Phong Thuỷ

Ngũ hành tương khắc

Có phải bạn đang tìm hiểu về ngũ hành tương khắc? Tác động của ngũ hành phong thủy lên cơ thể cũng như vấn đề ngũ hành tương khắc tương ứng với tuổi của bạn như thế nào. Hãy cùng Phong Thủy Shop tìm hiểu về những nội dung bạn đang quan tâm trong bài viết sau đây.

Nhắc tới ngũ hành tương khắc là nói đến sự xung khắc giữa các hành với nhau, hay gọi đúng tên bản chất của sự tương khắc là hành này khống chế và làm cho hành kia bị suy yếu, hủy diệt. Nếu Ngũ hành tương sinh được hiểu là sự nuôi dưỡng, bồi đắp của hành này cho hành kia phát triển và lớn mạnh, được coi như là tốt giữa 2 hành đó, thì Ngũ hành tương khắc lại được coi là xấu giữa 2 hành.

Nguồn gốc thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy

Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Kim (Kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (Nước), Hỏa (Lửa), Thổ (Đất). Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành, không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật

ngũ hành tương khắc

Thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy

Trong thuyết này các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có mối quan hệ qua lại hỗ trợ hoặc khắc chế lẫn nhau.  Các yếu tố hỗ trợ, hòa hợp với nhau gọi là ngũ hành tương sinh, Và ngược lại tương khắc, chế khắc nhau gọi là ngũ hành tương khắc. Đây là mối quan hệ không thể tách rời và tất cả các yếu tố đều có quan hệ bình đẳng yếu tố này có thể phù hợp hoặc bị khắc chế bởi một yếu tố khác.

Thế nào là ngũ hành tương khắc trong phong thủy?

Tương khắc trong ngũ hành phong thủy  là nói đến sự xung khắc giữa các hành với nhau, hay gọi đúng tên bản chất của sự tương khắc là hành này khống chế và làm cho hành kia bị suy yếu, hủy diệt.. Vạn vật trên trái đất đều khắc chế để cân bằng âm dương. 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khắc chế lẫn nhau tạo thành một vòng khép kín gọi là ngũ hành tương khắc. Trong quan hệ ngũ hành tương khắc theo tuổi người mệnh này có thể khắc chế, kìm hãm sự phát triển của người mệnh kia.

ngũ hành tương khắc

Sơ đồ ngũ hành tương khắc trong phong thủy

Mộc khắc Thổ: Cây cối cắm rễ vào đất, hút chất màu mỡ của đất, làm khô nẻ đất đá nên mới nói Mộc khắc Thổ.

Thổ khắc Thủy: Đất hút cạn nước, hoặc ngăn chặn dòng chảy của nước nên nói Thổ khắc Thủy.

Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa hoặc làm suy yếu cường độ của lửa nên mới nói Thủy khắc Hỏa.

Hỏa khắc Kim: Lửa nóng làm cho kim loại biến dạng, suy yếu, hoặc tan chảy nên mới nói Hỏa khắc Kim.

Kim khắc Mộc: Kim loại làm đổ cây cối, chế tác cây cối thành vật dụng nên mới nói Kim khắc Mộc.

Quy luật ngũ hành ảnh hưởng tới tính cách con người

Người mệnh Mộc có tính cách thẳng thắn, có lòng trắc ẩn, từ bi, bình dị, thích giúp đỡ người khác, Họ khá điềm tĩnh thanh cao. Dạng người này chủ về nhân nghĩa. Mặt mũi thanh tú, dáng cao dong dỏng, sắc mặt trắng xanh, những người có Mộc thịnh đa số là người nhân từ. Nếu Mộc nhiều quá thì tính tình ngang ngạnh, ương bướng. Nếu Mộc quá ít dễ sinh lòng đố kỵ, ghen tuông.

Người mệnh Hỏa là nóng nảy, cung kính, khiêm nhường, chất phác thuần hậu. Người này chủ về lễ. Khuôn mặt phía trên nhọn, phía dưới tròn, lỗ mũi hơi lộ, nói năng khá nhanh. Trong lòng có chút nóng vội, sắc mặt lúc xanh lúc đỏ. Nếu Hỏa thái quá thì sắc mặt vàng, người gầy, thường đố kỵ, làm việc có đầu mà không có cuối.

