Phật dạy để thoát NGHÈO KHỔ trở nên GIÀU SANG PHÚ QUÝ

Sống ở đời, ai cũng mong được sinh vào nhà khá giả, có điều kiện để học hành cũng như tạo dựng vốn liếng làm ăn, thiết lập đời sống hạnh phúc an vui.

Và Giàu có là ước muốn, ước vọng chính đáng của con người thế nhưng trớ trêu cho kiếp người là không ai có thể chọn lựa cho mình một nơi chốn để sinh ra, lựa chọn cho mình được sự giàu sang

Vậy thì nguyên nhân tạo sao chúng ta lại có những người rất giàu có thịnh vượng,nhưng lại có những người lại nghèo khó cơ cực thậm chí đến tấm chăn đắp vào người cũng không có.

Ngày hôm nay các bạn hãy cùng Kênh Tử Vi chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân và cách để chúng ta có thể trở nên giàu sang hạnh phúc hơn nhé

Lời phật dạy : Thế nào là giàu và thế nào là nghèo

Giàu và nghèo là hai phàm trù đối đãi nhau, thông thường thì giàu được hiểu là người có sở hữu lớn về tài sản vật chất, tiền bạc, nhà cửa nói chung là động sản và bất động sản, còn nghèo là những người có sở hữu ít hoặc không có sở hữu về những tài sản vật chất đó.

Chính vì thế, làm giàu là mục tiêu hướng đến của đại đa số con người chúng ta trong xã hội, bởi lẽ trong bất cứ một ai trong chúng ta, không ai không mong muốn có được đời sống sung túc, giàu sang.

Quan sát cuộc sống xung quanh chúng ta thấy rằng có nhiều người khá giả nhưng cũng có không ít người rất nghèo. Họ nghèo vì biếng nhác, vụng về, đau ốm… thì đã đành.

Nhưng có người đã hết sức cố gắng, đã làm đủ mọi cách nhưng vì nhiều lý do khác nhau chi phối nên vẫn không thoát được nghèo túng, thậm chí có người nghèo đến nỗi gần như mạt. Cái nghèo khó luôn bó lấy cái khôn ngoan nên có lúc họ gần như cùng quẫn.

Vẫn biết “cùng tắc biến” nhưng “biến” không phải lúc nào cũng “thông” nên nghèo khó và lận đận cứ quay vòng lẩn quẩn mãi.

Trong con mắt người đời thì ai có biệt thự, xe hơi, điện thoại đắt tiền và nhiều tài sản khác là giàu có; người có được vợ đẹp, con xinh, làm ăn lên như diều gặp gió khiến người khác không khỏi thèm muốn và ganh tị.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là sự giàu có đó liệu có tồn tại mãi trong sự vô thường của mọi vật vốn do duyên sinh hay không?

Có thể hôm nay người kia giàu sang phú quý nhưng chẳng may bệnh tật phải bán hết tài sản mà chữa trị để giữ lấy mạng sống hoặc xui xẻo một trận hỏa hoạn bất thình lình thiêu rụi tất cả thì cuối cùng cũng thành kẻ trắng tay

Lại có gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ tài giỏi chí thú làm ăn nhưng con cái đua đòi ăn chơi, sa ngã vào ma túy, các tệ nạn xã hội để tiền của của cha mẹ có chất thành núi cũng có ngày lở.

Chẳng thế mà ông cha ta từng dạy chân lý rất gần gũi với đạo Phật: “sông có khúc, người có lúc” hay “không ốm không đau làm giàu mấy chốc” hoặc có thể thô hơn một chút với câu thành ngữ “lên voi xuống chó”.

Lời phật dạy : Tại sao lại có người giàu người nghèo

Trong cuốn sách Nhân quả Giàu – Nghèo, Thượng tọa Thích Chân Quang có viết: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bỏn xẻn, ích kỷ, không chịu bố thí.

Khi phân tích luật nhân quả đầu tiên này cũng giống như là chúng ta đã chê người nghèo là đời xưa bỏn xẻn, ích kỷ. Thật ra không phải như vậy, khi phải phân tích thì buộc chúng ta phải liệt kê hết từng trường hợp.

Đây là nhân căn bản nhất chứ không phải là nhân duy nhất của tất cả người mắc nghiệp nghèo, không phải ai nghèo cũng là do bủn xỉn, không phải ai giàu cũng là do tung tiền bừa bãi.

