Phong Thuỷ

Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp cần chuẩn bị những gì cho chu đáo?

Bạn đã biết mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp cần phải chuẩn bị những gì cho chu đáo chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tử Vi Ngày Nay nhé!

___TOC_HTML___

Thoáng cái mà một năm lại đã qua, cái rằm cuối cùng của năm nay đã ở ngay trước mắt. Vì đây là ngày rằm kết lại cho một năm nên rất nhiều gia đình quan tâm đến việc phải chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp sao cho chu đáo. Vậy hãy tham khảo những thông tin dưới đây nếu bạn còn điều gì chưa rõ!

Năm mới cận kề cũng là thời điểm mỗi gia đình đều tất bật chuẩn bị cho những ngày tết sao cho thật chu đáo, đầy đủ.

Trong khoảng thời gian cuối tháng Chạp này có ba lễ cúng lớn rất được người dân coi trọng, ấy là lễ cúng rằm tháng Chạp, lễ cúng ông Công ông Táo và lễ tất niên. Bạn cần nhớ kĩ 3 lễ cúng này để tấn tài tấn lộc, may mắn kéo dài năm này qua năm khác.

Vậy bạn đã biết mình cần phải chuẩn bị gì cho ngày rằm tháng Chạp chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tử Vi Ngày Nay nhé!

1. Ý nghĩa của ngày rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng của một năm

Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa: Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.

Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.

Tháng Chạp hay còn gọi là tháng thứ 12 âm lịch, là tháng cuối cùng của một năm (năm thường) và tháng thứ 13 (nếu là năm nhuận). Trong tháng Chạp, ngoài hai lễ cúng quan trọng là cúng ông Công, ông Táo và cúng Tất niên thì lễ cúng rằm tháng Chạp cũng được dân gian rất coi trọng.

Trong đó, rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng. Nhiều người dân Việt Nam rất coi trọng ngày này như một ngày tổng kết cho một năm và cũng là bước chuẩn bị trước ngày Tết Nguyên đán cận kề.

Chính vì vậy, việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp luôn được mọi người chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu và tươm tất nhất. Đó là tâm lý chung của các gia đình để bày tỏ lòng thành tâm của mình trước khi kết thúc một năm.

Tùy từng tập tục của địa phương hay nếp sống của mỗi gia đình mà lễ cúng rằm tháng Chạp có khác nhau về thời gian, đồ lễ, về nghi lễ cúng khấn… Tuy nhiên vẫn có những nét chung trong lễ cúng rằm tháng Chạp.

Theo Tử Vi Ngày Nay, ngày Rằm tháng Chạp năm Kỷ Hợi 2019, sẽ rơi vào ngày thứ Năm, ngày 9 tháng 1 năm 2020 dương lịch, tức là ngày Tân Hợi, tháng Đinh Sửu, năm Kỷ Hợi. Đây là một ngày Hoàng Đạo (ngày tốt).

2. Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì?

Cũng như tất cả các nghi lễ cúng khác, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị đủ cả đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ sẽ là lễ vật để dâng lên thần linh, tổ tiên, còn văn khấn là phương thức gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của con cháu tới những người đã khuất.

Đối với những gia đình tổ chức đơn giản, đồ cúng rằm tháng Chạp vẫn tương tự như những ngày rằm khác trong năm, không có những thay đổi quá lớn.

Đồ lễ sẽ bao gồm hoa quả, trầu cau, hoa tươi (thường là hoa huệ hoặc hoa cúc, đây là hai loài hoa có ý nghĩa tâm linh đặc biệt), đèn nhang, nước sạch và nến.

Khi chọn mua hoa quả, ta có thể mua những loại quả thông thường như táo, chuối, cam, dưa hấu… Lưu ý khi mua trầu cau, hoa quả cần chọn những loại còn tươi, có hình thức đẹp.

Còn với những gia đình muốn chuẩn bị mâm cúng tươm tất hơn thì có thể dâng lên thêm các lễ mặn. Lễ mặn có thể bao gồm những món truyền thống như gà luộc, xôi gấc (hoặc bánh chưng), giò chả, nem rán, canh măng…

Nhìn chung, mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp không cần quá thịnh soạn gây tốn kém, lãng phí mà chỉ cần thành tâm là được.

3. Những điều kiêng kỵ ngày Rằm tháng Chạp

Không tranh cãi, gây gổ, đánh nhau

Người ta quan niệm rằng tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối. Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh bề trên cùng ông bà tiên tổ về thăm con cháu, có thể nhìn và nghe thấy những điều sai trái chúng ta làm, nếu cố tình gây mâu thuẫn, không giữ hòa khí sẽ bị các đấng bề trên trách phạt.

