Phật học

Ngày vía Đức Phật A Di Đà là ngày nào? Ý nghĩa ngày vía A Di Đà Phật

Ngày vía Đức Phật A Di Đà là ngày nào? Ngày vía đức Phật A Di Đà bắt nguồn từ đâu? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa ngày vía Phật A Di Đà trong bài viết sau đây.

niệm nam mô a di đà phật, ngày vía đức phật a di đà là ngày nào? ý nghĩa ngày vía a di đà phật

Thiền sư Vĩnh Minh Thọ được xem như là hóa thân của đức Phật A Di Đà nên mọi người chọn ngày sinh của Thiền sư là ngày 17 tháng 11 Âm lịch hàng năm cử hành lễ Vía, nhớ lại Đức Phật A Di Đà.

1. Ngày vía đức Phật A Di Đà bắt nguồn từ đâu?

Theo lời đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó là Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh.

Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Trong các Kinh thì không có nói đến ngày sinh của ngài mà có các câu truyện lưu truyền như sau:

Có một lần, Đức Phật A Di Đà thị hiện vào đời nhà Đường làm một vị Hòa thượng tên là Thiện Đạo Đại Sư, hoằng dương Tịnh Độ, dạy người chuyên niệm Phật cầu hóa sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, và Ngài cũng là vị Tổ thứ II trong Tịnh Độ Tông.

Một lần khác cũng vào đời nhà Đường bên Trung Hoa, Ngài hiện thân làm một vị Đại sư tên là Pháp Chiếu, mở ra “Ngũ Hội Đạo Tràng” độ người về Cực Lạc, sau được suy tôn làm vị Tổ Thứ IV của Tịnh Độ.

Nhưng có lẽ đặc biệt nhất là câu chuyện giáng sinh của đức Phật A Di Đà vào đời nhà Tống, Trung Hoa, Ngài thị hiện làm một vị Hòa thượng khác tên là Vĩnh Minh Thiền sư – 永明禪師 (904-975) (còn gọi: Diên Thọ thiền sư 延壽禪師), tự Trọng Nguyên 仲元), suốt thông tông giáo, triệt ngộ Thiền-cơ, nhưng tận lực hoằng dương Tịnh Độ, là vị Tổ thứ VI của Tịnh Độ Tông.

Diên Thọ Đại sư, tự Xung Huyền, người đời Tống, con của họ Vương ở Tiền Đường. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa, cảm đến quỳ mọp nghe kinh.

Lớn lên, Xung Huyền được Văn Mục Vương tuyển dụng, cho làm quan trông nom về thuế vụ. Nhiều lần ngài lấy tiền công quỹ đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sanh. Việc phát giác ra, bị Pháp ty thẩm định, xử ngài vào tội tử hình. Lúc sắp đem đi chém, Văn Mục Vương bí mật cho người rình xem, nếu thấy ngài nhan sắc thản nhiên, không tỏ về buồn rầu lo sợ, thì phải đem về trình lại. Thấy ngài trước sau vẫn an điềm. Sứ giả trao sắc chỉ cho quan Giám trảm, rồi dẫn về diện kiến vua. Khi Vương hỏi duyên cớ, ngài đáp: “Tôi tự dùng của công, đáng tội chết. Nhưng toàn số tiền đó, tôi dùng mua cứu được muôn ức sanh mạng, thì dù thân này có chết, cũng được vãng sanh về cõi Lạc Bang, vì thế nên tôi không lo sợ”. Văn Mục Vương nghe qua cảm động, ra lịnh tha bổng. Ngài xin xuất gia, Vương bằng lòng.

Sau đó, ngài đến quy y với Thúy Nham thiền sư ở Tứ Minh. Kế lại tham học với Thiều Quốc Sư ở Thiên Thai, tỏ ngộ tâm yếu, được Quốc sư ấn khả, ngài từng tu Pháp Hoa Sám ở chùa Quốc Thanh. Trong lúc thiền quán thấy đức Quán Thế Âm Bồ Tát rưới nước cam lồ vào miệng, từ đó được biện tài vô ngại. Do túc nguyện muốn chuyên chủ về Thiền hoặc Tịnh mà chưa quyết định, ngài đến thiền viện của Trí Giả đại sư, làm hai lá thăm: một lá đề Nhất tâm Thiền định, còn lá kia là: Trang nghiêm Tịnh độ. Kế lại chí tâm đảnh lễ Tam Bảo sám hối, cầu xin gia bị. Đến khi rút thăm, luôn bảy lần đều nhằm lá Trang Nghiêm Tịnh Độ. Từ đây ngài nhất ý tu về Tịnh nghiệp.