Người không biết đạo Phật, không tin nhân quả mà nghèo, thì có lẽ kiếp xưa do bủn xỉn, ích kỷ. Còn những Phật tử thuần thành bị nghèo thì có thể không phải là do bủn xỉn mà là do nguyên nhân khác, chúng ta sẽ đề cập sau.

Người không biết đạo Phật, không tin nhân quả mà nghèo, thì có lẽ kiếp xưa do bủn xỉn, ích kỷ. Còn những Phật tử thuần thành bị nghèo thì có thể không phải là do bủn xỉn mà là do nguyên nhân khác, chúng ta sẽ đề cập sau.

Chúng ta hãy tự nhìn lại bản thân mình, kiểm tra xem trong suốt thời gian từ khi sinh ra đến bây giờ, mình có bủn xỉn, ích kỷ, hà tiện không? Hay là cả quá trình sống rất rộng rãi, dễ bố thí, thích giúp đỡ người khác?

Cách phát hiện như sau: Người có tính rộng rãi thì lúc nhỏ ra sao không biết nhưng đến khoảng tám, chín tuổi là đã bộc lộ rõ ràng. Nếu người nào đến ba chục tuổi vẫn chưa thấy mình có tính rộng rãi, thì đảm bảo có nghiệp bủn xỉn. Nghiệp bủn xỉn là như thế nào?

Chúng ta để ý từ những việc nhỏ nhất như hồi nhỏ nếu có bánh thì tìm chỗ kín đáo để ăn một mình, không cho ai thấy. Nếu buộc phải bẻ bánh chia cho bạn thì mình dành phần lớn hơn, nếu được bạn chia bánh thì liếc xem nó đưa cho mình phần nhỏ hay phần lớn.

Từ nhỏ đã thể hiện tính so đo, tính toán, bỏn xẻn rồi, đến khi lớn lên còn nhiều chuyện hơn nữa. Tính cách điển hình của kiểu người này là cái gì cũng lo cho bản thân trước, ít thông cảm được với nỗi khổ của người khác.

Bố thí và cúng dường là những nhân lành để tạo hoa trái phúc báo giàu sang cho đời này và những đời sau. Do vậy, những người khá giả, có tài sản lớn trong hiện đời là biểu hiện cụ thể, rõ rệt nhất của phúc báo bố thí và cúng dường.

Ngược lại, những người không tu tập hạnh bố thí và cúng dường thì không có phúc báo nên hiện tại rất nghèo hèn, có tài sản ít ỏi dù quanh năm lam lũ, lao nhọ.

Trong các đối tượng thọ nhận bố thí và cúng dường thì các bậc Sa môn, những người tu hành là xứng đáng nhất. Bởi lẽ, nhân cách của họ đã đạt sự toàn thiện, đầy đủ đức hạnh phúc báo trang nghiêm. Các ngài là ruộng phúc điền tối thượng để chúng sinh gieo trồng phúc đức.

Cố nhiên, không vì thế mà người bố thí và cúng dường chỉ hướng đến những vị đạo cao đức trọng mà bỏ quên những kẻ nghèo hèn. Chính sự phát tâm bố thí rộng rãi, không phân biệt, không chấp thủ mới là đỉnh cao của bố thí và tạo ra phước báo vô lượng.

lời phật dạy để thoát nghèo khổ trở nên giàu sang phú quý

Lời phật dạy : Nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành

Không ít người vẫn thắc mắc về những hiện thực có tính chất phi nhân quả như những kẻ bất nhân, làm ăn phi pháp, tạo nghiệp bất thiện nhưng vẫn sống giàu sang, có nhiều thế lực và tài sản lớn.

Chúng ta nên nhớ rằng trong quy luật nhân quả, thì sự giàu sang ấy là dư báo những việc làm tốt của họ trong nhiều kiếp về trước, chứ không phải do làm ăn bất chính trong đời này mà có được.

Đồng thời những người hiền lành, làm ăn lương thiện mà vẫn chịu sự bất hạnh hoặc nghèo đói, thiếu thốn khó khăn là do họ không biết bố thí và cúng dường chứ không phải vì họ sống lương thiện mà bị thua thiệt, đói nghèo.”

Trong quy luật nhân quả GIÀU VÀ NGHÈO: Nghèo khó là do không biết gieo nhân thiện lành để giúp người, cứu vật khi cần thiết, lại còn ăn chơi phóng túng sa đọa, không tin sâu nhân quả, nên thường xuyên làm các việc xấu ác là nguyên nhân dẫn đến phá sản.