Thêm vào đó, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến cho vận tiểu nhân mạnh thêm mà vận quý nhân càng thêm suy yếu. Gia đình xảy ra nhiều chuyện lục đục, công việc bất thuận gian nan… tốt nhất nên tránh đi là hơn, một điều nhịn là chín điều lành.

Không nhặt, dùng tiền rơi ngoài đường

Thấy tiền rơi nhặt lên không có gì là sai, nhưng nếu là những ngày trong tháng cuối năm này thì bạn đừng làm điều đó nhé. Người ta kiêng kị trong tháng Chạp nhặt tiền rơi ngoài đường về tiêu vì tiền này thường là tiền cúng lễ, người ta cúng tiền thật trong rằm tháng Chạp để xua đi vận rủi mà chúng ta lại nhặt về dùng thì chính là mang vận rủi ấy theo mình, những điều xui xẻo sẽ cứ thế mà tới. Nếu bạn không biết mà lỡ nhặt lên thì nên đem đi quyên góp, từ thiện, làm những điều có ích cho xã hội chứ chớ nên dùng vào việc cá nhân nhé.

Tránh làm vỡ bát đĩa

Trong tháng Chạp, đặc biệt là vào ngày rằm, các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa. Theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn. Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, gia đạo bất an, vận xui ập tới, tài lộc tiêu tan. Vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.

Một số lễ tục, kiêng kỵ khác trong dịp rằm tháng Chạp

Trong dịp rằm tháng Chạp, ngoài việc biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục từng địa phương mà một số gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an. Việc này được tiến hành tại chùa và gồm tất cả 7 lá sớ, mục đích cầu bình an cho các thành viên trong gia đình. Theo nếp xưa thường khuyên trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.

Một điều cần chú ý trong ngày rằm đặc biệt cuối cùng của năm này là các bạn không nên vay mượn người khác. Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn.

Văn khấn cúng Rằm tháng Chạp chuẩn theo văn khấn cổ truyền mời bạn tham khảo tại: Nghi lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp chuẩn mực để nhà nhà hưởng phúc

Theo Tử Vi Ngày Nay tổng hợp!

cúng rằm tháng chạp, phong tục đón tết, phong tục ngày tết, phong tục việt nam, mâm cỗ cúng rằm tháng chạp cần chuẩn bị những gì cho chu đáo?

Bạn đã biết mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp cần phải chuẩn bị những gì cho chu đáo chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tử Vi Ngày Nay nhé!

Thoáng cái mà một năm lại đã qua, cái rằm cuối cùng của năm nay đã ở ngay trước mắt. Vì đây là ngày rằm kết lại cho một năm nên rất nhiều gia đình quan tâm đến việc phải chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp sao cho chu đáo. Vậy hãy tham khảo những thông tin dưới đây nếu bạn còn điều gì chưa rõ!

Năm mới cận kề cũng là thời điểm mỗi gia đình đều tất bật chuẩn bị cho những ngày tết sao cho thật chu đáo, đầy đủ.

Trong khoảng thời gian cuối tháng Chạp này có ba lễ cúng lớn rất được người dân coi trọng, ấy là lễ cúng rằm tháng Chạp, lễ cúng ông Công ông Táo và lễ tất niên. Bạn cần nhớ kĩ 3 lễ cúng này để tấn tài tấn lộc, may mắn kéo dài năm này qua năm khác.

Vậy bạn đã biết mình cần phải chuẩn bị gì cho ngày rằm tháng Chạp chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tử Vi Ngày Nay nhé!

1. Ý nghĩa của ngày rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng của một năm

Người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa: Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.

Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.

Tháng Chạp hay còn gọi là tháng thứ 12 âm lịch, là tháng cuối cùng của một năm (năm thường) và tháng thứ 13 (nếu là năm nhuận). Trong tháng Chạp, ngoài hai lễ cúng quan trọng là cúng ông Công, ông Táo và cúng Tất niên thì lễ cúng rằm tháng Chạp cũng được dân gian rất coi trọng.

Trong đó, rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm, nhưng đây là ngày rằm cuối cùng. Nhiều người dân Việt Nam rất coi trọng ngày này như một ngày tổng kết cho một năm và cũng là bước chuẩn bị trước ngày Tết Nguyên đán cận kề.

Chính vì vậy, việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp luôn được mọi người chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu và tươm tất nhất. Đó là tâm lý chung của các gia đình để bày tỏ lòng thành tâm của mình trước khi kết thúc một năm.

Tùy từng tập tục của địa phương hay nếp sống của mỗi gia đình mà lễ cúng rằm tháng Chạp có khác nhau về thời gian, đồ lễ, về nghi lễ cúng khấn… Tuy nhiên vẫn có những nét chung trong lễ cúng rằm tháng Chạp.

Theo Tử Vi Ngày Nay, ngày Rằm tháng Chạp năm Kỷ Hợi 2019, sẽ rơi vào ngày thứ Năm, ngày 9 tháng 1 năm 2020 dương lịch, tức là ngày Tân Hợi, tháng Đinh Sửu, năm Kỷ Hợi. Đây là một ngày Hoàng Đạo (ngày tốt).

2. Mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì?

Cũng như tất cả các nghi lễ cúng khác, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị đủ cả đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ sẽ là lễ vật để dâng lên thần linh, tổ tiên, còn văn khấn là phương thức gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của con cháu tới những người đã khuất.

Đối với những gia đình tổ chức đơn giản, đồ cúng rằm tháng Chạp vẫn tương tự như những ngày rằm khác trong năm, không có những thay đổi quá lớn.

Đồ lễ sẽ bao gồm hoa quả, trầu cau, hoa tươi (thường là hoa huệ hoặc hoa cúc, đây là hai loài hoa có ý nghĩa tâm linh đặc biệt), đèn nhang, nước sạch và nến.

Khi chọn mua hoa quả, ta có thể mua những loại quả thông thường như táo, chuối, cam, dưa hấu… Lưu ý khi mua trầu cau, hoa quả cần chọn những loại còn tươi, có hình thức đẹp.

Còn với những gia đình muốn chuẩn bị mâm cúng tươm tất hơn thì có thể dâng lên thêm các lễ mặn. Lễ mặn có thể bao gồm những món truyền thống như gà luộc, xôi gấc (hoặc bánh chưng), giò chả, nem rán, canh măng…

Nhìn chung, mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp không cần quá thịnh soạn gây tốn kém, lãng phí mà chỉ cần thành tâm là được.

3. Những điều kiêng kỵ ngày Rằm tháng Chạp

Không tranh cãi, gây gổ, đánh nhau

Người ta quan niệm rằng tháng Chạp là lúc ngày cùng tháng tận, nếu trong những ngày này mà tranh cãi với người khác thì dễ ảnh hưởng đến vận trình năm mới, dễ gặp nhiều chuyện phiền phức rắc rối. Ngoài ra, ngày rằm tháng Chạp cũng là lúc mà thần thánh bề trên cùng ông bà tiên tổ về thăm con cháu, có thể nhìn và nghe thấy những điều sai trái chúng ta làm, nếu cố tình gây mâu thuẫn, không giữ hòa khí sẽ bị các đấng bề trên trách phạt.

Thêm vào đó, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến cho vận tiểu nhân mạnh thêm mà vận quý nhân càng thêm suy yếu. Gia đình xảy ra nhiều chuyện lục đục, công việc bất thuận gian nan… tốt nhất nên tránh đi là hơn, một điều nhịn là chín điều lành.

Không nhặt, dùng tiền rơi ngoài đường

Thấy tiền rơi nhặt lên không có gì là sai, nhưng nếu là những ngày trong tháng cuối năm này thì bạn đừng làm điều đó nhé. Người ta kiêng kị trong tháng Chạp nhặt tiền rơi ngoài đường về tiêu vì tiền này thường là tiền cúng lễ, người ta cúng tiền thật trong rằm tháng Chạp để xua đi vận rủi mà chúng ta lại nhặt về dùng thì chính là mang vận rủi ấy theo mình, những điều xui xẻo sẽ cứ thế mà tới. Nếu bạn không biết mà lỡ nhặt lên thì nên đem đi quyên góp, từ thiện, làm những điều có ích cho xã hội chứ chớ nên dùng vào việc cá nhân nhé.

Tránh làm vỡ bát đĩa

Trong tháng Chạp, đặc biệt là vào ngày rằm, các cụ xưa cực kì kiêng kị làm vỡ bát đĩa. Theo quan niệm dân gian, những ngày này mà bát đĩa vỡ mẻ là điềm báo xui rủi, kém may mắn. Bát đĩa vỡ còn tượng trưng cho gia đình lục đục, gia đạo bất an, vận xui ập tới, tài lộc tiêu tan. Vẫn biết chẳng ai cố tình đập vỡ bát nhưng tới tháng Chạp, bạn hãy cẩn thận với bát đĩa trên tay mình nhé.

Một số lễ tục, kiêng kỵ khác trong dịp rằm tháng Chạp

Trong dịp rằm tháng Chạp, ngoài việc biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục từng địa phương mà một số gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an. Việc này được tiến hành tại chùa và gồm tất cả 7 lá sớ, mục đích cầu bình an cho các thành viên trong gia đình. Theo nếp xưa thường khuyên trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.

Một điều cần chú ý trong ngày rằm đặc biệt cuối cùng của năm này là các bạn không nên vay mượn người khác. Vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn.

Văn khấn cúng Rằm tháng Chạp chuẩn theo văn khấn cổ truyền mời bạn tham khảo tại: Nghi lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp chuẩn mực để nhà nhà hưởng phúc

Theo Tử Vi Ngày Nay tổng hợp!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News