Nhà Đất

Mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền: Tiềm ẩn những rủi ro khó lường!

Để hợp thức hóa giao dịch bất động sản (BĐS) chưa đủ điều kiện, không ít trường hợp đã lập song song hợp đồng mua bán cùng với một hợp đồng ủy quyền. Theo đó, bên bán (tức bên ủy quyền) sẽ ủy quyền cho bên mua (tức bên được ủy quyền) toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt BĐS.

Trên thực tế, hình thức mua bán này không phải là hiếm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dưới đây là 7 mối rủi ro tiềm ẩn khi mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền bạn cần biết:

1. Giá bất động sản biến động

Một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền, trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán BĐS, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên.

mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền: tiềm ẩn những rủi ro khó lường!

Mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh minh họa

2. Theo điều 589 Bộ luật dân sự

Hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp: “Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.”

3. Theo điều 588 Bộ luật Dân sự

Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

4. Bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba

Ví dụ nợ đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật tố tụng dân sự, quản lý thuế, thi hành án… các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả bất động sản đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền.

5. Tang vật vụ án hoặc tài sản do phạm tội mà có

Trên thực tế, người ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản. Nếu cơ quan tố tụng xác định tài sản này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có thì giao dịch giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ bị “tuýt còi”.

mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền: tiềm ẩn những rủi ro khó lường!

6. Khi có nhu cầu vay vốn

Bên được ủy quyền mang bất động sản thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán – ủy quyền này.

7. Bên ủy quyền hoặc/và bên được ủy quyền bội tín

Mỗi bên vẫn có thể sử dụng những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia. Ví dụ: Có vụ việc xảy ra khi ký hợp đồng ủy quyền song (giao dịch thực chất là mua bán), một thời gian sau. Bên ủy quyền có văn bản đề nghị ngân hàng A không nhận thế chấp quyền sử dụng đất của bên được ủy quyền và tranh chấp xảy ra.

Vừa rồi là 7 mối rủi ro tiềm ẩn khi mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền. Homedy luôn hy vọng rằng, với những nội dung trên bạn sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro và giao dịch mua, bán nhà đất thành công và thuận lợi nhất!

Tham khảo giá căn hộ chung cư trên toàn quốc tại Homedy!

H. Mai (Tổng hợp)

Theo Homedy Blog Tư vấn

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News