Nhà Đất

Lưu trú là gì? Các quy định, thủ tục về việc lưu trú

Khái niệm lưu trú là gì không phải ai cũng nắm rõ cũng như biết cách phân biệt với cư trú hay tạm trú. Cùng tìm hiểu chi tiết về lưu trú và những quy định liên quan trong bài viết dưới đây của Homedy.

Lưu trú là gì? 

Lưu trú là hành vi đến một địa điểm nào đó nằm ngoài nơi cư trú của mình và ở lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Trên thực tế, khái niệm lưu trú là gì khá mới mẻ bởi nó thay thế cho thuật ngữ “tạm trú vãng lai”. Sự thay đổi này để giúp phân biệt rõ hơn về “lưu trú” và “cư trú”.

lưu trú là gì? các quy định, thủ tục về việc lưu trú

Lưu trú là gì?

Phân biệt lưu trú với cư trú, thường trú

Trên thực tế, cả lưu trú và cư trú đều là việc công dân di chuyển tới một địa phương khác nằm ngoài nơi ở (nơi cư trú) của mình và ở trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, hành vi được coi là cư trú nếu thời gian ở từ 30 ngày trở lên và đã được đăng ký tạm trú. Tạm trú là việc ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú/ nơi tạm trú trong khoảng thời gian dưới 30 ngày. Còn thường trú là nơi công dân sinh sống lâu dài ổn định và đã được đăng ký thường trú.

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản như sau:

    Lưu trú là nơi ở trong thời hạn ngắn (dưới 30 ngày) và mang tính nhất thời.

    Cư trú gồm nơi thường trú và tạm trú;

    Thường trú là nơi ở ổn định, lâu dài và không có thời hạn;

lưu trú là gì? các quy định, thủ tục về việc lưu trú

Cơ quan Công an có thể kiểm tra đột xuất việc lưu trú, cư trú của công dân

Khi nào phải thông báo lưu trú?

Chúng ta cần thông báo về việc lưu trú khi đi tới một địa phương xã, phường, thị trấn nào đó nằm ngoài nơi cư trú và không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Cụ thể như như khi đến một nơi nào đó để du lịch, công tác, đi gặp người thân,… trong một khoảng thời gian và đã có kế hoạch xác định rõ ngày đến, ngày đi thì chúng ta cần thông báo lưu trú theo đúng quy định.

Quy định trong Điều 31, Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 đã nên rõ 3 vấn đề:

    Thứ nhất, khái niệm lưu trú là gì đã đề cập ở trên.

    Thứ 2, các gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên tới lưu trú phải có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn địa phương. Việc thông báo lưu trú có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại đều được.

    Thứ 3, về thời gian thực hiện việc lưu trú phải được thực hiện trước 23:00. Trường hợp người tới lưu trú sau 23:00 thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau;

Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh, chị, em ruột tới lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Thủ tục tiếp nhận lưu trú

Sau khi hiểu được khái niệm lưu trú là gì, hiểu về quy định của việc thông báo lưu trú, chúng ta cần nắm được thủ tục thông báo và tiếp nhận lưu trú để thực hiện.

Người dân thông báo lưu trú cần tới Cơ quan công an cấp xã là công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để khai báo. Tùy từng trường hợp cụ thể, các địa phương mà công dân cư trú có thể có những cơ sở, địa điểm khác để tiếp nhận thông tin khai báo cư trú của công dân hoặc khai báo qua điện thoại.

  • Các loại giấy tờ của người dân đăng ký lưu trú tại Cơ quan công an địa phương đã được quy định đầy đủ tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 35/2014/TT-BCA, cụ thể như gồm:

      Chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu Việt Nam (còn giá trị sử dụng);

      Giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh có giá trị thay thế;

      Giấy tờ do cơ quan, tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn cấp;

      Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không cần xuất trình các giấy tờ trên nhưng phải cung cấp các thông tin về nhân thân của mình;

  • Thời gian lưu trú phụ thuộc vào từng lý do và mục đích riêng của công dân. Tuy nhiên, những trường hợp công dân phải đăng ký lưu trú không nằm trong những trường hợp phải đăng ký tạm trú

    Sau khi cán bộ công an tiếp nhận đơn đăng ký, khai báo lưu trú, sẽ tiếp nhận thông tin của công dân và  ghi thông tin của công dân vào sổ tiếp nhận thông tin khai báo lưu trú.

    Trong trình công dân lưu trú tại địa phương, cán bộ có thể thực hiện thanh tra, kiểm tra về nơi cư trú của công dân tại địa phương đột xuất, định kỳ, hoặc kiểm tra theo yêu cầu. Đối với các trường hợp mà cán bộ phát hiện công dân không thực hiện khai báo cư trú thì công dân sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật.

Trên đây là đầy đủ những thông tin quy định về lưu trú là gì. Hy vọng bài viết của Homedy đã giúp bạn nắm chắc được các quy định của Pháp luật để tuân thủ, chấp hành đúng.

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News