Người mệnh Kim rất giỏi thay đổi, cái tôi cao, rất trượng nghĩa, có thái độ hành xử đúng mực. Dạng người này chủ về nghĩa. Mặt vuông, sắc trắng, lông mày cao, làm việc quyết đoán. Nếu Kim thái quá sẽ không có lòng nhân nghĩa, tính tham nổi lên, dễ sinh sự với người khác. Nếu Kim quá ít thì thích nghĩ không thích làm, khá keo kiệt.

Đặc tính người mệnh Thủy là nhuận hạ (có khả năng tưới nhuần vạn vật), người này chủ về trí nên là dạng người túc trí đa mưu, có học thức và tầm nhìn xa. Nếu Thủy quá nhiều sẽ sinh ra gian tà giảo hoạt, hay bày trò nham hiểm. Nếu Thủy quá ít thì dáng người nhỏ bé, khá nhát gan.

Người mệnh Thổ thì phúc hậu chân thành, trong ngoài như một. chủ về tín. Người này vai tròn, lưng rộng, lông mày thanh tú, sắc mặt vàng, tính tình trầm tĩnh, khoan dung với mọi người. Nếu Thổ quá nhiều thì kém thông minh, chậm chạp. Nếu Thổ quá ít thì keo kiệt, bủn xỉn, khó có được sự đồng tình của người khác.

Tác động của ngũ hành tương khắc đối với cuộc sống hàng ngày

Mối tương quan sinh – khắc của Ngũ hành được hiểu như vậy nên trong khoa Tử vi mới có sự lưu ý đặc biệt:

4 cung Thìn – Tuất – Sửu – Mùi đều thuộc Thổ và chia ra 2 cặp cùng khí Dương (+) là Thìn – Tuất và cùng khí Âm (-) là Sửu – Mùi. Nên sẽ không có sự đối kháng giữa Thìn và Tuất, Sửu và Mùi như các cặp còn lại như: Tý – Ngọ, Mão – Dậu, Tỵ – Hợi, Dần – Thân.

Tại sao vậy? Vì Thìn – Tuất đều là Dương Thổ, Sửu – Mùi đều là Âm Thổ nên không có sự đối kháng. Nhưng các cặp còn lại Tý (Dương Thủy) – Ngọ (Dương Hỏa), Mão (Âm Mộc) – Dậu (Âm Kim), Tỵ (Âm Hỏa) – Hợi (Âm Thủy) và Dần (Dương Mộc) – Thân (Dương Kim). Tuy các cặp này đều cùng thể chất khí (cùng Âm hoặc cùng Dương) nhưng đặc tính của hành lại khắc nhau nên mới có sự đối kháng (Thủy >< Mộc) như vậy.

Trong mối quan hệ vợ chồng, nếu tuổi vợ chồng ở thế tương khắc thì trường hợp tuổi chồng khắc tuổi vợ còn khả dĩ chấp nhận phần nào, nhưng nếu tuổi vợ lại khắc tuổi chồng (ví dụ tuổi vợ là Bính Thìn khắc tuổi chồng là Bính Ngọ) thì quả thật trường hợp này đúng là “nghi bại nghi vong” – Người vợ sẽ đem lại những bất hạnh, đắng cay cho người chồng. Đây là điều tối kỵ trong việc kết duyên đôi lứa theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nghiên cứu về sự tương khắc của Ngũ hành, thì nguyên tắc căn cứ vào Ngũ hành của nạp âm thủ tựơng nhất quyết phải được chú trọng. Đây là yếu tố quan trọng để lý giải tại sao tương sinh mà lại không tương sinh, tương khắc mà thực chất lại không tương khắc

* Chẳng hạn, tuổi Bính Ngọ và Bính Thìn

Xét về đặc tính của Ngũ hành thì tuổi Bính Ngọ có bản mệnh là Thủy, còn tuổi Bính Thìn có bản mệnh là Thổ, sẽ xung khắc vì: Thổ làm cho Thủy (Thổ khắc Thủy) bị hao kiệt, suy yếu, thậm chí bị hủy diệt. Xét đến âm dương của ngũ hành thì Bính Thìn là dương Thổ, Bính Ngọ là dương Thủy, thì hai tuổi này cũng sẽ không có sự tương khắc mà chỉ đối kháng nhau, đẩy nhau ra xa và không thể có sự hủy diệt nhau vì đều là Dương (+), nhưng nếu xét về bản chất lý tính (nạp âm Ngũ hành) thì Sa Trung Thổ (đất bồi bờ biển, còn gọi đất trong cát) không thể làm hại được Thiên Hà Thủy (nước sông trên trời, còn gọi nước trời mưa) vì các loại Thổ (đất) không thể hút được nước trên trời, ngược lại còn bị nước sông trời (nếu nhiều) sẽ  làm cho tan rã, hư hại.