Dân gian nói “Bần cùng sinh đạo tặc” là câu tục ngữ luôn răn nhắc chúng ta phải cố gắng gieo trồng phúc đức bằng cách làm lành tránh dữ, tích công bồi đức, nhờ vậy mà không bị rơi vào hoàn cảnh túng thiếu, nghèo khó.

Nhưng trong nghiệp báo không chỉ có những điều riêng mỗi người gánh chịu hay còn gọi là biệt nghiệp, mà còn có cả một cộng đồng xã hội, hay một gia đình phải cùng nhau gánh chịu hậu quả tốt hay xấu gọi là cộng nghiệp.

Thêm nữa, nghèo và giàu cũng đều có những nỗi khổ riêng, chẳng ai có thể bình yên, hạnh phúc giữa cuộc đời này. Nếu như người giàu có, biết sống tốt và tin sâu nhân quả, thì họ sẽ không tự mãn mà còn tìm cách san sẻ, giúp đỡ người khác khi có nhân duyên.

Lời phật dạy : Siêng năng học hỏi, lao động, làm việc thiện sẽ dẫn đến kết quả giàu có

Có nhiều người nghèo ít có điều kiện học hành, thiếu hiểu biết nên dễ dàng làm những điều xằng bậy. Họ cũng không tin nhân quả nên không hiểu tại sao người khác giàu còn mình lại nghèo.

Nghèo là do không biết bố thí cúng dường, hiếu dưỡng với cha mẹ hoặc giúp đỡ, chia sẻ khi gặp người bất hạnh, khó khăn nên đã nghèo lại càng nghèo.

Quy luật về nhân quả giàu và nghèo đều có nguyên nhân sâu xa của nó, không có gì bỗng dưng khi không, chúng ta lại nghèo.Có những người giàu sang, phú quý nhưng rất khôn ngoan, sáng suốt. Khi chưa thành tài họ luôn cố gắng vừa học vừa làm, chịu khó siêng năng, cần mẫn.

Khi ổn định công ăn việc làm, đời sống kinh tế tương đối khá thì họ mới tính đến chuyện trăm năm, xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái.

Khi đã có tài sản tích lũy, họ lại biết chia sẻ nguồn tài bảo đó để giúp đỡ những người xung quanh. Vì vậy, họ đã giàu lại càng giàu.

Bố thí và cúng dường là pháp tu để phát triển lòng từ bi và gieo trồng phước báo trong hiện tại và mai sau. Đặc biệt là ai cũng thực hiện được pháp tu này.

Nếu chúng ta nghèo khó, không có tài sản để bố thí và cúng dường thì bố thí bằng lời nói an ủi động viên giúp đỡ người khác, thấy người bệnh thì mình thăm hỏi hoặc chăm sóc, nếu có thời gian thì đến chùa làm công quả, như vậy giàu nghèo gì ai cũng có thể bố thí được.

Chúng ta có thể bố thí lời nói, bố thí tấm lòng hoặc tùy hỷ với việc làm tốt của người khác để tích lũy phúc báo về sau.

Như vậy, sự giàu có thật sự suy cho cùng là khả năng giữ được tài sản một cách an toàn và một tâm hồn an lạc trước mọi biến cố, thiên tai thường gặp trong cuộc sống. Để làm được điều mà ai cũng mong muốn này, người Phật tử cần phải tránh xa 5 nghề nghiệp dưới đây

Chọn nghề mà làm giàu theo 5 điều Đức Phật dạy

1.Không buôn bán vũ khí

2.Không buôn sắc gái

3.Không buôn bán các chất gây say

4.Không buôn bán thịt

5.Không buôn bán thuốc độc

Lời phật dạy :Các nguyên tắc để trở nên GIÀU CÓ VÀ HẠNH PHÚC

1.Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu.

Nguyên nhân của những dằn vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Tuy nhiên phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời.

Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.

2.Nguyên tắc thứ hai: Nghèo là do mình

Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa.

Chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa việc “không cần tiền” và “ra vẻ không cần tiền”. Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình ngon lành mà không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả.

Cái “ra vẻ” sẽ khiến ta nghèo mãi. Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ.

3.Nguyên tắc thứ ba: Yêu thương mọi cảnh khổ

Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có.

Người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua.Cho nên hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên.

Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.

4.Nguyên tắc thứ tư: Nghèo nhưng vẫn chia sẻ

Dù nghèo những vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.

Người giàu làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.

Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.

Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.

Lời phật dạy : Các cách để trở nên GIÀU CÓ

1.Muốn giàu có phải “Giữ chữ tín”

Xưa nay nhiều người nhờ chữ “tín”, nhờ đạo đức trong kinh doanh mà phát đạt, đem lại đời sống tốt đẹp không những cho bản thân và gia đình mình mà còn góp phần lớn công sức thúc đẩy xã hội phát triển.

Bên cạnh đó, không ít người lắm tiền nhiều của do làm ăn phi pháp, buôn gian bán lận, lường gạt người khác với nhiều thủ đoạn khác nhau: hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng… mà hệ quả là kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội trong đó có sự băng hoại về đạo đức.

Nhóm người thứ nhất thu lợi từ phần gốc rễ trong khi nhóm người thứ hai kiếm lời bằng phần ngọn. Thực tế cho thấy sự giàu có nhờ vào phần ngọn chính là sự “thất tín” chưa bao giờ bền vững với thời gian. Bởi gieo nhân xấu sẽ tạo nghiệp ác.

Kinh Lục độ tập đã chỉ: “Thà nên giữ đạo, nghèo khó mà chết; chẳng nên vô đạo, giàu sang mà sống”.

Do đó, Người Phật tử sau khi chọn được nghề nghiệp phù hợp còn phải luôn tâm niệm dấn thân làm giàu bằng con đường chân chính để tạo nghiệp thiện; mọi tài sản có được phải trong sạch, chính đáng bằng mồ hôi nước mắt và sự nỗ lực tinh tấn của trí tuệ.

Có như vậy mới bản thân chúng ta, người thân của chúng ta mới an lạc và tài sản có được mới bền lâu.

2.Muốn giàu có phải học hỏi không ngừng để có trí tuệ sáng suốt

Người dân nước Nga nhận định về vai trò của việc học qua câu nói rất nổi tiếng: “Học! Học nữa! Học mãi!” Một nhà triết học đã đồng quan điểm  vô cùng thâm thúy: “sự học như con thuyền chèo ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi”.

Nói như vậy để thấy được vai trò của trí tuệ, tư duy trong tiến trình phát triển của xã hội nói chung và trong việc làm ăn kinh doanh làm giàu của mỗi con người nói riêng.

Do đó, để làm giàu, người cư sĩ Phật tử không chỉ cần có sự hiểu biết thấu đáo, toàn diện về ngành nghề, lĩnh vực mà mình đã lựa chọn mà còn phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức để có trí tuệ ưu việt với cái nhìn bao quát xa rộng.

Dự đoán các khả năng xấu có thể xảy ra mà kịp thời xử lý, ứng phó; làm hạn chế tối đa thiệt hại, bảo vệ tài sản an toàn tương đối trước các rủi ro vốn có trong chiến trường kinh tế.

Trong thời đại công nghệ thông tin, ngoài học tập ở trường lớp, các bậc tiền bối, người Phật tử có nhiều cách để nghiên cứu, trau dồi kiến thức: sách, báo…

Các phương tiện thông tin đại chúng. Thế mà Khổng Tử từng dạy trò học hỏi điều hay lẽ phải từ những người bạn: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư” – trong 3 người cùng đi chắc chắn có người là thầy ta.

Như vậy, để có sự hiểu biết toàn diện, người Phật tử còn cần có sự học hỏi, noi gương những người đã thành công hoặc rút ra các bài học về sự thất bại từ những người bạn xung quanh mình.

3.Muốn giàu có phải “Siêng năng”

Có được một nghề nghiệp phù hợp mà nuôi tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nay làm chỗ này mai lại chạy chỗ khác; hoặc có ước mơ làm giàu nhưng không kiên trì bất chấp khó khăn mà nóng vội muốn làm giàu mau chóng sẽ phạm sai lầm là “đốt cháy giai đoạn” dẫn đến công việc đổ bể hoặc thậm chí “mất cả chì lẫn chài”.

Như vậy, chỉ uổng phí thời gian và công sức mà cuối cùng không thoát ra được vòng luẩn quẩn. Vì vậy, người con Phật cần phải có sự siêng năng, kiên trì trên cơ sở mục tiêu hoạch định lâu dài, gặp khó khăn thì kiên trì tháo gỡ từng gút mắt để sao cho việc làm giàu xuất phát từ gốc rễ và cơ nghiệp của chúng ta có thể vững chãi trước mọi mối nguy nan.