Năm Kiến Long thứ hai đời Tống. Trung Ý Vương thỉnh ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu là Trí Giác thiền sư. Ngài ở đây trước sau mười lăm năm, độ được một ngàn bảy trăm vị Tăng. Ngài trứ tác tập “Vạn Thiện đồng quy”, chủ ý khuyến tu các pháp lành qui hướng về Tịnh độ. Đại sư lập công khóa, mỗi ngày đêm hành trì một trăm lẻ tám điều và hai điều đặc biệt trong đó, là tụng một bộ kinh Pháp Hoa, niệm mười muôn câu Phật hiệu. Ban đêm khi ngài qua gộp núi khác niệm Phật, những người ở gần nghe tiếng loa pháp cùng thiên nhạc trầm bổng du dượng. Về kinh Pháp Hoa, trọn đời ngài tụng được một muôn ba ngàn bộ. Đại sư thường truyền giới Bồ Tát, mua chim cá phóng sanh, thí thức cho quỷ thần, tất cả công đức đều hồi hướng về Tịnh độ. Ngài có trứ tác một trăm quyển Tông Cảnh Lục, hội chỉ thú dị đồng của ba tông: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa và Duy Thức.

Niện hiệu Khai Bảo thứ tám, ngày 26 tháng 2 vào buổi sáng sớm. Đại sư lên chánh điện đốt hướng lễ Phật. Lễ xong, ngài họp đại chúng lại dặn dò khuyên bảo, rồi ngồi kiết già trên pháp tòa mà thị tịch, thọ được bảy mươi hai tuổi, hạ 42, toàn thân nhập tháp núi Đại Từ.

Về sau, có vị Tăng từ Lâm Xuyên đến, trọn năm kinh hành lễ tháp của Đại sư. Có người hỏi duyên cớ, vị Tăng đáp: Năm trước tôi bị bịnh nặng, thần thức vào cõi u minh, thấy bên tả đại điện có thờ tượng một vị Hòa thượng. Minh Vương đang cung kính lễ bái tượng ấy. Tôi thưa hỏi nguyên do, mới biết đó là tượng Diên Thọ thiền sư ở chùa Vĩnh Minh tại Hàng Châu. Ngài đã vãng sanh về phẩm Thượng thượng nơi cõi cực Lạc. Minh Vương trọng đức nên kính thờ”.

Theo truyện ký, vào thời Ngô Việt Vương, tại Hàng Châu có Hòa thượng Hành Tu, trụ trì chùa Pháp Tướng. Ngài vốn con nhà họ Trần ở Tuyền Nam, sanh ra có tướng lạ, hai tai dài chấm tới vai, đến bảy tuổi vẫn không nói. Một hôm có người đùa hỏi, ngài bỗng ứng tiếng đáp: “Nếu không gặp bậc tác gia, nói cho lắm chỉ xô phá lầu khói mà thôi!”.

Sau ngài xuất gia ở chùa Ngõa Quan tại Kim Lăng, tham phỏng với Tuyết Phong thiền sư, ngộ được tâm ấn. Từ đó mãnh thú gặp ngài đều thuần thục, từng nổi tiếng là ông Tăng có nhiều sự phi thường, linh dị. Có một Đại đức hỏi: “Thế nào ý nghĩa của đôi tai dài?” Ngài không đáp, chỉ kéo dài hai tai mà biểu thị. Lại hỏi: “Chót núi phương Nam có khó đến chăng”?”. Ngài đáp: “Chỉ tại chưa từng đi đến”. Hỏi: “Sau khi đến rồi như thế nào?. Đáp: “Một mình nằm nghỉ đỉnh non cao”.