Như vậy, tuổi Bính Thìn và Bính Ngọ về cơ bản không có sự xung khắc gay gắt, không dẫn đến cảnh “hủy diệt” lẫn nhau, nhưng vì đều là khí dương (+) nên sẽ không hợp nhau, không làm tốt cho nhau mà luôn đẩy nhau ra xa, cản trở nhau trong mọi công việc.

Lưu ý: Đây là xét về Âm Dương Ngũ hành thì là vậy nhưng không thể cứ là nữ Mệnh Bính Thìn (Thổ) và nam Mệnh Bính Ngọ (Thủy) sẽ đều như vậy. Sự gia giảm về hệ quả của sự kết hợp vợ chồng phần lớn phụ thuộc vào lá số của mỗi người trong mỗi cặp vợ chồng, vì thế mới có sự khác biệt khi so sánh hạnh phúc giữa các cặp vợ chồng có bản Mệnh giống nhau. Tuy nhiên, tất cả các cặp vợ chồng trong trường hợp này đều gặp trục trặc, không ít thì nhiều trong cuộc sống lứa đôi, chứ không thể thuận hòa như những cặp vợ chồng các tuổi khác được.

Hay như tuổi Nhâm Tuất, Quý Hợi có bản mệnh là Đại Hải Thủy (nước biển rộng mênh mông), đặt cạnh Thiên Thượng Hỏa (nạp âm thủ tượng của tuổi Mậu Ngọ, Kỷ Mùi) thì lại tốt bởi Đại Hải Thủy dung nạp tất cả nước sông ngòi đổ xuống nên rất cần có Thiên Thượng Hỏa chiếu xuống làm thành cách thủy bổ dương quang. Như vậy, trong trường hợp này tưởng như khắc mà lại không xung khắc.

Luận bàn về Ngũ hành tương khắc, cổ nhân có 3 cách như sau:

Cách 1: Lấy đặc tính Ngũ hành và Âm Dương Ngũ hành làm căn bản.

Cách 2: Lấy lý tính của Ngũ hành làm căn bản (nạp âm Ngũ hành).

Cách 3: Kết hợp cả 2 cách trên.

Theo kinh nghiệm, chúng tôi chọn cách 3 làm cơ sở cho việc luận giải. Thực tế, sự tương sinh – tương khắc – tương hòa của Ngũ hành không đơn giản. Để lý giải được mối quan hệ tương sinh – tương khắc – tương hòa nào đó, nếu chỉ lấy đặc tính của Ngũ hành và Âm – Dương Ngũ hành làm căn bản sẽ dễ dẫn đến kết luận phiếm diện. Nếu chỉ lấy lý tính của Ngũ hành làm căn bản sẽ có nhiều trường hợp người đoán giải đành chịu bó tay. Vì vậy, khi xét về Âm Dương Ngũ hành bạn đọc nên lưu ý nguyên tắc:

  • Lấy đặc tính của Ngũ hành làm căn bản.
  • Lấy Âm Dương Ngũ hành làm căn bản.
  • Lấy lý tính của nạp âm Ngũ hành làm căn bản.

Cần lưu ý, khi luận giải về tương sinh – tương khắc – tương hòa hoặc quy luật chế hóa của Ngũ hành, người đoán giải phải phải linh hoạt, không được tuân thủ một cách máy móc, tùy theo từng trường hợp, mà có sự linh hoạt, không vì quá coi trọng một yếu tố nào mà đưa ra lời kết luận phiến diện, dẫn đến lời luận giải thiếu chính xác, thậm chí còn bế tắc.

Qúy khách hàng có thể tham khảo một số sản phẩm đá phong thủy Phong thủy shop cung cấp dưới đây và lựa chọn món đồ phù hợp giúp tăng khí vận, thuận lợi trong làm ăn và tăng cường sức khỏe cho bản thân:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về Ngũ hành tương khắc| Quy luật và sự ảnh hưởng của nó tới cuộc sống. Nắm được quy luật vận động của đất trời để biết được ưu nhược điểm của bản thân mà từ đó tìm cách khắc phục, thuận theo tự nhiên mà sống, nhờ vậy cuộc sống được an nhàn, hạnh phúc về sau.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top Car News Car News