4.Muốn giàu có phải Tiết kiệm

Có người lương tháng vài chục triệu đồng hoặc có người kinh doanh với khoản lợi kếch xù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng nếu tiêu xài hoang phí, không xác định rõ thứ gì nên mua, việc gì nên chi để sử dụng đồng tiền một cách hợp lý thì sẽ không có tích lũy.

Ngược lại, có người lương thấp hơn hoặc làm ăn buôn bán nhỏ lẻ nhưng nhờ tiết kiệm, dùng đồng tiền một cách khôn ngoan, cuối cùng “tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão” mà sự giàu có vốn là quá trình tích lũy thường xuyên, liên tục.

Lại có người khi có nhiều tiền thì sử dụng một cách hoang phí vào các cuộc chơi vô bổ, các tệ nạn xã hội như ma túy, sắc gái…

Hoặc do lòng tham muốn có được nhiều tiền nhưng không phải đổ mồ hôi qua một canh bạc thì từ chỗ là người đầy tớ trung thành, đồng tiền trở thành con rắn độc quay lại cắn ta, biến ta thành kẻ trắng tay lúc nào không hay.

Bởi vậy, muốn được giàu có ta phải siêng năng làm lụng và tiết kiệm, sử dụng khéo léo, khôn ngoan đồng tiền để nó trở thành công cụ tiếp tục kiếm ra tiền mà không rơi vào sai lầm mà con người thường hay mắc phải là tay phải làm ra tay trái vãi đi.

5.Muốn giàu có phải bố thí và cúng dường tạo phước báu

Chúng ta thường nghe nói “người này có phước quá” nên mọi việc đều được như ý hoặc “người này bạc phước quá” nên tính toán chuyện gì cũng thất bại.

Hay nhiều Phật tử đặt câu hỏi trước hiện thực có kẻ bất nhân, làm ăn phi pháp, nhưng vẫn sống giàu sang; ngược lại nhiều người hiền lành, chịu thương chịu khó làm ăn nhưng vẫn không thoát khỏi cái nghèo.

Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị một cách vô lý như vậy mà tất cả là do luật nhân quả.

Sự sung sướng, giàu có, an lạc kiếp này là phước báo chúng ta được hưởng do chúng ta đã gieo trồng phước đức trong nhiều kiếp trước.

Vì vậy, để có được đời sống tốt đẹp và phước đức dồi dào, người Phật tử chân chính cần gieo nhân lành là bố thí, cúng dường Chư Tăng để đơm hoa kết trái ngọt 5 phước báo trong hiện tại và tương lai: khỏe mạnh, giàu có, sống lâu, được nhiều người thương và có ngoại hình đẹp.

Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mình, theo lời phật dạy Phật tử có thể bố thí bằng 4 cách sau: cho tiền bạc của cải; cho lời khuyên hay nói pháp cho người được lợi ích; cho sự không sợ hãi; cho sự vui vẻ, đồng tình.

Theo đó, Phật tử giàu có thì cho tiền bạc của cải giúp đỡ người nghèo khó, cúng dường chư Tăng, Đức Phật. Phật đã dạy không ai nghèo đến mức không có nổi một hạt cơm cho con kiến.

Vì vậy người nghèo khó đến mấy cũng có thể phát tâm bố thí bằng cách hoan hỷ với người làm phước hoặc lên chùa làm công quả vào thời gian rảnh hay một lời động viên, thăm nom, chăm sóc người bệnh lúc đau ốm, hoạn nạn cũng là cách bố thí tạo nhiều phước đức.

Việc cúng dường đến Đức Phật, chư Tăng càng tạo nhiều phước đức hơn vì vật phẩm vật cúng dường của chúng ta được sử dụng làm phương tiện để truyền bá Chánh pháp.

Ngoài ra người Phật tử phải biết đem tài sản do mình làm ra để xây dựng các công trình văn hóa, nhớ về nguồn cội, cúng tế ông bà, tổ tiên và bố thí cho các vong hồn đói khát. Thực hành chừng ấy thôi, người đệ tử Phật đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh và tích lũy được rất nhiều phước đức.

6.Muốn giàu có : Bằng lòng với hiện tại

Một tỷ phú nhưng lúc nào cũng cảm thấy chưa bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã có thì xem là nghèo; một người dù ít tiền của nhưng luôn biết đủ, bằng lòng với hiện tại của mình, tất nhiên họ là giàu nhất. Đó là khái niệm “tri túc đệ nhất phú” mà Đức Phật dạy.