Ngô Việt Vương nhân khi đến chùa lễ Phật, có hỏi ngài Vĩnh Minh: “Bạch tôn đức! Thời nay có bậc chân Tăng nào khác chăng?” Đại sư đáp: “Có Hòa thượng Hành Tu, đôi tai dài, chính là Phật Định Quang ứng thân đấy!”. Vương tìm đến ngài Hành Tu cung kính đảnh lễ, tôn xưng là Định Quang Như lai ra đời. Ngài bảo: “Vĩnh Minh Đại sư thật khéo nhiều lời. Ông ta cũng chính là Phật A Di Đà ứng thân đó”. Nói xong, ngồi yên mà hóa. Ngô Việt Vương vội vã trở về chùa Vĩnh Minh định gạn hỏi hết, thì Đại sư cũng đã thị tịch.

Do đó, người đương thời truyền nhau: Vĩnh Minh đại sư là Phật A Di Đà ứng hóa nên hàng Tăng tục mới lấy ngày sanh nhật của Đại sư ngày 17 tháng 11 Âm lịch để làm lễ vía (kỷ niệm) cúng dường kính mừng Đức Phật A-Di-Đà thị hiện giáng sinh.

Đại sư là Tổ thứ ba của tông Pháp Nhãn, đồng thời cũng được tôn xưng là Tổ thứ sáu của tông Tịnh độ.

niệm nam mô a di đà phật, ngày vía đức phật a di đà là ngày nào? ý nghĩa ngày vía a di đà phật

2. Ý nghĩa ngày vía Đức Phật A Di Đà

Danh nghĩa của Đức Phật A Di Đà:

Đức Phật A Di Đà là Đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây Phương Cực Lạc, tên Ngài có 3 nghĩa:

– Vô Lượng Quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp mười phương thế giới;

– Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không thể nghĩ lường được;

– Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Ngài làm những công đức to lớn không thể kể xiết.

NgГ y vГ­a Дђб»©c Phбє­t A Di ДђГ

Vì Kinh sách Tịnh Độ tông không ghi rõ ngày đản sinh, xuất gia thành đạo của Phật A Di Đà, nên người tu Tịnh Độ chọn ngày sinh của Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư là ngày 17 tháng 11 Âm lịch hàng năm cử hành lễ vía, nhớ lại Đức Phật A Di Đà. Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư được xem như là hoá thân của Phật A Di Đà.

Theo sách “Đường về cực Lạc”, Ngài sinh vào đời Tống, người Tiền Đường, họ Vương tự Xung Huyền. Thuở thiếu niên thường trì tụng Kinh Pháp Hoa, cảm bầy dê quì mọp nghe Kinh.

Trưởng thành làm quan coi về thuế vụ, nhiều lần lấy tiền công đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sinh. Bị phát giác hình quan thẩm định án tử. Khi áp giải ra pháp trường sắc mặt vẫn bình thản, vì tin rằng do công đức phóng sinh hồi hướng sẽ được sinh Tịnh độ. Nhà vua cảm động tha bổng.

Ngài xin xuất gia, đến Tứ Minh thọ pháp với Tuý Nham Thiền Sư. Ngài tụng Pháp Hoa Sám, thấy Bồ Tát Quan Thế Âm tưới nước cam lồ vào miệng, được biện tài vô ngại. Ngài tu Thiền nhưng rất mến mộ Tịnh, một hôm đến thiền viện của Trí Giả đại sư làm hai lá thăm: Một đề “nhất tâm thiền định”, một đề “Trang nghiêm Tịnh độ”. Sau 7 lần rút thăm đều rút nhằm lá thăm “Trang Nghiêm Tịnh độ”. Từ đó Ngài tận lực tu niệm hoằng hoá pháp môn Tịnh độ.

Về sau Ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu Trí giác Thiền Sư, ngài trụ ở đây 15 năm, độ được 1700 vị tăng và cư sĩ qui hướng Tịnh độ rất nhiều. Ngài trứ tác tập “Vạn Thiện đồng quy”, chủ ý khuyến tu các pháp lành qui hướng về Tịnh độ.

Sб»± tГ­ch Дђб»©c Phбє­t Di ДђГ

Theo kinh Đại A Di Đà, về thời đức Phật Thế Tự Tại Vương ra đời có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng, một hôm Ngài đảnh lễ Phật quỳ xuống chấp tay cầu Phật chứng mình và phát 48 lời nguyện. Do nguyện lực ấy sau này thành Phật hiệu A Di Đà.