Điều đó không đồng nghĩa với lối suy nghĩ cho rằng Đức Phật khuyến khích sự an phận thủ thường, phó mặc số phận.

Ngược lại, Đức Phật khuyên đệ tử cần thực hành tri túc – biết đủ trong hoàn cảnh bản thân đã nỗ lực hết sức mình mà không được như ý nguyện để tránh chạy theo ảo tưởng, tham vọng viển vông dẫn đến không kiểm soát được lý trí.

Sau đó, Phật tử cần giữ trạng thái thăng bằng: sống không phung phí cũng không hà tiện để không trở thành nô lệ mà luôn làm chủ đồng tiền; làm được điều này các cửa ngõ để tài sản ra đi sẽ bị đóng kín mà tâm hồn người Phật tử lại được hạnh phúc an lạc.

Mấy ai biết rằng, chúng ta giàu có hôm nay là do nhân lành của bố thí ngày trước. Và mấy ai ngộ ra rằng, sự nghèo khó trong hiện tại là do nhân ác nơi quá khứ trộm cướp của người. Nên theo lời phật dạy người giàu muốn về sau tiếp tục khá giả giàu sang thì cần bố thí, san sẻ nhiều hơn.

Còn người nghèo muốn đổi đời thì trước hết nên thành tâm sám hối nghiệp chướng rồi phát tâm công quả, bố thí (ngoài bố thí trong khả năng, rất cần tùy hỷ thí) và chí thú làm ăn lương thiện may ra mới khá lên được.

Thế nên, giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình: “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: – Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã được thực hành, thực hành nhiều rồi lại thành hạnh địa ngục, hạnh ngạ quỷ, hạnh súc sanh, nếu sanh trong loài người rất là nghèo túng, áo không đủ che thân, cơm chẳng đầy miệng như là việc ăn trộm.
Này các Tỳ-kheo! Nếu có người ý thích trộm cắp lấy tài vật của người khác, liền đọa trong ngạ quỷ, súc sanh; nếu sanh trong loài người rất là nghèo túng.

Vì sao thế? Vì đoạn dứt nghiệp sống của người khác. Thế nên này các Tỳ-kheo, hãy học đừng lấy của chẳng cho. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

– Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã được thực hành, thực hành nhiều rồi hưởng phước trong loài người, hưởng phước trên trời, được chứng Niết-bàn, như là bố thí rộng rãi.
Này các Tỳ-kheo! Nếu có người rộng hành bố thí, ở đời hiện tại được sắc đẹp, được sức lực, được đầy đủ, trên trời, trong loài người hưởng phước vô lượng.

Thế nên, các Tỳ-kheo, nên hành bố thí, chớ có tâm keo kiệt. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Rõ ràng, cuộc sống hiện tại của mình là do chính phước nghiệp của mình chi phối. Nhân quả – Nghiệp báo luôn gắn bó chặt chẽ với nhau như bóng theo hình.

Suy nghiệm sâu sắc chúng ta sẽ thấy, giàu hay nghèo đều có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên hay tự nhiên, không do hên xui may rủi, tự thân mình tài giỏi hay vụng về chỉ là tác nhân trong hiện tại còn có sự chi phối mãnh liệt của nhiều tác nhân quá khứ nữa. 
Thấy được như vậy rồi, người đệ tử Phật sống có trách nhiệm với bản thân mình, tin tưởng sâu sắc vào nhân quả, tôn trọng tài sản của người khác, quyết không lấy bất cứ thứ gì dù nhỏ như cây kim ngọn cỏ nếu không được cho, nhất là thận trọng với các nguồn lợi có được dễ dàng vốn không phải do công sức mình làm ra.

Chỉ thực hành chừng ấy thôi, người đệ tử Phật đã làm được rất nhiều trong quá trình tu dưỡng và hoàn thiện tự thân cũng như đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh.
Trong bối cảnh đời sống xã hội mà trộm cướp như rươi, tham nhũng là quốc nạn thì nhận thức và tu dưỡng bản thân về “giàu và nghèo” theo như lời Phật dạy có ý nghĩa căn cơ trong việc thiết lập nền tảng đạo đức cho cộng đồng.

Chỉ cần tu tập hạnh “đừng lấy của chẳng cho” và “nên hành bố thí, chớ có tâm keo kiệt” thì đã góp phần không nhỏ đem đến bình an cho bản thân và phú cường cho đất nước.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News