Lại theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, vị này có người con tên là Bảo Tạng tướng tốt dị thường, sau xuất gia thành Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết pháp liên phát tâm muốn cúng dường các món ăn uống, y phục cho đức Phật và đại chúng luôn luôn trong ba tháng. Vị đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm bồ đề cầu đạo vô thượng.

Vua liền nguyện sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ một cảnh giới cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh; vua Vô Tránh Niệm phát nguyện xong đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà và cõi nước của Ngài sẽ là cõi Cực Lạc Tây Phương. Vị đại thần Bảo Hải sau này cũng thành Phật tức là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. (theo tài liệu Phật pháp bậc Sơ Thiện của Gia đình Phật tử)

Trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà có các nguyện sau đây:

Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi, chỉ cần niệm mười niệm mà nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Đức Phật Thích Ca sau này đã vì những hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà nên khai thị pháp môn Niệm Phật để chuyển thân và tâm trở về bản thể thuần khiết nhất của con người. Pháp môn này được hiểu đơn giản là người tu chỉ cần nhất tâm trì niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, gọi là lục tự Di Đà thì khi mệnh chung sẽ được vãng sanh về cõi Tịnh độ để tiếp tục con đường tu tập giải thoát.

Kinh Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm là bộ kinh nói về phương pháp niệm Phật. Phương pháp tu của Tịnh Độ tông gồm có: Tự lực và Tha lực.

1. Tự lực có nghĩa là: Trì giới, Trì Tuệ và Thiền định.

2. Tha lực gồm có: Chánh hạnh và Tập hạnh.

a. Chánh hạnh gồm: Chánh định nghiệp và Trợ nghiệp.

– Chánh định nghiệp: là một lòng niệm danh hiệu A Di Đà.

-Trợ nghiệp: là một lòng tụng kinh Tịnh Độ, một lòng quán sát, nhớ cõi Tịnh độ trang nghiêm, một lòng lễ bái A Di Đà Phật và một lòng ca ngợi cúng dường Phật Di Đà.

b. Tập hạnh là thực hành các điều thiện theo pháp tu của Tịnh Độ Tông. Thường năm đến ngày 17 tháng 11 âm lịch Phật tử chúng ta làm lễ vía của Đức Phật Di Đà. Trong khi gần lâm chung và khi đưa tang hoặc khi cúng lễ thường niệm danh hiệu của Ngài là hiệu THANH TỊNH để trừ những tà niệm, chuyển đổi cảnh đời ô trược thành cảnh giới thanh tịnh sáng suốt như cảnh giới Cực lạc.

Nhân ngày vía của Đức Di Đà, chúng ta cầu mong mọi người thân tâm được an lạc, được hạnh phúc. Cùng hướng về Ngài, niệm danh hiệu Ngài, làm điều phước thiện, nguyện cầu cho thế giới không còn lầm lạc, oán ghét, khổ đau, chia rẽ… Chúng ta hợp sức và đoàn kết lại đề mọi người được an vui trong ánh hào quang nhiệm màu của Đức Phật Di Đà.

3. Niệm Nam Mô A Di Đà Phật có ý nghĩa gì, có tác dụng gì?

Giải trừ phiền não

Những người gặp các cảnh khổ, như tử biệt sanh ly, nhà tan cửa mất, tai nạn bất thường… sanh các phiền não, nếu biết chí tâm niệm Phật, thì các phiền não khỗ đau dần dần tiêu tan. Vì sao lại có kết quả tốt đẹp như thế?

Vì tâm ta cũng như dòng nước luôn luôn tuôn chảy. Nếu chúng ta pha vào những chất cáu bẩn, thì nước trở thành đục bẩn; nếu chúng ta pha vào những chất thơm tho, thì nước sẽ trở thành thơm mát. Nếu tâm ta chỉ nhớ đến những tai nạn khổ đau, thì luôn luôn sẽ bị phiền não khuấy đục.

Khi ta niệm Phật thì sẽ cố nhiên nhớ Phật, quên đau khổ. Ðem sự nhớ Phật này thế cho cải hóa sự đau khổ; một giờ niệm Phật thì sẽ đổi được một giờ sầu khổ, một ngày niệm Phật thì đổi được một ngày khổ đau.

Cứ như thế, nếu niệm Phật được tăng chừng nào, thì sự buồn phiền đau khổ sẽ giảm đi chừng ấy. Cho nên cổ nhân có câu “Một câu niệm Phật giải oan khiên”.

Trừ được niệm chúng sanh

Chúng sanh hằng ngày nhớ nghĩ đến những điều tội lỗi như tham, sân, si… miệng thốt ra những điều tội ác, thân làm những việc xấu xa. Ðó là những ác nghiệp của chúng sanh.

Nay nếu chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì chúng ta không còn thì giờ để nhớ nghĩ việc tội lỗi nữa và thực hành những ác nghiệp trên nữa. Như thế là niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh. Niệm Phật càng nhiều thì niệm chúng sanh càng ít. Niệm Phật hoàn toàn thì niệm chúng sanh dứt sạch.

Làm cho thân thể được nhẹ nhàng an ổn

Bệnh tật của chúng ta, một phần do thể xác, nhưng một phần củng do ảnh hưởng của tinh thần. Nhiều người mất ăn bỏ ngủ vì uất hận, nhục nhã…

Do đó, uất khí tích tụ lâu ngày trong người, mà sinh bệnh mất ăn bỏ ngủ. Gặp những trường hợp như vậy, nếu chúng ta niệm Phật cho ra tiếng, thì những nỗi uất hận đè nặng lên tâm can chúng ta sẽ như được trút ra cùng hơi thở, cùng tiếng niệm, và thâm tâm ta được nhẹ nhàng dễ chịu.

Những người yếu tim, nếu biết niệm Phật sẽ mau bình phục. Vì bệnh yếu tim thường làm cho người bệnh hồi hộp, lo sợ; nay nhờ niệm Phật nên tâm định, tâm định thì những sự hồi hộp lo nghĩ giảm đi. Do đó mà ăn được, ngủ yên và bệnh mau bình phục.

Tâm trí thêm sáng suốt, học hành mau nhớ

Những người tâm trí loạn động thì tối tăm, như ngọn đèn bị gió, không sáng được. Nhờ niệm Phật, tâm trí sẽ định tĩnh, như ngọn đèn có ống khói, không lay động. Do đó tâm trí sẽ phát chiếu, như ngọn đèn tỏa ánh sáng vậy.

Khi lâm chung sẽ được sinh về Tịnh độ

Câu A Di Đà Phật đó mang một ý nghĩa gieo một duyên lành, tức là gieo cho người này một chút duyên lành, cơ hội cuối cùng để người này mang đi.

Tùy ý niệm thiện ác mà hạt giống này sẽ dẫn dắt họ trên tiến trình tái sinh trong một môi trường nào đó. Như vậy hành động của chúng ta giúp cho một người sắp qua đời mà tạo nhiều ác nghiệp, ta niệm A Di Đà Phật có nghĩa là tôi sẽ gieo cho chúng sinh này một chút căn lành trước khi lâm chung.

Có một bài hát có đoạn nói về tác dụng khi niệm Nam mô A Di Đà Phật như sau:

“Thầy dạy con nên thường niệm: Nam mô A Di Đà Phật! Khi niệm con phải nhất tâm Cho đời thoát cơn mê lầm Lòng thành con luôn thường niệm Nam mô A Di Đà Phật! Dù trong lúc đang làm gì Nam mô A Di Đà Phật! Lời thầy ghi nhớ trong đời Niệm Phật cho ta thảnh thơi Niệm Phật thân tâm rạng ngời Niêm Phật ta có được gì Niệm Phật cho ta lối đi
Niệm Phật tâm thêm từ bi…”.

Không quan trọng là Niệm bao nhiêu câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, trì bao nhiêu Chú, lạy Phật bao nhiêu lạy. Chỉ cần lúc niệm giữ tâm thanh tịnh, cung kính, nhẹ nhàng thư thái. Nếu Niệm nhiều, Lạy Phật nhiều mà tâm không thanh tịnh, âu sầu lo lắng thì cũng không có kết quả.

Hiểu được ý nghĩa của Nam Mô A Di Đà Phật và việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật có tác dụng gì, chúng ta sẽ biết cách vận dụng đúng vào đời sống hàng ngày để đón lành tránh dữ.

Trích nguồn: Phatgiao.org.vn!

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News